Cái gì ở đâu cơ

Bởi Anh-Duc Hoang, To Thuy Diem Quyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Anh-Duc Hoang, To Thuy Diem Quyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Nhức đầu căng cơ là dạng đau đầu phổ biến nhất, thường xảy ra ở những người bị stress, lo âu kéo dài hoặc làm việc lâu ngày trong một tư thế cố định. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, vậy khi bị đau đầu căng cơ phải làm sao?

Đau đầu là một triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, nhức đầu căng cơ là tình trạng căng ra của các cơ trên vùng đầu và cổ, với một số đặc điểm sau:

  • Có thể là cơn đau đầu căng cơ nhất thời, sau đó tự khỏi;
  • Có thể là bệnh mạn tính, tái phát nhiều lần;
  • Thường gặp ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành;
  • Cơn nhức đầu căng cơ kéo dài từ 30 phút đến vài ngày;
  • Bệnh kéo dài có nguy cơ gây stress và trầm cảm.

Đối mặt với những cơn đau đầu căng cơ, nhiều bệnh nhân rất lo sợ cho rằng bản thân đang mắc một căn bệnh thần kinh - sọ não nghiêm trọng. Ngược lại, một số người chủ quan, tự tìm cách điều trị bằng thuốc đông/tây y hoặc thực phẩm chức năng. Cả hai trường hợp đều để lại hậu quả xấu cho người bệnh, cơn nhức đầu căng cơ không đỡ, tái diễn ngày càng trầm trọng dẫn đến căng thẳng kéo dài, thậm chí là suy kiệt thần kinh.

Đau đầu căng cơ là gì?

Một trong những yếu tố khiến cơn đau đầu căng cơ khởi phát là do tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều các chất sau đây:

  • Tyramine: Có nhiều trong phô mai, nho khô, chế phẩm lên men của đậu nành và các loại men rượu;
  • Monosodium glutamate: Đây là loại chất dùng làm phụ gia thực phẩm, chẳng hạn như bột ngọt;
  • Cafein: Một lượng cafein nhất định có thể giúp con người tỉnh táo, song nếu nồng độ cafein trong cơ thể dao động bất thường dễ gây đau đầu.

Ngoài ra, những người thường bỏ ăn sáng hoặc ăn trưa thường hay bị đau đầu ngay sau khi dùng bữa do khoảng thời gian giữa các bữa ăn quá xa.

2.1. Thói quen sinh hoạt

Đau đầu do căng cơ cũng có thể là hậu quả của lối sống thiếu khoa học, chẳng hạn như:

  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều, dễ khiến đau đầu ngay sau khi thức giấc;
  • Tư thế cổ và vai khi làm việc không đúng, ngồi cúi đầu quá lâu;
  • Nằm nghỉ ngơi sai cách đầu, gối đầu quá cao;
  • Chấn thương tâm lý như stress, lo âu buồn phiền, mệt mỏi kéo dài.

Một số biểu hiện được coi là dấu hiệu của chứng đau đầu căng cơ là:

  • Cơn đau xuất phát từ hai bên đầu, đau âm ỉ, mức độ tăng dần;
  • Không theo mạch đập, không tăng khi gắng sức;
  • Cảm thấy có áp lực thắt chặt quanh đầu;
  • Căng nhức các cơ ở vai và cổ;
  • Cảm giác nặng ở đầu và mắt.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác nhức đầu căng cơ phân biệt với những nguyên nhân gây đau đầu khác là:

  • Có ít nhất 8 - 10 cơn đau tương tự như trên;
  • Thời gian từng cơn kéo dài từ 30 phút đến 5 - 7 ngày;
  • Mỗi tháng không quá 15 ngày bị đau;
  • Không buồn nôn và ói mửa;
  • Không có triệu chứng sợ ánh sáng và/hoặc không sợ tiếng ồn;

Một trong những cách giảm đau đầu căng cơ nhanh chóng và hiệu quả nhất là dùng thuốc giảm đau

Một trong những cách giảm đau đầu căng cơ nhanh chóng và hiệu quả nhất là dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ trước khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào. Điều này sẽ góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho bệnh nhân vì một số thuốc có đi kèm tác dụng phụ. Bệnh nhân nên lưu ý dùng thuốc theo chỉ định y tế để tránh nhầm thuốc, dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai hoặc người có những vấn đề sức khỏe khác cần phải chú trọng trong việc dùng thuốc.

Phần lớn các trường hợp đau đầu căng cơ có thể điều trị dễ dàng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả bằng thuốc. Song cũng có một vài ca mạn tính khó điều trị, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ.

4.2. Loại bỏ nguyên nhân khởi phát

Khi bị nhức đầu căng cơ, người bệnh cần tìm được yếu tố gây ra triệu chứng để chủ động loại bỏ dần trong thói quen sinh hoạt. Cụ thể:

  • Ăn uống lành mạnh, cân bằng:

Chỉ loại bỏ những thực phẩm là nguyên nhân chính gây ra cơn đau đầu, không cần kiêng khem quá mức để đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra nên bổ sung thêm nhiều trái cây và rau củ, không uống rượu và hút thuốc lá.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi:

Phân bố lịch học tập và làm việc phù hợp, sắp xếp có thời gian cho sức khỏe hồi phục. Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ mỗi đêm và nghỉ trưa ngắn giữa giờ.

Lo âu, áp lực, stress không chỉ gây hại đến sức khỏe thể chất, mà còn tác động lên tinh thần, trong đó có nhức đầu căng cơ. Do đó nên giữ thái độ sống tích cực, biết chấp nhận, hài lòng với thực tế cũng như giải tỏa tâm lý nặng nề, dễ chán nản.

  • Điều chỉnh tư thế hợp lý:

Nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân,... là những đối tượng có nguy cơ bị nhức đầu căng cơ do làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Nên chú ý giữ đầu thẳng giữa hai vai, không cúi đầu về trước quá nhiều để ngăn ngừa các cơ bắp ở đầu và cổ bị căng thẳng, từ đó hỗ trợ giảm chứng đau đầu căng cơ.

  • Vận động thể chất và luyện bài tập thư giãn:

Cách giảm đau đầu căng cơ hiệu quả, dễ thực hiện và áp dụng được cho mọi đối tượng bao gồm: chơi thể thao, tập thể dục, dưỡng sinh, xoa bóp, massage, tập yoga hoặc thiền để thư giãn tinh thần.

Chuyên khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã chẩn đoán và điều trị thành công các bệnh thuộc chuyên ngành thần kinh - sọ não, trong đó bao gồm chứng nhức đầu căng cơ, chóng mặt, tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ, đau đầu do căng thẳng,... cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân.

Với đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm thực tiễn, đơn cử là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chu Hoàng Vân; Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Dũng Kiên, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, vô trùng tuyệt đối, Vinmec Times City đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ khám chữa bệnh toàn diện, đa dạng và đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu đau đầu căng cơ phải làm sao, vui lòng gọi đến Hotline Vinmec Times City 0243 9743 556 để được tư vấn chi tiết hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Amidan bao gồm 6 khối nằm vây quanh cửa hầu và xếp thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu [vòng Waldayer]: Amidan vòm [VA], Amidan vòi, Amidan khẩu cái [amidan], Amidan lưỡi.

Amidan vòm [VA]

Chỉ có 1 khối hình tam giác nằm ở vòm họng và có thể phát triển theo thành sau họng mũi. Đây là hạch bạch huyết lớn nhất cơ thể. Không giống với amidan khẩu cái, amidan vòm không được bảo phủ bởi lớp biểu mô phía trên. Không những thế, amidan vòm còn nằm ở vị trí của ngõ ra vào của hầu họng. Do đó, amidan vòm rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Trong đó, tác nhân gây bệnh hay gặp nhất là virus gây. VA được hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 của thai kỳ và phát triển đầy đủ ở trẻ sơ sinh. VA trở thành nơi cư trú của vi khuẩn ngay từ tuần lễ đầu tiên sau khi sinh. VA to lên trong thời kì phát triển của trẻ cho đến 6 - 7 tuổi, nhằm tạo miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus, dị nguyên và các chất kích thích trong thức ăn và không khí. Sau đó VA thường thoái triển dần và trước dậy thì teo nhỏ lại.

Amidan vòi

Gồm 2 amidan, nằm ở hai bên phải và trái, quanh lỗ vòi tai, ngay dưới vòi Eustache. Đây là amidan có ít tổ chức Lympho và ít được chú ý đến khi nhắc đến amidan.

Amidan khẩu cái [amidan]

Gồm 2 amidan hình ô van màu hồng, có kích thước to nhỏ tuỳ vào độ tuổi. Amidan khẩu cái nằm ở hai bên phải và trái, trong hố amidan của thành bên họng. Đây là amidan lớn nhất trong vòng bạch huyết Waldayer và là amidan duy nhất có thể quan sát bằng mắt thường khi dùng đèn soi. Amidan khẩu cái gồm 2 trụ là trụ trước và trụ sau. Bề mặt amidan gồm nhiều hốc sâu và được bao phút bởi biểu mô phủ phía trên. Đây là nơi thực hiện chức năng chính của amidan và cũng là nơi vi khuẩn và virus xâm nhập gây nên tình trạng viêm amidan.

Amidan lưỡi

Chỉ có 1 khối, nằm ở đáy lưỡi. Cũng giống như Amidan vòi, đây là nơi tập trung ít tế bào Lympho nhất trong vòng bạch huyết Waldayer và cũng ít được nhắc đến.

Vòng Waldeyer  được hình thành trong thai kỳ và phát triển đầy đủ khi trẻ chào đời. Các khối amidan phát triển nhanh về khối lượng từ lúc 1 – 2 tuổi và đạt đỉnh cao lúc 3 – 7 tuổi, sau đó teo dần.

Các amidan có cấu tạo gồm ba lớp từ ngoài vào trong như sau:

  • Biểu mô phủ : Là lớp biểu mô nằm trên bề mặt của amidan. Lớp biểu mô này có chức năng che chắn, bảo vệ và loại bỏ các tác nhân gây bệnh bám trên bề mặt amidan.

  • Mô liên kết: Phía bên dưới lớp biểu mô phủ là một lớp mô liên kết mỏng giàu mạch máu giúp nuôi dưỡng amidan.

  • Hạch bạch huyết: Lớp trong cùng của amidan là các hạch bạch huyết. Đây là phần quan trọng nhất của amidan giúp chúng có khả năng tiết ra các Immunoglobulin, là các kháng thể tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh

Video liên quan

Chủ Đề