Cách tính độ nhún rèm cửa

Skip to content

Bạn đang muốn tự may rèm cửa ore nhưng lại chưa biết cách tính vải may rèm ore để mua vải cho hợp lý. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết cách tính vải may rèm ore và hướng dẫn may rèm dưới đây nhé. 

1. Cách tính vải may rèm ore

Để tính được vải dùng để may rèm ore, trước tiên bạn cần đo khung cửa để may rèm để khi may rèm sẽ chuẩn và phù hợp với không gian lắp rèm. Bạn có thể tham khảo cách tính vải may rèm ore theo cách sau: 

Cách tính vải may rèm ore đơn giản
  • Đối với cửa chính: Sau khi đo bạn cộng thêm 10 cm cho chiều cao, chiều ngang bạn có thể thêm từ 20cm đến 40cm so với khung cửa chính. 
  •  Đối với rèm cửa sổ: Ở chiều cao phía mép trên của cửa cộng thêm khoảng 10 cm. Phía bên dưới thì cộng thêm khoảng từ 30cm đến 40cm. Nếu muốn rèm chạm đất để khi vén màn sang hai bên, tránh lỡ bị hụt. Chiều ngang của rèm cửa cũng cộng thêm khoảng 20cm-30cm.
  • Các cửa sổ vuông, nhỏ khi may rèm cửa nên để cách ngưỡng cửa sổ từ 5cm đến 10cm.
  • Với các ô cửa hình chữ nhật ngang, rộng vừa nên để lớp rèm có chiều dài từ 20cm đến 50cm.
  • Khi chọn thanh kéo rèm nên chọn thanh có độ dài bằng chiều ngang cửa cộng với 20 => 30cm.

1.1 Tính chiều rộng mảnh vải may rèm

– Độ rộng vải mỏng, nhẹ, sáng màu như voan, lụa, đăng ten gấp 1.8 – 2 lần

– Thường trung bình chiều rộng mảnh vải may rèm sẽ dài gấp 2-2,5 lần độ dài thanh kéo hoặc 2-2,5 lần chiều ngang của rèm thành phẩm.

– Vải nặng, dày và màu tối như nhung, gấm… không cần phải xếp nếp nhiều, chiều rộng vải có thể chỉ gấp 2 lần.

Cách tính vải may rèm ore đẹp cho các ô cửa kính

1.2 Tính chiều dài mảnh vải may rèm

– Chiều dài mảnh vải may rèm bằng chiều cao của rèm thành phẩm dự kiến.

– Ví dụ cho các bạn khi đặt may rèm Ore cho cửa sổ có chiều ngang là 1m, chiều cao là 1,2 m. cho không gian nhà mình thì sẽ tính kích thước như sau:

Chiều rộng mảnh vải = [chiều ngang của cửa sổ 20 cm] x 2 phần chừa làm đường may và vắt sổ = [100 20] x 2 10 = 250 cm.

Chiều dài mảnh vải = chiều cao cửa, mép trên cửa sổ, mép dưới cửa sổ và phần chừa để làm đường may, vắt sổ = 120 10 20 20 = 170 cm.

2. Hướng dẫn cách may rèm ore chi tiết nhất

Sau khi tìm hiểu được cách tính vải may rèm vải ore bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu dưới đây: 

2.1 Nguyên vật liệu cần thiết để may rèm:

  • Các ore, có rất nhiều loại để cho các bạn lựa chọn nhưng thường thì hay sử dụng ore màu trắng vì loại này có giá rẻ mà dễ phối với các kiểu vải rèm khác.
  • Chuẩn bị dụng cụ để dập lỗ tròn để lồng ore
  • Mếch để may phía trên đỉnh rèm nơi lồng ore
  • Chân đỡ của thanh treo rèm và 2 cục tròn trang trí có hoa văn, thanh treo cũng màu tương tự.
  • Vải may rèm 
  • Máy may rèm 
  • Chỉ may rèm, thước đo và một số phụ kiện nhỏ

Xin mời xem thêm giá các sản phẩm rèm cửa tại đây:

Bảng báo giá rèm cửa chống nắng đẹp nhất 2020

Giá rèm vải gấm

2.2 Quy trình cắt may rèm vải ore

  • Bước 1: Đầu tiên, ta là vải cho phẳng. Sau đó tiến hành may gập mí hai bên, bề rộng mí mỗi bên khoảng 2cm là đẹp. Với bề rộng mép mí là 2cm thì ta cần gập hai lần như thế thành ra cần 4cm vải. 
May rèm theo các bước sau
  • Bước 2 chúng ta tiếp tục may gập mí phía trên và mí phía dưới rèm. Mí rèm phía dưới ta gập may 9cm, cộng thêm phần dấu mí 1cm cho thẩm mỹ. Ta dùng bàn là hơi nước là trước để may cho dễ. Mí phía trên ta gập vải 1cm, sau đó ta ép dải vật liệu màu trắng rộng 10cm lên mí vải và may hai đường chỉ chạy dọc theo dải màu trắng đó, dải vật liệu này có tác dụng tạo độ cứng để khi đục lỗ ore. 
  • Bước 3  ta tiến hành đục lỗ ore, khoảng cách giữa các lỗ ore thông thường từ 19cm đến 21cm. Tim lỗ ore ngoài cùng cách mép hông vải khoảng 7cm. Lưu ý số ore phải là chẵn vì để khi ta móc miếng nhựa trắng thì ta móc hai lỗ với nhau.
  • Bước 4 ta ghép các miếng nhựa trong suốt lại với nhau để tạo độ chun và độ lượn sóng cho rèm. Đầu hai miếng nhựa trong suốt có khuy cài nên ta chỉ việc cài nhẹ nhàng chúng đan vào nhau.
  • Bước 5 may tay vén, thường thì tay vén được tận dụng từ vải thừa khi may rèm. Chiều dài tay vén khoảng chừng 70cm, chiều rộng tầm 10cm, tay vén không thẳng vuông hình chữ nhật mà có hình hơi lượn cong.
  • Bước 6 treo tay vén vào núm treo ta cũng cần may cho hai đầu tay vén hai móc treo nhỏ. Móc treo là một dải vải gập đôi tạo thành lỗ treo, bề rộng vệt vải 1.5cm, chiều dài 10cm, gập đôi lại sau đó may đính hai múi móc treo vào đầu ta vén. 
Cách tính vải may rèm ore đơn giản

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tính vải may rèm ore và hướng dẫn may rèm tại nhà, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp quý khách hàng có thể tự thiết kế một rèm cửa đẹp cho nhà mình. Còn nếu quý vị thấy khó khăn hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn:

Địa chỉ: Số 39 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline 24/7: 0964 557 206

Email:

Website: Rèm Bạch Dương

Để sở hữu những bộ rèm cửa đẹp mắt và phù hợp với khung cửa sổ, bạn cần biết cách đo kích thước của rèm cửa sổ chính xác, vừa vặn với từng không gian nhà ở. Nhiều người thường mắc sai lầm khi chỉ ước lượng tương đối kích thước rèm dẫn tới các trường hợp “dở khóc, dở cười”. Sau đây, Go Home xin giới thiệu với các bạn cách đo kích thước rèm cửa sổ chuẩn không cần chỉnh.

Kích thước rèm cửa sổ bao gồm chiều dài và chiều rộng. Bây giờ chúng ta sẽ đi cụ thể từng cách đo chiều dài, chiều rộng của rèm cửa nhé.

1. Cách đo chiều rộng của rèm cửa

Muốn biết chính xác chiều rộng của rèm cửa sổ là bao nhiêu, bạn cần phải đo đúng chiều rộng của cửa sổ. Bạn nên chuẩn bị thước đo bằng gỗ hoặc kim loại để đo chiều rộng của cửa sổ với cách thông thường sau: đo khoảng cách giữa hai mép sườn cửa sổ.

Đo kích thước rèm cửa sổ theo chiều rộng

Đối với khung cửa sổ nhỏ, bạn cần tính chiều rộng của rèm cửa gấp 1,5 cho đến 2 lần so với kích thước của nó. Còn đối với những khung cửa sổ rộng hơn thì chiều rộng của rèm to hơn một chút.

Bạn tham khảo

Cách đo kích thước rèm cửa sổ tùy vào từng loại rèm

Cách tính kích thước chiều rộng của rèm tùy vào vị trí treo bên trong hay ngoài phòng được tính bằng công thức sau:

+ Rèm cửa đặt phía trong căn phòng: rộng hơn 2 cm so với độ mở của cửa.

+ Rèm cửa đặt phía ngoài ngôi nhà: rộng hơn khoảng 4 – 6 cm so với độ rộng của cửa sổ để rèm cửa có thể điều chỉnh dễ dàng hơn, giúp kiểm soát ánh sáng và độ che phủ tốt hơn.

Hơn nữa, đối với những mẫu rèm khác nhau, sẽ có cách tính khác nhau. Bạn cũng có thể tham khảo theo những công thức tính chiều rộng của rèm dưới đây:

+ Rèm cuốn: nhỏ hơn khoảng cách giữa hai mép sườn của cửa sổ tầm 2cm;

+ Rèm roman: bằng chiều rộng của cửa.

+ Rèm xếp nếp: chiều rộng của cửa sổ cộng thêm 25 cm.

+ Rèm ren: bằng chiều rộng của cửa thêm 25 – 30 cm.

+ Rèm ballon: gấp 1,5 – 2 lần chiều rộng của cửa sổ.

+ Rèm đuôi cá: bằng tổng chiều rộng của cửa và 2 lần chiều dọc cửa sổ.

2. Cách đo chiều dài của rèm cửa

Cách đo độ dài của rèm không hề phức tạp như bạn nghĩ đâu. Chiều dài của rèm cửa được tính bằng khoảng cách giữa hai mép cửa trên và dưới [khoảng cách giữa thanh rèm và mép rèm dưới] và kích thước rèm cửa hợp phong thuỷ.

Kích thước rèm cửa sổ theo chiều dài

Phần đầu của rèm không được tính trong tổng chiều dài của rèm. Số đo độ dài rèm gồm những vị trí không xác định rõ ràng. Còn độ dài của diềm trang trí thêm vào rèm cửa được quy định theo hình dáng của từng loại rèm khác nhau. Trong trường hợp bạn muốn trang trí thêm khoen rèm thì tính mép trên của rèm từ những vòng khoen đấy.

Tổng độ dài nói chung của rèm không nhất thiết phải tính toán xác thực và cụ thể mà nó phụ thuộc vào mong muốn và con mắt thẩm mỹ của từng gia chủ.

Dựa vào cách tính toán kích thước rèm cửa sổ mà chuyên trang Portfolio  của go home furniture hướng dẫn trên đây, hi vọng bạn sẽ lựa chọn được mẫu rèm phù hợp nhất cho gia đình mình. Chúc các bạn thành công!


7.212 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại gỗtrangtrí.vn

Thẻ bài viết: rèm cửa sổ, ý tưởng thiết kế

Video liên quan

Chủ Đề