Cách sử dụng phích nước mới mua

* Giới thiệu chung: – Phích là một đồ vật thường dùng để đựng nước nóng. Phích có thể giữ được nhiệt độ từ 80°C đến 90°C trong khoảng một ngày.

– Trong mỗi gia đình đều có ít nhất một cái phích nước.

* Cấu tạo: + Cấu tạo bên ngoài: – Vỏ của phích thường được làm bằng sắt, bằng nhựa, trang trí đẹp mắt, có tác dụng bảo quản ruột phích. – Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa. – Nút phích [nắp đậy ruột phích] thường bằng bấc [li-e] hoặc bằng nhựa. – Quai xách bằng nhôm hoặc nhựa. + Cấu tạo bên trong: – Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh, ở giữa là khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài giữ nước nóng lâu. – Những chiếc phích tốt có thể giữ được nước nóng cả ngày, rất tiện dụng.

* Cách sử dụng:

– Ruột phích là bộn phận quan trọng nhất cho nên khi mua phải chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o là tốt. Tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. – Phích mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích dễ bị nứt vỡ. Nên rót nước ấm khoảng 50°C – 60°C vào trước 30 phút, sau đó đổ đi, rót nước sôi vào. Đậy nắp kín khoảng 10 tiếng để kiểm tra độ nóng của phích. – Muốn giữ được nước nóng lâu, không nên rót đầy mà chừa một khoảng trống trên miệng phích để cách nhiệt.

* Bảo quản:

– Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn đọng trong long phích rồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thặt chặt.

– Nên để phích xa tầm tay của trẻ nhỏ để tránh nguy hiểm.

Phích nước là vật dụng quen thuộc và cần thiết cho mọi nhà.

Trong sinh hoạt hàng ngày của con người, chiếc phích nước là vật dụng không thể thiếu. Nó dùng để đựng và giữ nước nóng ở nhiệt độ từ 80°C đến 90°C trong khoảng một ngày. Để có thể phục vụ kịp thời các trường hợp cần đến nước nóng mà không cần mất công đun. Do đó mỗi gia đình đều có ít nhất một cái phích nước. Cấu tạo của phích bao gồm hai phần chính đó là: vỏ phích và ruột phích. Vỏ phích có thể được làm bằng nhựa hoặc kim loại, dùng để bảo vệ ruột phích. Ngoài ra, nhờ có lớp vỏ này mà khi bạn chạm vào phích sẽ không bị bỏng, nóng. Với nhu cầu thẫm mỹ hiện nay của người tiêu dùng, phích được thiết kế và trang trí bởi nhiều họa tiết, hoa văn kèm với đó là thương hiệu vô cùng độc đáo và đa dạng. Ruột phích được làm từ thủy tinh và tráng một lớp bên ngoài là bạc, lớp bạc này có vai trò giúp cho nước giữ được nhiệt lâu hơn. Bộ phận thứ 3 của phích cũng không kém phần quan trọng đó là nắp phích. Nắp phích dùng để che kín miệng phích, giúp cho nước cách ly với không khí bên ngoài. Chúng ta có thể thấy, nắp phích được cấu tạo 2 bộ phận. Phần lắp thứ nhất giúp đóng kín miệng phích, đối với phích bằng kim loại thì nắp phích đó bằng gỗ, còn phích bằng nhựa thì nắp phích cũng bằng nhựa có ren xoáy. Lớp ở bên ngoài có hình dạng như chiếc cốc nhỏ được đậy ở trên cùng của chiếc phích. Thông thường phích thường có hình có hình trụ dài, kích thước thân đều nhau, miệng phích nhỏ hơn. Thể tích thông thường nhất của phích thường là 300ml, có những loại có kích cỡ lớn hơn thì có thể chứa lượng nước lớn hơn lên tới 1,5 lít phục vụ cho những gia đình đông người. Trên thị trường hiện nay, tùy vào mỗi loại phích, tùy vào từng thương hiệu mà phích có giá khác nhau, nhìn chung giá dao động từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng tùy thuộc vào thể tích, mẫu mã, thương hiệu,... Nếu bạn đang muốn bảo quản phích để có thể sử dụng lâu dài bạn nên làm những cách sau nhé! Khi mua phích về, bạn không nên cho nước sôi trực tiếp vào phích luôn, thứ nhất là không đảm bảo an toàn vệ sinh, thứ 2 phích có thể vỡ. Bạn nên rửa qua phích bằng nước sạch, sau khi rửa xong bạn nên rót nước ấm khoảng 50°C – 60°C vào trước 30 phút, sau đó đổ đi, rót nước sôi vào. Đậy nắp kín khoảng 10 tiếng để kiểm tra độ nóng của phích. Muốn giữ được nước nóng lâu, không nên rót đầy mà chừa một khoảng trống trên miệng phích để cách nhiệt. Nếu sử dụng phích lâu ngày mà không vệ sinh sạch sẽ phích sẽ xuất hiện nhiều cặn ở dưới đáy ruột phích. Bạn có thể sử dụng nước giấm nóng cho vào đó lắc nhẹ và ngâm trong khoảng 15 – 30 phút, nước giấm nóng sẽ giúp cho các phần cặn bẩn dưới đáy phích bong ra, sau đó bạn đổ phần nước giấm đó đi, rửa kĩ lại với nước sạch. Hoặc vào mỗi buổi sáng trước khi rót nước mới vào phích, bạn nên đổ phần nước cũ đi và rửa sạch phích, sau đó đổ nước sôi vào và sử dụng bình thường. Ngoài ra, vì ruột phích được thiết kế bằng thủy tinh, chính vì thế khi sử dụng phích bạn nên nhẹ nhàng, tránh tình trạng vỡ phích, gây tai nạn cho người sử dụng. Nhất là gia đình có trẻ nhỏ, bạn nên đặt phích ở những nơi an toàn tuyệt đối.

Hiện nay, có rất nhiều vật dụng có khả năng giữ nhiệt được thiết kế hiện đại, song vẫn không thể phủ định được vai trò và tầm quan trọng của phích đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vì thế phích nước vẫn là vật dụng quen thuộc và cần thiết cho mọi người, mọi nhà.

[ĐSPL] bất cứ ai nếu đã sử dụng usb thì đều không tránh khỏi các trường hợp usb nhiễm virus gây ra lỗi và khiến bạn gặp một số rủi ro trong quá trình sử dụng.

2015-05-01 13:35

Cách sử dụng phích nước và bình thủy không phải ai cũng biết Cách sử dụng và bảo quản: - Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới đổ nước nóng vào, khi đổ lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải đổ từ từ, tốt nhất là chỉ đổ một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới đổ tiếp. - Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích rồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. - Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm. - Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn. Một vài mẹo nhỏ trong việc chọn và mua bình thủy được bền và đẹp lâu: Chọn mua bình thủy Khi chọn mua bình thủy, trước tiên bạn nên chọn để có được hình ảnh trang trí và màu sơn vừa ý. Sau đó, bạn thử mở nút bấc của bình thủy, nếu nút bấc bị hút nhẹ là tốt. Sau cùng, bạn mở nút ra và ghé tai nghe ở miệng bình, nếu nghe thấy trong bình có tiếng o o là bình tốt.Mua bình thủy nên kiểm tra cẩn thận bên trong. Dùng bình thủy nấu cháo nên nhớ : Khi dùng bình thủy nấu cháo bạn nhớ không được bỏ muối vào cháo, vì như thế bình thủy sẽ bị nổ dễ gây nguy hiểm. Chọn mua bình nước đá, phích đựng nước đá : Bạn giữ núm tròn trên nắp bình hoặc phích và xoay nửa vòng rồi xoay lại nửa vòng. Sau đó, bạn giở nắp lên. Nếu bình hoặc phích đi theo lên khỏi mặt đất là tốt; ngược lại, khi bạn giở nắp lên mà bình hoặc phích vẫn còn nằm nguyên thì bạn không nên chọn chiếc bình này.

Phích nước nóng là vật dụng vô cùng thân thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là các gia đình vùng nông thôn. Tuy nhiên, sử dụng phích nước nóng như thế nào cho hiệu quả và bền lâu thì không phải ai cũng biết, thậm chí có một số nguyên lý đơn giản nhưng nhiều người vẫn chưa rõ.

Mùa lạnh đã đến cũng là thời điểm nhu cầu sử dụng phích nước nóng tăng lên, vì vậy Tintuconline mời bạn cùng tìm hiểu về các nguyên lý cũng như mẹo sử dụng phích để có hiệu quả tốt, bền và an toàn nhất, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Phải vệ sinh phích nước nóng mới mua trước khi sử dụng

Phích nước nóng mới mua bạn không nên sử dụng ngay mà cần phải tiến hành vệ sinh chúng trước khi cho nước nóng vào bảo quản. Cụ thể, để làm sạch ruột phích bạn hãy dùng một chút nước rửa chén và miếng vải mềm để loại bỏ bụi bẩn, sau đó súc lại nhiều lần với nước ấm để gỡ bỏ hoàn toàn xà phòng. Khi tiến hành súc rửa phích để ý không sử dụng các vật sắc, nhọn vì chúng có thể làm hỏng lớp tráng giữ nhiệt.

Với vỏ ngoài của phích bạn nên dùng vải mềm có thấm xà phòng và nhẹ nhàng lau sạch. Khi vệ sinh phần nắp phích cần để ý làm sạch phần gioăng và các kẽ hở, vì đây là vị trí dễ bám bẩn nhất. Trước khi sử dụng đựng thức uống, bạn có thể cho nước ấm hoặc sử dụng giấm ăn vào ngâm trong phích và để qua đêm giúp gỡ bỏ mùi hôi của phích mới. 

Cách sử dụng phích nước nóng trong lần đầu tiên Sau khi vệ sinh, lần đầu tiên sử dụng phích để trữ nước nóng, bạn nên đổ một ít rồi đậy nắp lại vì nếu đổ nước quá nóng đột ngột vào phích chúng có thể tạo nên hiện tượng sốc nhiệt và làm vỡ lớp ruột. Khoảng 2 – 3 phút sau, mở phích ra và đổ nước nóng vào tiếp. Rót đến khi gần đầy miệng phích thì dừng lại và vặn chặt nắp phích để tránh nhiệt thất thoát ra ngoài làm nước mau nguội. Trong các khâu sử dụng phích thì buổi sáng bạn nên đổ hết nước cũ ra ngoài rồi mới đổ nước nóng mới vào.

Muốn phích giữ được nước nóng lâu hơn, không nên rót đầy

Đây là lý do các chuyên gia khuyên bạn nên chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nắp phích. Mục đích là để cách nhiệt giúp nước nóng được lâu hơn vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn. 

Không đặt phích gần các nguồn nhiệt lớn

Làm điều này nhằm tránh nguy cơ phát nổ, hỏng hóc của phích nước. Đơn cử nếu bạn để phích nước gần bếp lửa thì đầu tiên lớp vỏ ngoài của phích nước chủ yếu bằng nhựa rất dễ bắt nhiệt và trở nên méo mó.

Hơn nữa, nếu để gần lửa hoặc vị trí phát nhiệt lớn, phích nước có thể bị kích thích đến phát nổ rất nguy hiểm, lý do là hai lớp nhiệt trong ngoài đều nóng cộng lại là quá tải đối với những phích nước bình thường.

Tránh va đập, rung lắc mạnh

Nguyên tắc này chính là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ và sử dụng phích nước nóng an toàn bạn cần phải nhớ. Mặc dù phích nước có hai đến 3 lớp bao gồm vỏ, lớp trung gian và lõi phích. Trong đó lõi phích được cấu tạo từ 2 lớp thủy tinh tráng bạc [để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích, giữ nước nóng lâu] rất dễ vỡ.

Do đó, nếu xảy ra va đập mạnh sẽ khiến phích nước bị vỡ hỏng hoặc có thể gây nguy hiểm khi lớp ruột phích bị bắn ra ngoài. Chính vì thế muốn phích nước được bền lâu bạn hãy tránh những tác động vào nó, không được rung lắc mạnh hoặc di chuyển phích trên đường xóc mà không được bảo vệ.

Luôn để xa tầm tay trẻ em

Nhiều gia đình có thói quen để phích nước dưới gầm bàn hoặc cạnh bàn là hoàn toàn không nên. Việc này rất nguy hiểm bởi nếu để gần tầm với của trẻ thì trẻ sẽ mở và làm đổ bất cứ lúc nào. Nếu để cao hơn nhưng vẫn trong tầm với của trẻ thì càng nguy hiểm hơn vì trẻ với phích nước bị đổ có thể gây bỏng toàn thân. Với những gia đình có trẻ nhỏ thì nguyên tắc này cực kỳ quan trọng nhằm giữ an toàn cho các bé bởi trẻ luôn tò mò và thích khám phá. Những vật dụng trong gia đình nếu ở trong tầm ngắm của các bé thì chúng có thể chạm vào bất cứ lúc nào.

Chọn mua phích nước có nắp đậy an toàn

Một số loại phích nước chỉ có nắp đậy vào mà không làm gen xoay nên khi chẳng may bị đổ xuống, nước nóng sẽ tràn ra ngay rất dễ gây bỏng. Vậy nên để an toàn hơn, bạn nên chọn mua phích nước có nắp đậy xoay chặt và có 1 lượt nắp bảo vệ bên ngoài.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên thiết kế giá để phích nước [mua hoặc tự đóng] một cách chắc chắn. Nếu vô tình xảy ra va chạm, giá đựng sẽ giữ cân bằng cho chiếc phích ít bị đổ hơn là khi để nó đứng 1 mình. 

Phát hiện kịp thời phích nước bị nứt, vỡ

Phích nước ngày nay được thiết kết rất chắc chắn nên đôi khi ruột phích bị nứt, vỡ cũng không có nghĩa là nước sẽ bị chảy ra ngoài và nếu không để ý bạn sẽ không biết. Trong khi đó, nếu ruột phích bị nứt vỡ thì nước có thể tiếp xúc với lớp bạc tráng bên ngoài ruột phích, ảnh hưởng tới độ tinh khiết của nước, nếu uống phải rất không tốt với sức khỏe người dùng. 

Mẹo nhận biết phích bị nứt vỡ ruột là vỏ phích bỗng có hiện tượng nóng bất thường, nước nguội rất nhanh, khi rót nước ra có thể thấy những vảy ánh bạc lẫn trong nước. Khi đó bạn hãy quan sát, nếu phát hiện vết nứt vỡ trong lòng phích thì cần thay ngay ruột khác.

Cách vệ sinh ruột phích an toàn Vệ sinh vỏ phích bên ngoài khá dễ dàng nhưng làm sạch ruột phích dùng lâu ngày bị cáu bẩn bám vào thì phức tạp hơn và không phải ai cũng biết. Cách làm cho bạn là đổ vào ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi ngâm trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ, giấm sẽ làm cho các lớp cặn bám trong lòng phích bong ra. Sau đó bạn đổ hết nước giấm ra, các chất bẩn kết tủa, vết bám sẽ ra theo. Cuối cùng bạn tráng rửa sạch lại bằng nước nóng là xong. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gạo hoặc trà xanh làm sạch ruột phích nước bằng cách dùng một nắm gạo tẻ chưa vo/1 nắm lá trà xanh tươi bỏ vào trong phích, sau đó cho nước sôi vào và để ngâm trong khoảng 12 tiếng. Hết 12 tiếng bạn đổ cả nước cả gạo/trà xanh ra, rồi dùng nước nóng tráng lại vài lần cho sạch. Với những cách làm này chắc chắn ruột phích nhà bạn sẽ sạch bong, sáng bóng như mới và giữ được nhiệt tốt hơn gấp nhiều lần.

Theo V.K - Vietnamnet

Video liên quan

Chủ Đề