Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo đọc hiểu

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Sách giải văn 12 bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc [Ngắn Gọn], giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 12, sách giải ngữ văn lớp 12 bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 12 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 12, giải bài tập sgk văn 12 đạt được điểm tốt:

   Trần Đình Hượu [1926 – 1995] quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại.

   Các tác phẩm chính: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930 [1988], Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại [1995], Đến hiện đại từ truyền thống [1996], Các bài giảng về tư tưởng phương Đông [2001],v.v…

   Năm 2000 ông được Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.

   Văn bản dưới đây trích từ phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống. Nhan đề do người biên soạn đặt.

   Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam trên các cơ sở: tôn giáo, nghệ thuật [kiến trúc, hội họa, văn học], ứng xử [giao tiếp cộng đồng, tập quán] , sinh hoạt [ăn, ở, mặc]. Những mặt tích cực và hạn chế của mỗi đặc điểm được trình bày đan xen tạo cho bài văn có sự uyển chuyển, nhẹ nhàng.

   → Đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để tiếp tục những giá trị đó trong thời kì hiện đại.

   Đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam: giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện [tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt] với tinh thần chung: thiết thực, linh hoạt và dung hòa.

   “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ…Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.

   Đặc điểm này nói lên thế mạnh của vốn văn hóa dân tộc: tạo ra cuộc sống thiết thực bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng thanh lịch sống có tình nghĩa có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

   Các ví dụ:

   – Các công trình kiến trúc nổi tiếng: Chùa Một Cột, kiến trúc Cung đình Huế, Hoàng thành Thăng Long…

   – Chiếc áo dài nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

   – Các câu tục ngữ, ca dao: “Người thanh nói tiếng cũng thanh / Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”…

   Hạn chế của vốn văn hóa dân tộc:

   – Tôn giáo, nghệ thuật: Ít quan tâm đến tôn giáo nên tôn giáo không phát triển, không có các công trình kì vĩ, tráng lệ.

   – Quan niệm về lí tưởng: không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, chấp nhận cái gì vừa phải, không ca tụng trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo.

   Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống của Việt Nam: Phật giáo, Nho giáo.

   Người Việt Nam đã tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.

   Ví dụ trong văn học:

   Quan niệm về vấn đề nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:

   Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

   Câu thơ của Nguyễn Trãi có sự kế thừa từ tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử.

   Nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên mặt tích cực của văn hóa Việt Nam. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó khẳng định được sự khéo léo, uyển chuyển của người Việt trong việc tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam.

   Có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác chân chính dân tộc đó… là dân tộcViệt Nam có bản lĩnh” bởi: dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức, đồng hóa nên chúng ta không thể trông cậy vào khả năng tạo tác [sự sáng tạo của dân tộc].

   Chúng ta tiếp thu nhưng không hề rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác. Thực tế lịch sử, văn hóa và văn học đã chứng minh:

   – Chữ viết: Sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán để khẳng định bản sắc dân tộc.

   – Văn học: Sáng tạo các thể thơ dân tộc đi đôi với việc vận dụng, Việt hóa các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, thể thơ tự do, phóng khoáng của phương Tây…

   Chọn một trong các vấn đề để viết bài luận.

   Gợi ý đề 1: Anh [chị] hiểu thế nào là truyền thống “tôn sư trọng đạo” – một nét đẹp của văn hóa Việt Nam? Trình bày những suy nghĩ của anh [chị] về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay?

   – Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ: tôn sư trọng đạo.

   – Tôn sự trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

       + Từ xưa nhân dân ta rất quý trọng việc học hành. Thầy giáo được cả xã hội quý trọng và được đặt vào vị trí cao nhất.

       + Trải qua các thời kì lịch sử nhân dân ta vẫn giữ gìn truyền thống cao đẹp này.

       + Dẫn chứng: các tấm gương thầy giáo mẫu mực: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

   – Ngày nay truyền thống đó đang được phát huy một cách tốt đẹp.

       + Đảng và nhà nước có nhiều chính sách tích cực để khuyến khích Giáo dục.

       + Người thầy vẫn được đề cao và coi trọng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” [ thủ tướng Phạm Văn Đồng].

       + Bên cạnh đó, vẫn còn một số hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc: vô lễ với thầy cô, học chống đối với thầy cô…

   – Liên hệ bản thân: giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

A. Đất nước ta trù phú, tươi đẹp

B. Đất nước ta văn minh, phát triển 

C. Đất nước ta đã tìm thấy chân lí cho mình      

D. Tất cả các đáp án trên

A. Đất nước ta trù phú, tươi đẹp

B. Đất nước ta văn minh, phát triển 

C. Đất nước ta đã tìm thấy chân lí cho mình      

D. Tất cả các đáp án trên

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.” [ Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu] Câu 1. [0,5 điểm] Nêu phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên. Câu 2. [0,5 điểm] Xác định thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn văn. Câu 3. [1,0 điểm] Đoạn văn thể hiện nội dung gì? Đặt nhan đề cho đoạn văn. Câu 4. [1,0 điểm] Hãy chứng minh nhận định: Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.

giải hộ mình ạ

Căn cứ nội dung và những từ ngữ được lặp lại nhiều lần.


Tuyennsinh247 tiếp tục gửi đến các em học sinh đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn theo cấu trúc mới năm 2014 có đáp án được cập nhật thứ hai ngày 19/5/2014. Các em tham khảo dưới đây.

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU [3điểm]

Đọc đoạn văn sau:

Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.

[ Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu]

1. Đoạn văn trên có đặc điểm của phong cách ngôn ngữ gì? Về hình thức cấu trúc, nó thuộc kiểu đoạn văn gì? [1 đ]

2. Đoạn văn thể hiện nội dung gì? Hãy nêu ra 3 từ mà anh/ chị cho là chứa đựng chủ đề đoạn văn? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn? [1 đ]

3. “Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ” – Theo anh/ chị, đây là ưu điểm hay nhược điểm của con người Việt Nam? Diễn giải ngắn gọn? [1 đ]

PHẦN II: VIẾT [7điểm]

Câu 1: [3.5đ]

Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, khi nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm của ông về cuộc sống: “ Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, nhân vật tiên cờ Đế Thích có nói: “Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư?”.

Những quan niệm về cuộc sống như thế vẫn tồn tại trong xã hội hôm nay. Theo anh/ chị, quan niệm sống nào là phù hợp với thực tế đời sống? Hãy viết bài văn để bày tỏ ý kiến của mình?

Câu 2: [3.5đ] Chọn một trong hai đề sau:

Câu 2a: Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”.

Bằng một vấn đề nhân sinh trong một truyện ngắn hiện đại, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2b: Nhà thơ Lưu Trọng Lư cho rằng: “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”

Anh/ chị hãy phân tích một câu thơ mà anh chị yêu thích để làm rõ câu nói trên.

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp môn Văn hệ THPT năm 2014

Câu 1: Đoạn văn trên có đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học. Nó thuộc kiểu đoạn văn diễn dịch.

Câu 2: Đoạn văn trên nêu lên một đặc điểm của văn hóa Việt Nam, đó là quan niệm về cái đẹp vừa xinh, vừa khéo, duyên dáng, thanh lịch.

Ba từ: cái đẹp, xinh, khéo.

Nhan đề: Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam.

Câu 3: Thí sinh trình bày ý kiến theo suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân: đó có thể là ưu điểm, có thể là nhược điểm. Phương án tối ưu là thí sinh thấy được cả mặt ưu và nhược điểm củađặc điểm đó trong văn hóa Việt Nam. Chú ý: diễn đạt ngắn gọn hàm súc

PHẦN II: VIẾT [7điểm]

Câu 1: [3.5 đ]

Thí sinh biết cách viết văn bản NLXH bày tỏ quan điểm của mình về hai câu đối thoại của Trương Ba và Đế Thích. Phương án tối ưu là thí sinh vừa đánh giá được thực tế đời sống, vừa đưa ra những quan điểm đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống: cần trung thực, sống thật với chính mình, tránh lối sống giả tạo, vay mượn. Liên hệ bản thân là điều quan trọng.

Câu 2:

Câu 2a: Bài viết cần thể hiện được:

-         Hiểu câu nói: nhà văn mượn các chi tiết, cảnh ngộ của nhân vật để chuyển tải quan niệm về cuộc sống và con người.

-         Vấn đề nhân sinh trong truyên ngắn: Vần đề mưu sinh, hạnh phúc, đau buồn. tình thương, bi kịch của con người… Chọn truyện ngắn phản ánh sâu sắc được những vần đề trên.

-         Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề tác giả phản ánh.

-         Đánh giá nghệ thuật của truyện ngắn dùng làm ngữ liệu.

Câu 2b: Bài viết thể hiện được sự am hiểu những kiến thức lý luận văn học về thơ:

-         Sức gợi: Gợi ý nghĩa, gợi hình ảnh, gợi cảm xúc, gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc…

-         Câu thơ chọn làm ngữ liệu phải tiêu biểu, nhiều tầng ý nghĩa, giàu sức gợi.

-         Khi phân tích câu thơ cần chú ý phân tích các yếu tố: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc… thì mới đi đến hiểu được sức gợi của câu thơ.

Tuyensinh247 liên tục cập nhật đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn năm 2014. Các em thường xuyên theo dõi trên Tuyensinh247.com.

Nguồn Dethi.violet

Xem thêm tại đây: Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2022 - Tất cả các môn

Video liên quan

Chủ Đề