Mẹo chữa viêm tai giữa bang sap ong

CÁCH ĐỐT SÁP ONG CHỮA VIÊM TAI GIỮA?

Nhiều mẹ Việt cũng truyền nhau cách chữa Viêm tai giữa bằng sáp ong trên mạng xã hôi. Cách thực hiện như thế nào cho đúng cách và an toàn cho trẻ là điều mà nhiều bố mẹ quan tâm? Và nên áp dụng trong trường hợp Viêm tai giữa ở giai đoạn nào?

Trước khi thực hiện phương pháp này chúng ta lưu ý “ Tất cả các chất không sạch sẽ, không tốt khi đưa vào tai có thể gây biến chứng thủng màng tai, nhiễm trùng màng não, ảnh hưởng thính lực, điếc”. Do đó phải hết sức cẩn thận khi sử dụng sáp ong chữa viêm tai giữa.

Các bước sử dụng sáp ong chữa viêm tai giữa như sau:

Bước 1: Lấy sáp ong rừng, vắt nguyên lấy sáp bỏ mật, đun nóng cho tan ra

Bước 2: Lấy sáp ong đã đun phết lên tờ giấy mỏng [giấy trong bộ vàng hương hay có, càng mỏng càng tốt, làm nhanh lúc sáp còn nóng không nguội sẽ bị cứng lại, không làm được]

Bước 3: Chuẩn bị 1 cái ấm nước pha trà, chế tạo vòi để thổi giúp khói vào sâu trong tai, tránh sáp rớt vào tai.

Bước 4: Đốt 2-3 tờ giấy đã phết sáp ong, cháy đượm rồi thả vào ấm, đậy nắp ấm lại vừa phải hạn chế khói thoát ra [ Không che kín qua để đảm bảo giấy vẫn cháy], dẫn vòi xả khói vào ống tai ngoài.

Các bước đốt sáp ong chữa Viêm tai giữa

Phương pháp này có lưu ý quan trọng nhất là làm sao cho khói của sáp ong vào tai được nhiều nhất. Mỗi ngày xông sáp ong 2 lần, mỗi lần 5 phút. Tuần đầu làm 7 ngày liên tiếp, tuần thứ 2 làm cách ngày.

Tại sao xông sáp ong lại có thể hỗ trợ chữa Viêm tai giữa? Sáp ong được cho rằng chứa các thành phần kháng viêm kháng sinh thực vật? Nhưng liệu khi đốt lên thì còn bảo tồn được dược tính đó hay không? Theo Thạc sỹ Bác Sỹ đông y Hoàng Huy Trường - Bác sỹ điều trị phòng mạch Viên Minh Đường việc đốt sáp ong lên sẽ làm mất dược tính kháng viêm và tác dụng ở đây nhờ hơi ấm của khói sáp ong được dẫn lưu vào ống tai làm thay đổi áp lực trong ống tai giúp dịch ứ tai giữa thoát xuống mũi họng được nhiều hơn, hơi ấm tác động lên các huyệt vị trong tai giúp “Hóa ứng động Bạch cầu” đến xử lý ổ viêm tai. Các phương pháp khác như thổi hương, đốt xông khói tổ bọ ngựa, cứu các huyệt quanh tai… đều cùng cơ chế này. Và phương pháp dùng sáp ong cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ trị viêm tai giữa giai đoạn tai chớm bị xung huyết, ứ dịch. Đối với tai giữa viêm ứ mủ và chảy mủ, phương pháp này ít tác dụng.

Quan điểm của các bác sỹ Nhi khoa về phương pháp thổi sáp ong chữa Viêm tai giữa thì như thế nào?

Các chuyên gia nhi khoa không ủng hộ cách làm này. PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, viêm tai giữa là bệnh phổ biến, hầu như đứa trẻ nào cũng mắc.

Khác với viêm mũi hay sùi vòm mũi họng [viêm VA] có thể nhìn thấy được, viêm tai giữa cần phải đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi, đặc biệt bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Cấu trúc của tai rất nhạy cảm, gồm nhiều mạch máu liên quan trực tiếp đến chức năng nghe. Viêm tai giữa là viêm khu vực rất gần thần kinh trung ương nên sẽ rất nguy hiểm nếu xử lý không đúng cách.

Theo PGS Điển, nguyên nhân hàng đầu gây viêm tai giữa là do vi khuẩn, virus. Sở dĩ trẻ em dễ mắc viêm tai giữa do vòi Eustache thông từ mũi sang tai ngắn và nằm ngang khiến vi khuẩn dễ xâm nhập từ mũi và họng lên khoang tai giữa.

Vòi nhĩ trẻ nhỏ ngắn lại nằm ngang nên từ viêm mũi họng dễ viêm lên tai

Thực tế, khu vực tai, mũi, họng đều liên quan đến nhau, khi đường mũi bị phù nề, nhiều dịch nhầy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức. Nếu trẻ bị cảm, chất nhầy cũng được tiết ra ở khoang tai giữa. Mủ bắt đầu hình thành và chẳng mấy chốc khoang tai giữa chứa đầy vi khuẩn, mủ và dịch nhầy đặc.

Do đó cha mẹ đừng đưa bất kỳ thứ gì vào tai trẻ vì đây là khu vực cực kỳ nhạy cảm. Nếu các chất không sạch sẽ, không tốt có thể gây biến chứng gần là viêm nặng thêm, thủng màng tai, nhiễm trùng màng não, xa hơn sẽ ảnh hưởng chức năng nghe, điếc.

“Các bà mẹ cần thận trọng nhất là các phương pháp chưa được kiểm chứng. Đừng dại áp dụng khi mình không hiểu biết mà vẫn làm đôi khi gây hại cho con”, PGS Điển cảnh báo.

Nghiên cứu mới cho thấy, 80% nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi trong vòng 4-7 ngày không cần kháng sinh. Trường hợp cần điều trị kháng sinh, liệu trình được khuyến cáo kéo dài 7 ngày.

Hiện nay có nhiều loại thuốc nhỏ tai có thể thay thế phương pháp thổi sáp ong như: Kháng sinh nhỏ tai Foscimin, dung dịch nhỏ tai từ đông y như Vimitai, Vimitai Extra…Bố mẹ nên tham khảo ý kiến Bác sỹ trước khi sử dụng để chữa viêm tai giữa cho con. Và nên kết hợp điều trị viêm mũi họng, Viêm V.A đồng thời để tai mũi họng cùng thông thoáng thì mới khỏi Viêm tai giữa được triệt để lâu dài bố mẹ nhé.

Dung dịch nhỏ tai Vimitai là dạng bào chế hiện đại của thuốc đông y 

Nguồn:  //bachmai.gov.vn/ và //vietnamnet.vn/vn/suc-khoe và thực tế lâm sàng của các bác sỹ Đông y Phòng Khám Viên Minh Đường.

Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ em cần được chăm sóc và điều trị kịp thời. Một trong những biện pháp được nhiều mẹ áp dụng là chữa viêm tai giữa bằng sáp ong. Thế nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, không nắm được nguyên tắc điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh.

Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong là phương pháp được nhiều người áp dụng

Viêm tai giữa là tình trạng ứ dịch dạng keo hoặc lỏng trong tai giữa, có thể tự khỏi sau 6 – 12 tuần. Tuy nhiên, thực tế thì có đến 30 – 40% người bệnh không thể tự khỏi, tình trạng này sẽ thường xuyên tái phát nếu không được kịp thời khắc phục và điều trị.

Phương pháp chữa viêm tai giữa bằng sáp ong thường được áp dụng khi người bệnh có các triệu chứng như:

Đối với trẻ em

Trẻ bị viêm tai giữa có các biểu hiện:

  • Sốt thường ở 39 – 40 độ C, nếu là trẻ lớn sẽ kêu đau tai còn trẻ nhỏ thì lấy tay dụi vào tai, thường xuyên lắc đầu, khó chịu khi được đặt nằm xuống.
  • Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
  • Trẻ nôn trớ, kém ăn, quấy khóc nhiều, co giật, bỏ bú…
  • Sau từ 2 – 3 ngày, màng tai bị thủng khiến mủ tự chảy ra ngoài, trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc không kêu đau tai nữa. 
  • Các mảng dịch hoặc mủ đóng vảy xung quanh tai, trẻ mất thăng bằng thường xuyên nghiêng đầu sang một bên.

Đối với người lớn

Ở người lớn, bệnh viêm tai giữa thường có các biểu hiện như:

  • Đau tai, nhức đầu, đau tăng lên khi nằm xuống
  • Khó nghe hoặc không có phản ứng với âm thanh
  • Đau họng, giảm thính giác, thấy có thoát dịch lỏng chảy ra từ tai, thường có màu đục, vàng nhạt hoặc có mủ hôi thối.

Không phải ngẫu nhiên mà sáp ong lại nhiều người tin tưởng lựa chọn và áp dụng để chữa viêm tai giữa như hiện nay. Theo nghiên cứu, để tạo nên 1kg sáp ong, ong mật phải dùng hơn 3kg mật ong và một lượng nhỏ phấn hóa. Trong sáp ong có chứa các thành phần như: Bioflavonoids, acid phenethyl ester, caffeine, pro-vitamin A, B1, B2, D, E và nhiều khoáng chất khác.

Theo y học hiện đạp, sáp ong giàu các axit béo, este, caffeine… có tác dụng làm thuốc chữa bệnh tốt. Theo Đông y, sáp ong tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ ích trung khí, tăng cường chức năng ngũ tạng, nâng cao thể lực, trị những tổn thương do kim loại gây nên. 

Theo dân gian, sáp ong có tính kháng khuẩn, có khả năng kháng sinh, chống sưng viêm và làm ẩm tốt. Được sử dụng chữa bệnh rộng rãi nhất là viêm tai giữa và viêm họng. 

Cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong

Chính vì có chứa các thành phần kháng khuẩn, làm giảm sưng viêm nên sáp ong được sử dụng nhiều trong việc điều trị viêm tai giữa. 

Nguyên liệu:

  • 1 cuộn giấy nhỏ, 1 miếng sáp ong.

Cách thực hiện:

  • Lấy sáp ong vắt ráo, bỏ phần mật lấy phần sáp ong, đem đun nóng cho sáp tan ra [không cần thêm nước để đun].
  • Dùng phần sáp ong đã tan ra phết lên tờ giấy đã chuẩn bị, làm nhanh khi còn nóng, để nguội sáp sẽ bị cứng lại.
  • Cuốn giấy thành hình nón, chừa 1 lỗ nhỏ để kê vào tai, cho bệnh nhân nằm nghiêng, hướng phần tai bị viêm lên trên.
  • Đốt phần đầu của giấy để tạo luồng khói như điếu thuốc [không để bùng thành lửa] với mục đích xông hơi tai. 
  • Thực hiện liên tiếp 2 – 3 cuộn giấy sáp ong như vậy liên tục trong 10 ngày.

Lưu ý: Không được làm rơi sáp ong vào ống tai, để tránh tàn giấy rơi trên mặt, nên che mặt khi áp dụng phương pháp này.

Khi áp dụng phương pháp này cho người bị viêm tai giữa, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của từng người. 
  • Nếu áp dụng trong vòng một tuần mà không thấy các dấu hiệu tích cực thì nên điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu.
  • Nhanh chóng đến bệnh viện nếu thấy các dấu hiệu bất thường hay các biến chứng nguy hiểm.
  • Cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong nói riêng và các phương pháp dân gian nói chung chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh mới khởi phát. Không áp dụng cho trường hợp bệnh nặng vì có thể khiến bệnh diễn tiến nhanh và nghiêm trọng hơn. 
Các chuyên gia khuyến cáo không nên tự ý áp dụng phương pháp này

Mặc dù chữa viêm tai giữa bằng các phương pháp dân gian ít đem lại tác dụng phụ, nhưng các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên áp dụng biện pháp này. 

Thứ nhất, việc dùng sáp ong thổi vào tai dễ làm mất đường dẫn lưu mủ, khiến mủ trong tai bị ứ đọng, không thoát ra ngoài được. Lúc này chúng sẽ tạo áp lực cho màng nhĩ và các dây thần kinh ảnh hưởng đến chuỗi xương con, thủng màng nhĩ, áp-xe não.

Thứ hai, cấu trúc của tai gồm nhiều mạch máu, rất nhạy cảm và liên quan trực tiếp đến chức năng nghe. Do đó, người bệnh cần được kịp thời điều trị và xử lý đúng cách nếu không sẽ rất nguy hiểm. Trong khi đó, sáp ong không có khả năng diệt khuẩn hay điều trị nguyên nhân gây bệnh mà chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Thứ ba, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh việc chữa viêm tai giữa bằng sáp ong là hiệu quả. Nếu đưa các chất không tốt vào tai có thể gây thủng màng tai, nhiễm trùng não…  

Tóm lại, nếu có các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa thì không nên áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong mà tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám để được tư vấn và được điều trị kịp thời. Tai là vùng cực kỳ nhạy cảm, vì thế đừng dại dột mà áp dụng các biện pháp chưa được xác minh rõ ràng gây hại đến bản thân.

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Video liên quan

Chủ Đề