Cách xác định vấn de nghiên cứu

Để tiến hành một đề tài nghiên cứu, cần phải xác định một vấn đề cụ thể mà nghiên cứu của chúng ta tập trung vào. Các bước tiếp theo trong nghiên cứu sẽ thay đổi tùy thuộc vào vấn đề mà chúng ta lựa chọn.

Xác định vấn đề nghiên cứu là một công việc khó khăn. Tuy nhiên cuộc sống xung quanh chúng ta đầy rẫy các vấn đề. Có thể tìm vấn đề thông qua đọc tài liệu hoặc quan sát.

Lưu ý khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu:

  • Chúng ta cần phải thích thú với vấn đề. Chúng ta sẽ phải mất nhiều thời gian để thực hiện đề tài nên việc chọn một vấn đề chúng ta quan tâm sẽ giúp chúng ta có động cơ theo đuổi đến cùng.
  • Vấn đề phải có ý nghĩa thực tiễn và phải có đóng góp. Chúng ta sẽ phí thời gian nếu thực hiện một đề tài mà người khác đã làm, hoặc sẽ chẳng có ai đọc. Ít nhất đề tài của chúng ta phải đóng góp điều gì đó về lý thuyết hoặc chính sách, hoặc đem lại những hiểu biết nhất định cho người đọc.
  • Vấn đề của chúng ta phải cụ thể, không quá rộng vì chúng ta sẽ không có nhiều thời gian.
  • Chúng ta cần phải bảo đảm là có thể thu thập được những thông tin/dữ liệu cần thiết để tiến hành đề tài.
  • Chúng ta phải bảo đảm là có thể rút ra kết luận/bài học từ nghiên cứu của mình.
  • Chúng ta phải trình bày vấn đề một cách rõ ràng, chính xác và ngắn gọn.

Khi đã chọn vấn đề nghiên cứu, chúng ta cần phải trình bày và triển khai để có thể thực hiện nghiên cứu. Sau đây là các cách thức liên quan.

2. XÁC ĐỊNH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu một vấn đề là tìm ra câu trả lời cho vấn đề đó. Do vậy đặt câu hỏi là cách tốt nhất để xác định vấn đề nghiên cứu.

Câu hỏi có thể rút ra trực tiếp từ vấn đề nghiên cứu. Có thể có nhiều câu hỏi cho một vấn đề. Có thể có câu hỏi chính và câu hỏi phụ. Từ câu hỏi nghiên cứu, ta sẽ cụ thể hóa và diễn giải chi tiết thành câu hỏi điều tra. Và để có được các thông tin, số liệu cụ thể, ta cần có các câu hỏi đo lường. Sau đây là hình minh họa sự phân chia thang bậc của vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.

Cách xác định vấn de nghiên cứu

Cách xác định vấn de nghiên cứu
Cách xác định vấn de nghiên cứu

3. TIÊN ĐỀ

Nghiên cứu có thể tập trung vào một tiên đề thay vì giả thiết. Ví dụ:

Nghiên cứu tập trung vào vấn đề cung cấp nhà ở cho người có thu nhập thấp. Vấn đề nghiên cứu có thể được hình thành qua tiên đề:

  • Chính phủ đưa  ra các  chương  trình cung   cấp nhà ở cho  những  người  có thu nhập thấp
  • Nhà ở do các chương trình này cung cấp không có những tính chất cần thiết phù hợp với người có thu nhập thấp
  • Do vậy, có một sự không phù hợp giữa chương trình cung cấp nhà ở và nhu cầu nhà ở của người có thu nhập thấp

Nghiên cứu của chúng ta có thể tìm ra những điểm không phù hợp và đưa ra những kiến nghị để giải quyết vấn đề.

4. GIẢ THIẾT

Đây là các tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp diễn dịch. Đầu tiên chúng ta đưa ra một giả thiết. Sau đó dùng các thông tin, dữ liệu để kiểm tra giả thiết (bác bỏ hay chấp nhận). Giả thiết có thể rút ra từ câu hỏi. Giả thiết nên:

  • Là một câu khẳng định
  • Phạm vi giới hạn
  • Là một câu phát biểu về mối quan hệ giữa các biến số
  • Có ý nghĩa rõ ràng
  • Phù hợp với lý thuyết
  • Được diễn tả một cách thích hợp với các thuật ngữ chính xác

5. NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VẤN ĐỀ

Thay vì nghiên cứu để trả lời câu hỏi hay kiểm định giả thiết, nghiên cứu của chúng ta có thể tìm hiểu một vấn đề nào đó. Ví dụ:

  • Mục đích của nghiên cứu này là tìm   hiểu hệ  thống thuế  thu  nhập cá nhân ở Nhật Bản và đánh giá theo hướng tìm ra những khía cạnh có thể áp dụng để cải thiện hệ thống thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
  • Mục đích của nghiên cứu này là xem xét và đánh giá hệ thống tiêu chuẩn nước thải ở Đức có thể áp dụng ở Việt Nam hay không

6. ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Phần này giúp chúng ta đánh giá vấn đề nghiên cứu. Có thể xem xét có nên theo đuổi một vấn đề bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây:

Về tầm quan trọng của đề tài

  • Có phải là một vấn đề quan trọng không?
  • Có cụ thể không?
  • Có ý nghĩa về chính sách không?
  • Có ý nghĩa về lý thuyết không?
  • Có ý nghĩa về phương pháp không?
  • Có phù hợp với chuyên ngành mà chúng ta theo học không?

Về sở thích cá nhân

  • Chúng ta có quan tâm và hứng thú với vấn đề này không?
  • Có giúp chúng ta thăng tiến trong học tập/nghề nghiệp không?
  • Có thu hút sự quan tâm của người đọc không?
  • Có được chấp nhận trong lĩnh vực mà chúng ta đang học tập/làm việc không? về tính khả thi của đề tài
  • Có phù hợp với kiến thức của chúng ta không?
  • Có phù hợp với nguồn   tài  liệu/dữ liệu mà chúng ta có    thể  có hoặc  thu  thập không?
  • Có thể được xây dựng dựa trên lý thuyết, kiến thức và kinh nghiệm mà chúng ta có không?

 Có thể tiến hành trong điều kiện những hạn chế về thời gian, nguồn lực và tiền bạc của chúng ta không?

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

 Đây là bước quan trọng của quá trình nghiên cứu vì nếu không xác định đúng, luận án nghiên cứu sẽ khó thực hiện được. Để xác định vấn đề nghiên cứu cần từng bước làm rõ và cụ thể vấn đề lựa chọn nghiên cứu.

   Bước 1: Xác định lĩnh vực nghiên cứu

   Lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm thuộc lĩnh vực nào sau đây:

-         Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ - thương mại

-         Nền kinh tế như tổng thể, doanh nghiệp hay hộ gia đình

   Trên cơ sở đó, cần thu hệp hơn nữa để lĩnh vực nghiên cứu được cụ thể hơn.

   Đối với nông nghiệp: lựa chọn ngành cụ thể là ngành gì (trồng trọt/ chăn nuôi/ nuôi trồng thủy sản/ đánh bắt thủy sản/ lâm nghiệp…)?

   Đối với công nghiệp: lựa chọn ngành cụ thể là ngành gì (công nghiệp cơ khí/ chế tạo/ chế biến/ phụ trợ…)?

   Đối với dịch vụ: lựa chọn ngành cụ thể là ngành gì (dịch vu/ vận chuyển/ thuế/ ngân hàng…)?

   Đối với thương mai: lựa chọn ngành cụ thể là ngành gì (nhập khẩu/ xuất khẩu…)?

   Đối với nền kinh tế: lựa chọn khu vực cụ thể gì (thành thị/ nông thôn/ vùng/ địa phương…)?

   Đối với doanh nghiệp: lựa chọn đặc thù DN cụ thể gì (DN đầu tư trực tiếp nước ngoài/ DN trong nước/ DN nói chung/ DN nhỏ và vừa…)?

   Đối với hộ gia đình: lựa chọn loại hộ gia đình cụ thể gì (hộ gia đình ở vùng nông thôn/ đô thị, hộ gia đình nghèo/thu nhập cao…)?

   Bước 2: Xác định loại vấn đề nghiên cứu

   Cần làm rõ loại vấn đề nghiên cứu, tập trung vào phân tích thực trạng vấn đề nào đó hoặc/và quan hệ các yếu tố.

   Bước 3: Xách định sự cần thiết nghiên cứu

   Vấn đề nghiên cứu cần thể hiện được:

-         Giải pháp cho những vấn đề đang thách thức

-         Yêu cầu thực tiễn trong ngắn hạn và dài hạn

-         Yêu cầu của lý luận

   Bướ 4: Đánh giá tính khả thi của nghiên cứu

    Do luận án nghiên cứu thường bị giới hạn về thời gian và ngân sách thực hiên, vấn đề nghiên cứu được lựa chọn phải đảm bảo tính khả thi.

   Để đảm bảo tính khả thi, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

   Bạn có biết đến lý thuyết kinh tế học nào giải thích vấn đề nghiên cứu chưa?

   Nếu chưa, vấn đề nghiên cứu của bạn lựa chọn sẽ gặp trở ngại vì luận án nghiên cứu đòi hỏi có một chương/ phần về cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.

   Nếu có, câu hỏi tiếp theo là: Phương pháp định lượng nào để lượng hóa các vấn đề nghiên cứu?

   Bạn có thể sử dụng phân tích thống kê với các kiểm định thống kê, hoặc mô hình kinh tế lượng, hoặc phương pháp hội thảo chuyên gia, hoặc kết hợp với các phương pháp trên. Nếu bạn chưa hình dung được phương pháp định lượng nào, tính khả thi của nghiên cứu sẽ hầu như rất thấp hoặc chất lượng nghiên cứu sẽ không cao. Với luận án nghiêu cứu mà thiếu phương pháp định lượng thì hàm lượng khoa học sẽ thấp và không đủ tính thuyết phục để đi đến các kết luận và gợi ý chính sách.

   Nếu bạn trả lời có phương pháp định lượng rồi, thì câu hỏi tiếp theo sẽ là: Loại dữ liệu nào cần thu thập và có khả năng thu thập được hay không?

   Loại dữ liệu chủ yếu của luận án nghiên cứu bao gồm: Dữ liệu kế thừa từ một nguồn nào đó hoặc dữ liệu do chính bạn tạo ra qua trực tiếp điều tra.

   Khi bạn trả lời được rằng bạn có khả năng thu thập được dữ liệu, tính khả thi của nghiên cứu sẽ rất cao.

   Bước 5: Trao đổi với bạn bè/ chuyên gia/ giáo viên hướng dẫn

   Để tính khả thi thực hiện nghiên cứu cao hơn, bạn nên tiếp tục trao đổi với bạn bè khóa trước, chuyên gia liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và nhất là giáo viên, người mà bạn dự định mời làm người hướng dẫn, để tham khảo kinh nghiệm của họ về tính khả thi của vấn đề nghiên cứu mà bạn lựa chọn.

   Bước 6: Thỏa mãn sự ưa thích/ đam mê và sở trường của người nghiên cứ

   Nếu bạn thông qua được 5 bước trên, luận án nghiên cứu bạn lựa chọn có khả năng thành công rất cao. Tuy nhiên, bạn sẽ đạt kết quả xuất sắc một khi vấn đề nghiên cứu mà bạn lựa chọn phù hợp với sở thích, thỏa mãn được những đam mê của bạn ấp ủ từ thời còn học đại học và khai thác được sở trường mà bản thân bạn có được.

   Bây giờ bạn có thể ra quyết định chọn vấn đề nghiêm cứu cho luận án của bạn.