Cái đầu lạnh trái tim nóng là gì

Người ta thường dùng cụm từ “đầu lạnh, tim nóng” như một cách hiểu bình dân hơn của trí tuệ cảm xúc. Theo đó, chúng ta cần tỉnh táo để hành xử có chừng mực, đó chính là “đầu lạnh”. Nhưng cũng cần có sự cảm thông, nhìn sự việc dưới góc độ của người khác, đó chính là “tim nóng”. Vậy trí tuệ cảm xúc là bẩm sinh hay là thứ chúng ta có thể “học” để phát triển?

4 khía cạnh của trí tuệ cảm xúc

Nguồn: Internet

Trí tuệ cảm xúc [emotional intelligence, viết tắt là EI] là khả năng nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, từ đó sử dụng nhận thức này để kiểm soát hành vi và các mối quan hệ xung quanh. Cụ thể, trí tuệ cảm xúc biểu hiện qua 4 khía cạnh sau đây:

- Tự nhận thức: Khả năng nhận diện, quan sát trạng thái diễn biến cảm xúc của chính mình

- Kiểm soát bản thân: Sử dụng nhận thức về cảm xúc để linh hoạt và tích cực định hướng hành vi

- Nhận thức xã hội: Khả năng tiếp nhận chính xác cảm xúc của người khác và hiểu điều gì đang thực sự diễn ra

- Quản lý mối quan hệ: Khả năng sử dụng nhận thức về cảm xúc của chính mình và người khác để quản lý thành công các tương tác.

Như vậy, EI có thể được hiểu như một kỹ năng nhằm phát triển các mối quan hệ xã hội tốt đẹp thông qua việc thấu hiểu bản thân và cảm thông với những người xung quanh. Hiển nhiên, chúng ta đều mong muốn được mọi người yêu quý, nhưng để đạt được điều này thật sự là một thử thách lớn. Bởi lẽ mỗi người đều có cái tôi và tiếng nói nội tâm riêng. Hiểu được bản thân đã là điều khó, cảm thông với cảm xúc hay hành động của người khác lại càng khó hơn, đặc biệt khi chúng ta đang nóng giận và đối phương sẵn sàng “gây chiến”. Do đó, học cách hiểu và điều chỉnh cảm xúc cá nhân là một kỹ năng cần thiết trong mọi tình huống giao tiếp.

EI có thể được phát triển như thế nào?

Nguồn: Internet

Khác với chỉ số thông minh [IQ], phần lớn thuộc về thiên bẩm và ít thay đổi được, trí tuệ cảm xúc [EI] lại là một nhân tố có thể phát triển, cải thiện thông qua việc luyện tập và không giới hạn về tuổi tác. Ngày nay, tại các quốc gia phát triển, ngày càng có nhiều khóa học giúp phát triển trí tuệ cảm xúc. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng có thể tự cải thiện trí tuệ cảm xúc bằng những phương thức như sau:

1. Nhận biết các cảm xúc tiêu cực

Xác định được những cảm xúc khiến tinh thần chúng ta đi xuống là bước quan trọng đầu tiên trong việc kiểm soát cảm xúc. Có một số mẹo giúp chúng ta thực hiện việc này dễ dàng hơn. Thứ nhất, khi ai đó khiến bạn buồn hoặc dùng lời lẽ nặng nề với bạn, đừng phản ứng với họ ngay lập tức. Hãy tạm thời lánh khỏi tình huống nóng giận này và dành một chút thời gian để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời khôn khéo hơn. Thứ hai, đừng vội vàng đưa ra kết luận, hãy tự vấn lại bản thân, ngay khi các suy nghĩ tiêu cực bắt đầu nhen nhóm. Thứ ba, khi xảy ra mâu thuẫn với người khác, hãy thử xem xét vấn đề trên góc độ của họ và tìm hiểu điều gì khiến họ cư xử như vậy. Sau đó, hãy thử xem lại thái độ của bạn đã thay đổi thế nào khi bạn bắt đầu đồng cảm.

2. Tự đánh giá

Trước khi quan sát và tìm hiểu người khác, hãy quan sát chính bạn. Điều này có nghĩa là để phát triển trí tuệ cảm xúc, chúng ta cần đánh giá bản thân một cách khách quan. Hãy thử thách bản thân thường xuyên bằng những câu hỏi như:

  • Tôi có đang suy nghĩ đúng cách không?
  • Hôm nay tôi đã sử dụng những từ ngữ đó có nên hay không?
  • Tôi sẽ phản ứng thế nào nếu tôi ở vị trí của anh ấy/ cô ấy?
  • Còn cách nào khác để nhìn nhận vấn đề này không?
  • Tôi có đang đi đúng hướng hay không?

3. Tự thể hiện

Tự thể hiện có nghĩa là ngoài việc hiểu về bản thân, chúng ta cũng cần chủ động trong việc bày tỏ những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân thông qua giao tiếp. Việc truyền đạt suy nghĩ của bản thân tới người khác một cách tự nhiên và dễ hiểu cũng giúp chúng ta có thể đưa giải pháp và tự điều chỉnh hành vi của mình.

4. Kiểm soát căng thẳng

Kiểm soát căng thẳng và kiểm soát cảm xúc luôn có một mối liên hệ mật thiết. Vì vậy, chúng ta có thể cải thiện trí tuệ cảm xúc bằng việc kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

Có một vài kĩ thuật đơn giản mà bạn có thể tự áp dụng để kiểm soát căng thẳng:

  • Vỗ nước lạnh lên mặt rồi quay trở lại làm việc, nước mát có thể khiến bạn giảm bớt lo âu và cảm thấy sảng khoái hơn
  • Tránh sử dụng các chất cafein và thuốc lá trong những giai đoạn căng thẳng, dù nhiều người lạm dụng các chất này khi căng thẳng, nhưng tốt nhất bạn nên tránh xa những chất kích thích như vậy khi cảm thấy lo lắng
  • Dành thời gian nghỉ ngơi khi những áp lực công việc đang đè nặng tâm trí bạn và ảnh hưởng tới hành vi cảm xúc của bạn, hãy dành thời gian cho gia đình và tĩnh tâm trở lại trước khi quay về và giải quyết những căng thẳng đó một cách có hiệu quả hơn. 

5. Đồng cảm như một thói quen hàng ngày

Đồng cảm là sức mạnh để nhìn thế giới bằng con mắt của người khác và đồng cảm cũng là một khía cạnh không thể thiếu của trí tuệ cảm xúc. Chúng ta có thể bắt đầu thói quen đồng cảm từ chính ngôi nhà của mình, như một tờ note “Cảm ơn” để lại cho những hành động yêu thương, hay những cuộc nói chuyện trút bầu tâm sự của các thành viên trong gia đình giữa những bộn bề cuộc sống. Tại nơi làm việc, hãy thử lắng nghe suy nghĩ của một người đồng nghiệp mà không phán xét, hoặc bỏ qua cho những câu nói nặng lời của một người đang quá căng thẳng.

Làm chủ được trí tuệ cảm xúc cũng là làm chủ được bản thân trong các mối quan hệ, nó mang lại những lợi ích không ngờ cả trong công việc và cuộc sống của chúng ta. Không những thế, trí tuệ cảm xúc còn là nhân tố mà chúng ta có thể rèn luyện cải thiện được. Việc cải thiện yếu tố này có thể thực hiện bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen, hành vi hàng ngày của chúng ta.

Thực hiện: Duyên Anh

Tham khảo:

Trong clip mới ra mắt, Tóc Tiên khuyên người trẻ giữ một cái đầu lạnh để can đảm vượt lên định kiến xã hội và một trái tim nóng nhiều nhiệt huyết để giữ lửa đam mê.

Trên hành trình trở thành một ngôi sao có tầm ảnh hưởng lớn, Tóc Tiên từng bị trói buộc bởi không ít con số tiêu chuẩn do xã hội đo đếm. Giống như nhiều người trẻ luôn bị ám ảnh bởi thứ hạng ở trường lớp, vị trí tại công ty, thu nhập hàng tháng...; chủ nhân hit Ngày mai chịu áp lực về bài hát triệu view, top trending, tần suất ra mắt sản phẩm mới, ê-kíp hùng hậu…

Video - 'Đầu lạnh tim nóng' Bằng một cái đầu lạnh và một trái tim nóng, người trẻ sẽ dám đối mặt với khó khăn, thử thách, bền bỉ, vừng vàng theo đuổi đam mê.

Những “bức tường số” vô hình

Bằng lối ẩn dụ để lại ấn tượng mạnh, video có sự góp mặt của Tóc Tiên đã cho thấy những áp lực mà các nghệ sĩ như cô và nhiều bạn trẻ phải đối mặt trước hàng loạt tiêu chuẩn, kỳ vọng từ xã hội. Mở đầu clip, nữ ca sĩ xuất hiện trong lồng kính dưới ánh đèn mờ ảo. Vây quanh cô là vô số màn hình hiển thị thứ hạng bài hát, lượt like, dislike thay đổi liên tục.

Bên cạnh Tóc Tiên, nhiều người trẻ khác cũng mắc kẹt trong lồng kính với những áp lực riêng. Họ phải quay cuồng với số bài kiểm tra mỗi ngày, số tiền lương nhận được hàng tháng, số đo vòng eo trên chiếc thước dây… Chân thật hơn cả là lời phán xét, bàn tán, xì xầm vang vọng, bủa vây nữ ca sĩ và từng nhân vật. Mỗi câu là một sợi dây trói buộc người trẻ, khiến họ luôn cảm thấy căng thẳng và kiệt sức.

Tóc Tiên tái hiện nhiều áp lực mà cô phải chịu trong sự nghiệp âm nhạc.

Tương tự những lồng kính trong clip, ở cuộc sống thực, những con số tiêu chuẩn do xã hội đặt ra đã tạo nên những bức tường vô hình, kìm hãm cái tôi bên trong mỗi người trẻ. Mải miết chạy theo những con số ấy, nhiều người trẻ dần đánh mất chính mình và bỏ bê ước mơ ấp ủ bấy lâu. Họ dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng, luôn cảm thấy căng thẳng và kiệt sức.

Những con số tiêu chuẩn từ xã hội khiến người trẻ áp lực, kiệt sức.

Công thức đầu lạnh và tim nóng

Trước nhiều áp lực đè nặng trên vai, Tóc Tiên đã chọn cách đối mặt với những lời phán xét, vượt lên trên các định kiến, tập trung theo đuổi những gì cô đam mê và mục tiêu đã vạch sẵn. Để có được dũng khí đó, nữ ca sĩ cá tính giữ cho mình cái đầu lạnh dám phá bỏ định kiến của xã hội và trái tim nóng nuôi dưỡng đam mê bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Một cái đầu lạnh sẽ giúp người trẻ đủ tỉnh táo để nhận ra đâu mới là thước đo của thành công. Thay vì mặc cảm đo đếm bản thân theo tiêu chuẩn của xã hội, người trẻ nên tự tin vào giá trị của riêng mình. Nhờ đó, họ mới có đủ bản lĩnh đối mặt mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống, tập trung cao độ đạt được những mục tiêu phù hợp với bản thân.

Tóc Tiên khuyên người trẻ giữ cái đầu lạnh và trái tim nóng để vượt qua áp lực.

Cùng với đó, một trái tim nóng còn giúp họ mở rộng lòng mình, mạnh dạn chia sẻ áp lực với mọi người xung quanh, để nhận về sự cảm thông và những lời khích lệ, động viên chân thành. Nhờ vậy, mỗi khi kiệt sức hay nản chí, người trẻ dễ dàng khơi dậy cảm hứng sống, nhanh chóng vực dậy tinh thần và lấy lại cân bằng.

Đồng thời, nuôi dưỡng một trái tim nóng đầy nhiệt huyết, người trẻ sẽ luôn giữ trong mình nguồn năng lượng tích cực, bền bỉ theo đuổi đam mê đến cùng. Mỗi khi có ý định bỏ cuộc, chính niềm khát khao chinh phục ước mơ sẽ thôi thúc họ tiếp tục nỗ lực, vững tin vào chính mình và trở nên mạnh mẽ, lạc quan hơn.

Clip của nữ ca sĩ đã truyền cảm hứng lớn đến người trẻ.

Thời lượng chỉ hơn một phút nhưng bằng thông điệp mạnh mẽ về “đầu lạnh, tim nóng”, video với sự góp mặt của Tóc Tiên đã truyền cảm hứng đến nhiều người trẻ, giúp họ thêm can đảm phá bỏ những “bức tường số” từ xã hội. Từ đó, trên hành trình chinh phục thành công, người trẻ vẫn có thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn, theo đuổi những gì mình yêu thích và gạt bớt áp lực từ kỳ vọng của gia đình, xã hội. Độc giả có thể xem video tại đây.

“Đầu lạnh tim nóng” là chiến dịch được thực hiện bởi nhãn hàng Clear, nhằm cổ vũ tinh thần và tiếp thêm động lực cho các bạn trẻ khi đối diện với khó khăn, những áp lực con số trong xã hội.

Trong đó, người trẻ cần đầu lạnh để vững vàng, tỉnh táo dám đối mặt với khó khăn, thử thách. Và tim nóng giúp người trẻ bền bỉ, kiên trì, vững vàng theo đuổi đam mê.

Để hiểu rõ hơn thông điệp “Đầu lạnh tim nóng”, độc giả có thể xem qua playlist “Thử thách 14 ngày đầu lạnh tim nóng” tại kênh YouTube của Clear.

Video liên quan

Chủ Đề