Cách tổ chức thông tin của bảng tính

I.Thông tin chung về mô đun

  • Tên mô đun:SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN
  • Mã mô đun: IU04
  • Loại mô đun: Cơ bản
  • Số câu hỏi trắc nghiệm: 155

II.Mục tiêu của mô đun

Kiểm tra các kiến thức cơ bản về bảng tính, cách thức tổ chức dữ liệu trên bảng tính, cách thức biểu diễn dữ liệu và tính toán với dữ liệu trên bảng tính và ứng dụng của bảng tính vào công việc văn phòng.

Về kiến thức:Thí sinh cần nắm được những kiến thức sau:

  • Hiểu và nắm được các thành phần cơ bản của bảng tính [ô cells, trang tính worksheet, dòng, cột, vùng, ]
  • Hiểu và nắm được các loại dữ liệu có thể biểu diễn được trên bảng tính: văn bản, số, ngày tháng,
  • Hiểu và vận dụng được các khái niệm về địa chỉ của ô khi thực hiện các thao tác tính toán trên bảng tính.
  • Hiểu các chức năng cơ bản của bảng tính: biểu diễn dữ liệu, tính toán với dữ liệu, liên kết dữ liệu,

Về kỹ năng:Thí sinh cần có được các kỹ năng sau:

  • Tạo lập, chỉnh sửa, định dạng và lưu các bảng tính dưới nhiều định dạng khác nhau;
  • Nhập và thao tác với dữ liệu trên bảng tính: chọn, sắp xếp, sao chép, di chuyển và xóa dữ liệu
  • Định dạng nội dung dữ liệu trên bảng tính
  • Thiết lập các công thức tính toán với dữ liệu trên bảng tính; biết sử dụng các hàm chuẩn của MS Excel cho một số mục đích đơn giản; biết cách phát hiện lỗi trong các công thức và sửa chúng; sử dụng tốt công thức đã tạo
  • Biết chọn, tạo và định dạng biểu đồ để biểu diễn thông tin một cách trực quan

III.Mô tả tóm tắt nội dung mô đun

Mô đun này kiểm tra cáckiến thức cơ bản về bảng tính, cách thức tổ chức dữ liệu trên bảng tính, cách thức biểu diễn dữ liệu và tính toán với dữ liệu trên bảng tính; sắp xếp, phân tích dữ liệu và biểu diễn trực quan dữ liệu trong bảng tính bằng biểu đồ.

IV.Khung kiến thức cần đạt được

1Kiến thức cơ bản về bảng tính
1.1Khái niệm bảng tínhKhái niệm và công dụng của bảng tính.Các bước để xây dựng và ứng dụng bảng tính thông thường: nhập và biên tập dữ liệu, công thức vào bảng tính; tính toán trên dữ liệu bằng cách áp dụng các phép tính, biểu thức, hàm; biểu diễn trực quan dữ liệu dưới dạng biểu đồ; một số ứng dụng cao cấp như phân tích dữ liệu, dự báo; in và phân phối các bảng tính.
1.2Phần mềm bảng tínhMột số phần mềm bảng tính khác nhau như: LibreOffice Calc, OpenOffice Calc, Microsoft Excel. Các thao tác thông thường trên một phần mềm bảng tính: nhập, cập nhật, biên tập dữ liệu; áp dụng các phép tính, công thức, các hàm lên dữ liệu; xây dựng biểu đồ; in kết quả.Các thành phần chính tạo nên bảng tính: ô [cell], dòng [row], cột [column], vùng [range], trang tính [worksheet], bảng tính [spreadsheet].Chức năng của một phần mềm bảng tính.
2Sử dụng phần mềm Bảng tính điện tử
2.1Làm việc với Bảng tính điện tửCác cách khởi động và thoát khỏi Bảng tính điện tử.Các thành phần trong giao diện [màn hình làm việc] của Bảng tính điện tử. Ẩn/hiện các thanh công cụ, thanh ruy-băng trên màn hình làm việc của Bảng tính điện tử.Chỉnh sửa các thiết lập để mở và lưu bảng tính như: chọn thư mục mặc định, tên tập tin mặc định, định dạng mặc định. Sử dụng chức năng trợ giúp của Bảng tính điện tử.
2.2Mở bảng tính có sẵn, tạo bảng tính mới, lưu, xóa bảng tínhMở/đóng một bảng tính có sẵn. Mở nhiều bảng tính và sắp xếp các cửa sổ để làm việc đồng thời.Sử dụng công cụ phóng to, thu nhỏ khi xem một bảng tính.Tạo bảng tính mới theo mẫu cho trước. Các kiểu tập tin dùng để lưu bảng tính.Lưu bảng tính vào thư mục với tên cũ hoặc đổi sang tên khác, bằng một kiểu tập tin khác.Chuyển từ bảng tính đang mở này sang bảng tính đang mở khác.
3Thao tác đối với ô [ô tính]
3.1Địa chỉ của ô, kiểu dữ liệuÔ: phần tử cơ bản của trang tính [chứa một phần tử dữ liệu] và cách xác định địa chỉ ô. Phân biệt khái niệm địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ tương đối của ô.Dữ liệu và kiểu dữ liệu chứa trong ô.Các kiểu dữ liệu có thể dùng trong Bảng tính điện tử.Chọn [đánh dấu] một ô, nhiều ô liền kề, nhiều ô không liền kề, toàn bộ trang tính.Biên tập nội dung, sắp xếp thứ tự các ô
3.2Xóa, sửa đổi nội dung một ô.Tìm ô theo nội dung. Thay thế nội dung ô trong trang tính.Sắp xếp các ô theo một số tiêu chí: thứ tự tăng giảm của số, thứ tự của chữ cái trong từ điển.Sao chép, di chuyển nội dung của ô
3.3Sao chép, cắt, dán nội dung của một ô, của nhiều ô bên trong một trang tính, từ trang tính này sang trang tính khác, từ bảng tính này sang bảng tính khác.Sử dụng công cụ tự động điền nội dung [autofill], công cụ sao chép [copy] để tự động sinh một dãy số [ví dụ: tự động đánh số thứ tự các dòng của một danh sách].Di chuyển nội dung của một ô, của nhiều ô bên trong trang tính, từ trang tính này sang trang tính khác, từ bảng tính này sang bảng tính khác.Thao tác trên trang tính
4Dòng và cột
4.1Chọn một dòng, một nhóm dòng kề nhau, nhóm các dòng không kề nhau. Chọn một cột, nhóm các cột kề nhau, nhóm các cột không kề nhau.Chèn một dòng, một cột vào trang tính. Xóa dòng và cột khỏi trang tính.Sửa đổi chiều rộng cột, chiều cao dòng.Ẩn/hiện, cố định [freeze]/bỏ cố định [unfreeze] tiêu đề dòng, cột.Trang tính
4.2Thêm một trang tính mới, đóng lại, xóa trang tính đang mở.Đặt tên, đổi tên trang tính.Chuyển từ trang tính này sang trang tính khác.Sao chép, di chuyển các trang tính bên trong bảng tính.Biểu thức và hàm
5Biểu thức số học
5.1Khái niệm biểu thức [expression] và ứng dụng của biểu thức. Biểu thức có chứa các địa chỉ ô liên quan.Cách dùng các địa chỉ tương đối, tuyệt đối của ô trong biểu thức.Tạo biểu thức số học đơn giản bằng cách sử dụng các phép tính số học [cộng, trừ, nhân, chia].Các lỗi thường gặp khi sử dụng biểu thức [ví dụ: #NAME?, #DIV/0!, #REF!].
5.2HàmÝ nghĩa và cách sử dụng các hàm toán học: SUM, AVERAGE, MINIMUM, MAXIMUM, COUNT, COUNTA, ROUND.Ý nghĩa và cách sử dụng hàm logic với các toán tử so sánh: =, >,

Chủ Đề