Cách trị giun sán bằng la đu đủ

Tên tiếng việt: Đu đủ, Phiên qua thụ, Mác rẩu, Mác vá [Tày], Bẳn cà lài [Thái], Má hống, Blơ hơng [Kho], Điảng nhấm [Dao]

Tên khoa học: Carica papaya L.

Họ: Caricaceae

Công dụng: Thuốc bổ, giúp tiêu hóa tốt [Quả]. Trị giun kim [Hạt]. Chữa ho [Hoa]. Sốt rét, lợi tiểu [Rễ]. Tiêu mụn nhọt [Lá]. Tàn nhang da, hắc lào [Nhựa].

A. Mô tả cây

  • Cây đu đủ cao từ 3 đến 7m, thân thẳng, đôi khi có phân nhánh. Vỏ mang rất nhiều sẹo của cuống lá.
  • Lá mọc so le ở ngọn cây, phiến lá to rộng chia làm 6-9 thùy, thùy hình trứng nhọn, mép có răng cưa không đều, cuống lá rỗng và dài 30-50cm. Hoa trắng nhạt hay xanh nhạt, khác gốc.
  • Hoa đực mọc ở kẽ lá thành chùy có cuống rất dài. Hoa cái có tràng dài hơn tràng của hoa đực, mọc thành chùy ở kẽ lá.
  • Quả thịt, hình trứng to, dài 20-30cm, đường kính 15-20cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam. Trong ruột quả có rất nhiều hạt đen to bằng hạt tiêu, xung quanh có lớp nhầy.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Nguồn gốc cây đu đủ là vùng nhiệt đới Châu Mỹ, sau được phổ biến đi khắp nơi. Tại Việt Nam, cây đu đủ được trồng ở khắp nơi, nhưng việc trồng trên quy mô kỹ nghệ chưa được đặt ra.

C. Thành phần hóa học

Quả đu đủ chín chứa chừng 90% nước, các chất đường trong đó chủ yếu là glucoza 8,5%, một ít protêin, chất béo, một ít muối vô cơ [canxi, photpho, sắt]; vitamin a, b và c.

  • Năm 1946, solano sancedo đã nghiên cứu quả đu đủ ở Châu Mỹ thấy: axit toàn bộ 7%, axit bay hơi 1,3%, axit không bay hơi 6,1%, nước 64%, xenluloza 0,9-11%; đường 4,3-7% chất có nitơ [nx0,65] 0,6-0,86%; prôtêin tinh chế 0,35%-0,64%. Không phải protin 0,035%; pro-tein tiêu hóa được 0,38-0,47%; photpho 0,223%; canxi 0,245%; magiê, sắt, thiamin, riboflavin và vitamin C.

Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá đều chứa một chất nhựa mủ [latex] nhiều nhất ở quả xanh. Một quả xanh cho chừng 4% trọng lượng nhựa mủ. Một cây cho khoảng 100g nhựa trong 1năm. Cần lấy nhựa khi quả còn ở trên cây: dùng dao hay răng lược vạch những đường dọc trên quả [đừng vạch sâu quá] hứng lấy nhựa đã chảy ra phơi khô ở nhiệt độ 50-60o. Trong quả chín chất nhựa mủ không còn nữa mà chỉ còn thứ nhựa [résine] màu vàng đỏ. Quả chín nhựa chóng chín hơn, nhưng hạt gieo không, mọc.

Trong nhựa mủ có men papain, chất cao su, chất nhựa, các axit amin: leuxin, tyrosin, chất béo, axit malic và men thủy phân, chất mỡ, chất men papain có tác dụng làm tiêu hóa các chất thịt, protit để giải phóng các axit amin như glycocola, alanin, acginin, tryptophan.

  • Men papain tan trong nước [1 thể tích nước], bị cồn làm kế tủa, cho các phản ứng của anbumin [phản ứng biurê].
  • Trong men papain có tác giả thấy rất nhiều men peroxydaza, một ít men lipaza
  • Men papain không để dành được lâu. Sau 7 năm, men papain có thể mất tính chất làm tiêu prôtit. Người ta đã kết tinh được papain. Thành phần cấu tạo papain có 52,1% c; 7,12% h; 15%n và 1,2% s.

Trong lá, quả và hạt[chủ yếu ở lá] có một chất acaloit đắng gọi là cacpain và chất glocoxit gọi là cacpozit.

  • Công thức cacpain đã được xác định như sau:
  • Cacpain kết tinh dưới dạng khối lăng trụ đơn tà [prisme monoclinique] chảy ở 121o, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
  • Tác dụng của cacpain gần như digitalin là một thuốc mạnh tim.

Trong hạt và các bộ phận khác người ta còn thấy các tế bào chứa myrozin và các tế bào khác chứa chất kali myronat. Khi giã hạt với nước, hai chất đó tiếp xúc với nhau sẽ cho tinh dầu chứa mùi diêm sinh, hắc, giống chất isothyoxyanat allyl.

Trong rễ người ta thấy nhiều kali myronat, trong lá nhiều myrozin, trong vỏ hạt nhiều myrozin và không có kali myronat.

  • Theo hooper ht5 đu đủ có 26,3% dầu; 24,3% chất anbuminôit; 17% sợi; 15,5 hydrat cacbon; 8,8% tro và 8,2% nước.

D. Tác dụng dược lý

Men papain có tác dụng như men pepsin của dạ dày và nhất là giống men trypsin của tụy tạng trong sự tiêu hóa các chất thịt.

Nó làm một số vi trùng gram dương và gram âm ngừng phát triển. Những vi trùng như staphyllococ, vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain [Ann. Inst. Pasteur 77. 208-1949].

  • Papain còn có tác dụng làm đông sữa và có tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanbumin: 18mg papain trong dung dịch 2% trung tính được 10mg rixin là chất độc trong hạt thầu dầu [=10 liều độc rixin], 2mg papain trung tính được 4 liều độc của toxin uống ván và 10 liều độc của toxin yếu hầu. Papain còn trung tính được độ độc của ancaloit nư 12,5g papain trung tính được một liều độc của stricnin = 2,5mg.

Nhựa đu đủ được coi là vị thuốc giun ở nhiều nơi. Nó tác dụng trên giun đũa, giun kim, sán lợn [trichine] nhưng không tác dụng đối với giun móc [ankylostom]. Tuy nhiên cấn chú ý cẩn thận: lợn ăn lá đu đủ để tẩy giun thường bị xuống cân, khó vỗ béo trở lại.

  • Chất cacpain làm chậm nhịp tim, có người đã dùng thay thế thuốc chữa tim digitalis.
  • Gần đây, người ta đã phát hiện thấy hạt đu đủ có tính chất kháng sinh mạnh.

E. Công dụng và liều dùng

Quả đu đủ:

  • Đu đủ chín được coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hóa các chất thịt, các chất lòng trắng trứng.
  • Đu đủ xanh nấu kỹ với thịt gà gần đây được một số đơn vị quân y dùng điều trị bệnh loét dạ dày có kết quả. Tuy nhiên một số trường hợp xuống cân.
  • Nhân dân còn dùng nấu với những thịt cứng, cho chóng chín dừ. Quả đu đủ xanh nghiền với nước còn dùng bôi mặt hoặc tay chữa các vết tàng hương ở mặt và tay.

Nhựa đu đủ dùng làm thuốc giun nhưng cần chú ý tránh nguy hiểm đối với trẻ em và người loét dạ dày. Có khi được dùng bôi ngoài chữa trai chân và hột cơm, bệnh sang thấp [eczema] hoặc can tiểu [psoria-sis].

  • Tại Mỹ, nhựa đu đủ dùng làm trong kỹ nghệ chế bia, kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ thuốc, kỹ nghệ tơ sợi để làm cho sợi cỏ khô, kỹ nghệ làm da. Hàng năm nhập tới hơn 50 tấn nhựa.

Lá đu đủ dùng gói những thịt gà cứng để khi nấu chóng mềm, dừ. Nước sắc lá đu đủ dùng giặt những vết máu trên vải và quần áo, hoặc để rửa các vết thương, vết lở loét.

Rễ đu đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận. Có người dùng rễ đu đủ làm chế giả nhân sâm vì rễ đu đủ giống hình người, uống cũng thấy đói, ăn ngon cơm.

Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.

Đơn thuốc có đu đủ:

  • Rễ đu đủ chữa cá đuối cắn;
  • Rễ đu đủ tươi 30g;
  • Muối ăn 4g
    Hai thứ giã nhỏ. Vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau. Sau chừng nữa giờ thấy giảm đau và vài ngày sau thấy khỏi hẳn [kinh nghiệm nhân dân miền Nam].

Chú ý:

Nhựa đu đủ là một nguồn xuất khẩu tốt. Hàng năm hiện nay thế giới sản xuất khoảng 500 tấn nhựa chủ yếu là Uganda, Tangianica, Xrilanca, Ấn Độ và Brazin.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Khi bị nhiễm sán chó, các nang sán sẽ chèn ép các cơ quan và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Để điều trị sán chó, ngoài sử dụng thuốc tây bạn cũng có thể áp dụng một số cách trị sán chó tại nhà bằng các bài thuốc nam trị sán chó vừa đơn giản lại vừa hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm sán chó và cách điều trị sán chó bằng một số bài thuốc trị sán chó hiệu quả bằng thuốc Nam.

Bệnh sán chó là một dạng nhiễm trùng xảy ra do ký sinh trùng Toxocara canis thuộc giống Echinococcus. Loại ký sinh trùng này lây nhiễm vào cơ thể người qua đường truyền trung gian là chó hoặc mèo. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 3 – 10 tuổi và rất hiếm khi ảnh hưởng đến người trưởng thành.

Nổi mề đay mẩn ngứa do giun sán chó gây ra

Toxocara canis ký sinh trong ruột non của chó con từ 3 – 6 tháng tuổi. Sau đó, loại giun sán này được đào thải qua đường phân và có khả năng sinh sống bên ngoài môi trường trong thời gian dài. Nếu tiếp xúc với đất cát hoặc vật nhiễm giun sán, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh sán chó.

Một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sán chó:

  • Thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo,…
  • Không vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với đất cát
  • Không rửa sạch rau sống và nấu chín thực phẩm trước khi ăn
  • Sinh sống trong điều kiện kém, không khí, đất và nguồn nước ô nhiễm
Ảnh minh họa

Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán chó phụ thuộc vào vị trí và số lượng nang sán trong cơ thể. Bệnh lý này gây ra các triệu chứng không điển hình và không có tính đồng nhất. Triệu chứng bắt đầu khởi phát khi nang sán xuất hiện và gây tổn thương cơ quan bị nhiễm trùng. Vì vậy, biểu hiện của bệnh sán chó ở mỗi trường hợp là hoàn toàn khác nhau.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh sán chó:

  • Nổi mề đay mẩn ngứa
  • Da ngứa ngáy, nổi đỏ. Thành từng mảng lớn hoặc thấy nổi rõ sợi dài trên vùng da mỏng.
  • Ngứa dai dẳng không rõ nguyên nhân

Bên cạnh điều trị bằng các hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp tẩy giun dân gian sau đây:

Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, bên trong lá đu đủ có chứa hơn 50 các thành phần hoạt chất. Trong đó có hoạt chất karpain có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật nguy hiểm như vi khuẩn, ký sinh trùng,…

la-du-du-tri-san-cho
  • Nguyên liệu: Lá đu đủ tươi [10 lá], nước cốt canh [1/2 quả], đường [2 thìa], nước [300 ml].
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá đu đủ rồi đem xay với nước ấm, dùng rây lọc hỗn hợp lấy nước rồi thêm vào nước cốt chanh, đường đã chuẩn bị, khuấy đều là có thể dùng ngay hoặc cho vào tủ lạnh dùng cho mát.
  • Nguyên liệu: Lá đu đủ khô [50g], sả khô [30g], nước lọc [2 lít].
  • Cách thực hiện: Cho sả, lá đu đủ vào nồi rồi đổ nước vào đun sôi, sau khi sôi hạ lửa nhỏ lại đun tiếp 30 phút rồi tắt bếp, lọc lấy nước uống trong ngày.

Để điều trị giun sán cho trẻ, các mẹ nên cho bé ăn đu đủ chín thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Tốt nhất, mẹ nên cho bé ăn khi đói và ăn liên tục trong 3 – 5 ngày liền. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng nhựa cây đu đủ để trị giun sán cho trẻ cũng rất hiệu quả. Vì trong nhựa cây đu đủ có chứa lượng lớn men papain có tác dụng giúp điều trị giun ký sinh rất tốt. Tuy nhiên, hoạt chất này chỉ có tác dụng đối với những ai bị nhiễm giun sán, giun kim; sán chó hoặc sán lợn nhưng không có tác dụng đối với người bị giun móc.

Rau sam được biết đến là một trong những loại rau không chỉ có tác dụng giải nhiệt, làm mát gan mà còn hỗ trợ tẩy giun rất tốt. Người bị nhiễm sán chỉ cần sử dụng một nắm rau sam đem rửa sạch rồi giã nát; sau đó vắt lấy nước để uống. Để thuốc mang lại hiệu quả cao, người bệnh nên uống liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày.

Rau sam

Đối với trẻ con, các mẹ chỉ cần rửa sạch khoảng 50 gram rau sam tươi, rồi đem giã chung với ít muối. Sau đó vắt lấy nước và cho bé uống ít nhất 3 – 5 ngày. Mẹ có thể cho thêm một ít đường vào hòa tan để bé dễ uống hơn.

Tham khảo thông tin dược liệu về rau Sam tại đây.

Bồ công anh thường có vòng đời kéo dài từ mùa xuân sang mùa thu. Đặc biệt, lá của cây bồ công anh thường có vị đắng và có tác dụng sinh học cao hơn vào mùa thu. Bồ công anh được biết đến như một vị thuốc có tác dụng kháng viêm; chống khuẩn, chữa bệnh đau dạ dày và viêm bàng quang rất tốt. Ngoài ra, lá cây bồ công anh còn có tác dụng trị sán chó rất hiệu quả.

Cây hoa bồ công anh

Người bệnh có thể sử dụng khoảng 20 – 40 gram lá bồ công anh tươi đem rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước cốt uống. Bạn nên uống vào mỗi buổi sáng lúc đói và kiên trì uống trong vòng 3 – 5 ngày sẽ giúp tẩy sán nhanh chóng.

Bệnh sán chó có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy, cần chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh lý này bằng một số biện pháp đơn giản sau:

  • Không tiếp xúc và chơi đùa với chó, mèo hoang.
  • Cần kiểm tra sức khỏe của thú nuôi và xổ giun đều đặn.
  • Rửa sạch tay với xà phòng sau khi dọn phân chó.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay với xà phòng sau khi vui chơi – đặc biệt là khi tiếp xúc với đất cát.
  • Ngâm rửa thực phẩm với nước muối pha loãng và cần ăn chín uống sôi. Thói quen ăn uống bừa bãi không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh sán chó; mà còn gây ra một số vấn đề tiêu hóa khác.
  • Thường xuyên tắm cho thú nuôi để hạn chế ký sinh trùng và vi khuẩn ký sinh trên da và lông.

Bệnh sán chó là một dạng nhiễm trùng khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và có mức độ nguy hiểm. Vì vậy, nên chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần hoặc tìm gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Phát hiện và can thiệp sớm có thể điều trị bệnh lý này dứt điểm và phòng ngừa các biến chứng nặng nề.

  • Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  • Không tự ý áp dụng mà chưa tìm hiểu kỹ về bài thuốc cũng như nguyên nhân gây bệnh.
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Tra cứu dược liệu Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề