Cách tính lương theo vị trí việc làm của giáo viên mầm non

Lâu nay, thu nhập của giáo viên mầm non luôn được cho là còn thấp, chưa tương xứng với công sức giáo viên bỏ ra. Đặc biệt, với các giáo viên mới ra trường thì để có thể sống được bằng lương là điều vô cùng khó khăn.

Chính vì thế, Dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non công lập đang được Bộ GDĐT xin ý kiến đã thu hút sự quan tâm của giáo viên công lập.

Dự thảo đề xuất xếp lương giáo viên mầm non theo 4 hạng. Trong đó, chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 [từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38]. Đây là mức lương rất cao so với hiên tại.

Bảng lương mới [dự kiến] sau khi tăng lương cơ sở và thay đổi trả lương theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp để giáo viên tham khảo.  Với cách tính này, mức lương cơ sở của giáo viên mầm non thấp nhất là 2,967 triệu đồng/tháng và cao nhất là 10,208 triệu đồng/tháng.

Theo quy định, ngoài lương cơ sở, giáo viên được hưởng thêm phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC. Mức phụ cấp của giáo viên mầm non hiện tại là 35%.

Như vậy, cách tính thu nhập mới của giáo viên mầm non sẽ bằng công thức: Lương + phụ cấp ưu đãi – đóng bảo hiểm xã hội. Cách tính này đã bỏ phụ cấp thâm niên theo Luật Giáo dục mới.

Theo tính toán của phóng viên, thu nhập cao nhất có thể lên tới 12,709 triệu đồng/tháng.

Phương án xếp lương mới theo chức danh nghề nghiệp được kỳ vọng sẽ làm giảm sự chênh lệch giữa lương của giáo viên mới ra trường và giáo viên lâu năm.

Bậc lương được nâng cao

Bộ GDĐT đang xin ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương cho giáo viên công lập ở các cấp học. Theo đó, bậc lương mới của giáo viên sẽ gắn với trình độ đào tạo theo hệ thống thang bậc lương chung dành cho viên chức nhưng có phụ cấp ưu đãi nghề.

Hiện nay, lương giáo viên tại các trường phổ thông được trả theo chức danh nghề nghiệp như sau: Giáo viên tiểu học, mầm non hạng IV [từ 1,86 đến 4,06], hạng III [từ 2,1 đến 4,98], hạng II [từ 2,34 đến 4,98]; Giáo viên THCS hạng III [từ 2,1 đến 4,98], hạng II [từ 2,34 đến 4,98], hạng I [từ 4,0 đến 6,38]; Giáo viên THPT hạng III [từ 2,34 đến 4,98], hạng II [từ 4,0 đến 6,38], hạng I [từ 4,4 đến 6,78].

Việc trả lương này bộc lộ nhiều bất cập như giáo viên có bằng đại học hoặc cao hơn nhưng dạy ở mầm non, tiểu học… thì chỉ được xếp lương ở hạng thấp nên mức lương khởi điểm rất thấp, hay việc chuyển xếp thăng hạng giáo viên cũng gặp nhiều bất cập về điều kiện, tiêu chuẩn, chỉ tiêu...

Thế nhưng, theo Luật Giáo dục mới có hiệu lực, cộng với việc xếp lương theo vị trí việc làm thì xếp lương giáo viên từ 1.7 sẽ được trả về theo chuẩn, vị trí việc làm.

Cũng từ 1.7, chuẩn trình độ giáo viên sẽ được nâng lên phù hợp như giáo viên mầm non thì trình độ chuẩn đào tạo sẽ là cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học đến THPT đều là đại học sư phạm hoặc tương đương nên nếu giáo viên trên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 sẽ có thể được xếp cùng mức lương khởi điểm là như nhau, cùng ngạch, bậc lương. Điều này cũng sẽ công bằng cho giáo viên đã được đào tạo đúng chuẩn, vị trí việc làm.

Trước đây, 1 giáo viên tiểu học khởi đầu nếu trình độ trung cấp thì hệ số cơ bản là 1,86 thì với chuẩn trình độ đào tạo mới được nâng lên thành 2,34. Như vậy, ngay hệ số cơ bản, nếu so với hiện nay cũng đã gấp rưỡi. Theo cách tính lương mới đang được dự thảo, lương giáo viên tiểu học cao nhất có thể lên tới gần 11 triệu đồng/tháng [chưa tính phụ cấp ưu đãi].

Với cách tính này, lương của đội ngũ giáo viên mới vào nghề được nâng lên so với hiện nay. Những giáo viên lâu năm sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nữa, vì thế, thu nhập có thể bị giảm. Thu nhập giáo viên được hưởng sẽ đúng theo tính chất phức tạp và đặc thù nghề nghiệp và khi đó chênh lệch giữa lương của giáo viên mới ra trường và giáo viên lâu năm sẽ thu hẹp.

Điều kiện khắt khe, khó đạt

Để được xếp ở hạng I và được xếp hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78 thì có lẽ giáo viên nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, so sánh bảng điều kiện trong dự thảo thì có lẽ đây cũng là điều kiện đang ở mức rất cao. Để trở thành giáo viên hạng I, giáo viên phải đáp ứng các điều kiện theo dự thảo Thông tư Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập.

Ví dụ ở bậc tiểu học, giáo viên được xếp ở hạng I ngoài những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ khác như: Tham gia biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, học sinh tiểu học hoặc tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa khi được lựa chọn.

Giáo viên phải chủ trì các hoạt động bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của nhà trường hoặc tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp huyện trở lên. Cùng với đó, giáo viên phải tham gia đoàn đánh giá ngoài, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học từ cấp huyện trở lên; tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện trở lên.

Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên tiểu học hạng I còn quy định: Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành giáo dục tiểu học hoặc chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy; có trình độ ngoại ngữ bậc 3; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.

Ngoài ra còn rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác về phẩm chất, đạo đức, bằng khen, danh hiệu khác nữa.

“Mặc dù đã có bằng thạc sĩ nhưng nhìn bảng tiêu chuẩn giáo viên hạng I thì tôi cũng khó lòng có thể đạt được bởi không phải giáo viên nào cũng sẽ có cơ hội được tham gia đầy đủ các tiêu chuẩn trên” - cô giáo Nguyễn Loan - một giáo viên tại Thái Bình chia sẻ.

Là một giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, thạc sĩ Nguyễn Quang Thi - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng góp ý rằng, cần có những đặc cách trong xét thăng hạng cho giáo viên hiện đã làm việc từ 20 năm trở lên bởi những tiêu chuẩn thi và xét thăng hạng hiện tại rất khó để giáo viên công tác lâu năm có thể đạt được. 


Theo khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019, giáo viên là người dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…Trong đó, giáo viên tại các trường học tại Việt Nam sẽ gồm: Giáo viên là viên chức trong các trường học công lập và giáo viên ký hợp đồng lao động với các trường công lập, dân lập.

Dưới đây là chi tiết lương giáo viên năm 2022:

1. Lương giáo viên là viên chức

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 34 năm 2021 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của Nghị quyết này là lùi thời điểm cải cách tiền lương.

Theo đó, cũng giống công chức, giáo viên là viên chức trường công sẽ không được cải cách tiền lương và vẫn áp dụng cách tính lương theo công thức:

Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số lương giáo viên được quy định cụ thể tại chùm bốn Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 01, 02, 03 và 04 năm 2021 về giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở [cấp hai], trung học phổ thông [cấp ba].

Mức lương cơ sở thông thường các năm đều tăng. Tuy nhiên, năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vẫn áp dụng theo mức lương cơ sở của từ 01/7/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng [căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP].

Hiện chưa có văn bản nào ban hành hoặc đề xuất về mức lương cơ sở năm 2022. Cùng với đó, tình hình dịch Covid-19 tại nước ta vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, xã hội của cả nước.

Do đó, dự đoán năm 2022 sắp tới, mức lương cơ sở cũng không tăng. Như vậy, giáo viên vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.

Dưới đây là chi tiết mức lương “cơ bản” của giáo viên [chưa tính các khoản phụ cấp và trừ các khoản đóng bảo hiểm… khác]:

Không giống giáo viên là viên chức tại các trường công lập [ký hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được tuyển dụng theo vị trí việc làm], giáo viên hợp đồng là người ký hợp đồng lao động với các trường học [bao gồm cả trường công và trường tư], hưởng lương theo thỏa thuận của các bên nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Năm 2021, cũng vì ảnh hưởng của Covid-19 nên lương tối thiểu vùng không tăng. Các chuyên gia dự đoán, năm 2022, tình hình Covid-19 cũng hết sức phức tạp nên khả năng cao là mức lương tối thiểu vùng năm 2022 cũng không tăng.

Do đó, lương giáo viên hợp đồng trong năm 2022 có thể tăng hoặc không:

- Sẽ được tăng lương: Nếu thỏa thuận giữa giáo viên hợp đồng và các trường học có nội dung tăng lương trong năm 2022 cho giáo viên hợp đồng. Khi đó, trong năm 2022, giáo viên sẽ được tăng lương theo mức đã thỏa thuận.

- Không được tăng lương: Nếu giáo viên hợp đồng và nhà trường thỏa thuận tăng lương theo mức lương tối thiểu vùng. Dự đoán năm 2022, không tăng mức lương tối thiểu vùng nên giáo viên hợp đồng cũng sẽ không được tăng lương.

Xem thêm: Tiền lương của người lao động năm 2022 thay đổi như thế nào?

Trên đây là bảng lương giáo viên năm 2022 khi không cải cách tiền lương và dự kiến không tăng lương tối thiểu vùng. Nếu còn vấn đề gì không rõ, độc giả có thể liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

>> Toàn cảnh chính sách tiền lương năm 2022

Video liên quan

Chủ Đề