Cách ping 2 máy tính với nhau

1. Giới thiệu Ping và Tracert:
- Ping và Tracert là hai công cụ có thể được dùng khi ta muốn kiểm tra tình trạng kết nối mạng.
- Lệnh ping để kiểm tra xem một máy tính có thể kết nối tới một máy chủ cụ thể nào đó hay không, và ước lượng khoảng thời gian trễ trọn vòng đi và về của gói dữ liệu cũng như tỉ lệ các gói dữ liệu có thaể bị mất giữa hai máy.
- Lệnh Tracert dùng để kiểm tra đường đi của gói tin tới máy đó.

2. Cách thực hiện thao tác:

a. Cách ping và tracert trên Windows

i. Vào Start --> run hoặc gõ tổ hợp phím biểu tượng Window + R,cmd


ii. Ping đến website cần kiểm tra. Ví dụ cần kiểm tra trang training.vinahost.vn

iii. Tracert đến website cần kiểm tra. Ví dụ cần kiểm tra trang training.vinahost.vn

b. Cách ping và tracert trên Mac/Linux
i. Mở terminal và gõ lệnh ping đến máy chủ cần kiểm tra

Lệnh ping sẽ chạy liên tục để ngắt quá trình ping ta nhấn tổ hợp phím Ctr + C

ii. Đối với hệ điều hành Mac/Linux, lệnh tracert được thay bằng lệnh traceroute

3. Đánh giá kết quả:

a. Đánh giá sơ bộ kết quả ping:


1. Thông báo: Reply from 210.211.110.180: bytes=32 time=2ms TTL=55
Khi nhận được thông báo có dạng như trên thì có nghĩa là lệnh ping đã thực hiện thành công và hệ thống không có lỗi:
Địa chỉ IP sau từ “Reply from” cho biết máy nào đang gửi thông điệp trả lời.
bytes=32 là kích thước của gói tin ICMP được gửi đi.
time=2ms thời gian của quá trình hồi đáp
TTL=55 là giá trị “time to live” [thời gian sống] của gói tin ICMP. Hết thời gian này thì gói tin sẽ bị hủy.

2. Thông báo: Request timed out
Nếu không kết nối được với máy đích thì kết quả ping sẽ hiển thị thông báo là “Request timed out”. Có nghĩa là không có hồi đáp trả về, nguyên nhân gây ra lỗi như sau:
-Thiết bị định tuyến Router bị tắt.
-Địa chỉ máy đích không có thật hoặc máy đích đang bị tắt, hoặc cấm ping.
-Nếu máy đích khác đường mạng với máy nguồn thì nguyên nhân có thể do không có định tuyến ngược trở lại máy nguồn. Lúc này, nếu máy đích đang chạy, có thể kiểm tra đường đi về của gói tin bằng cách xem lại thông số Default Gateway trên máy đích, máy nguồn và router kết nối các đường mạng

3. Thông báo: Destination host unreachable

Thông báo cho biết không thể kết nối đến máy đích. Nguyên nhân gây ra lỗi này có thể là do kết nối vật lý của máy tính như cáp mạng bị đứt, không gắn cáp vào card mạng, card mạng bị tắt, Driver card mạng bị hư, chưa bật wifi, …

b. Đánh giá sơ bộ kết quả tracert:

Dòng 1 : là dòng kết nối giữa modem và máy tính, độ trễ tốt nhất là 1ms 1ms 1ms ! Nếu cao hơn hoặc xuất hiện dấu * hay Request timed out thì kết nối modem và máy có vấn đề !

Dòng 2: nếu vẫn là ip private thì là kết nối giữa modem và modem đánh giá tương tự dòng 1. Nếu là ip public thì là kết nối giữa modem và mạng của ISP [nhà cung cấp mạng], độ trễ tốt nhất nên trong khoảng 10-40 ms ! Cao hơn khoảng này hoặc xuất hiện dấu * hay Request timed out thì kết nối modem và mạng ISP có vấn đề !

Dòng 3 trở đi tới trace complete : là kết nối trong mạng giữa các ISP với nhau , nếu xuất hiện dấu * hay Request timed out thì kết nối trong mạng ISP có vấn đề !

4. Hướng dẫn cung cấp thông tin ping và tracert cho P.Kĩ Thuật Vinahost:

Trong trường hợp khách hàng muốn cung cấp thông tin ping/tracert hoặc P.Kĩ Thuật yêu cầu khách hàng cung cấp để kiểm tra xử lý thì khách hàng có thể chụp hình lại kết quả ping/tracert và gửi cho P.Kĩ Thuật.

a. Khách hàng sử dụng Windows

Cách đơn giản nhất là nhấn nút PrtScr trên bàn phím

Vào Start -> Programs -> Accessories -> Paint
Paint hiện ra, khách hàng có thể nhấn chuột phải rồi chọn Paste hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + V trên bàn phím lúc này khách hàng sẽ thấy hình ảnh màn hình vừa chụp hiện lên.
Save file ảnh đó lại và gửi mail đính kèm cho chúng tôi.
Lưu ý mặc định của chương trình Paint để định dạng ảnh là ".bmp" do vậy ảnh rất nặng vì thế trong khi Save ảnh nên chọn để định dạng JPG để giảm bớt dung lượng ảnh thuận lợi cho quá trình gửi ảnh.

b. Khách hàng sử dụng Mac:
Nhấn Command+Shift+3 để chụp toàn bộ màn hình rồi save lại
Nhấn Command+Shift+4 để tùy chọn chụp một phần của màn hình desktop và save lại
Các phần mềm hỗ trợ tương tự: Jing, Skitch, Monosnap, …

c. Khách hàng sử dụng Linux:
Nhấn nút PrtScrSave lại
Sử dụng tool Screenshot có sẵn hoặc phần mềm hỗ trợ tương tự: Shutter, ...

Thông thường muốn chia sẻ file, dữ liệu từ máy tính A sang máy tính B bạn có thể sử dụng USB để copy hoặc upload nó trên dịch vụ chia sẻ file, gửi mail… sau đó tải về trên máy khác. Khá mất thời gian khi dữ liệu có dung lượng lớn và cần có kết nối internet nếu bạn chia sẻ qua hình thức upload file.

Khi các máy tính nằm trong một cơ quan, văn phòng có cùng hệ thống mạng Lan [mạng nội bộ], ta có thể tận dụng nó để chia sẻ dữ liệu [tập tin, thư mục, ổ đĩa], chia sẻ máy in… qua lại với nhau giữa các máy tính một cách dễ dàng. Ưu điểm là nhanh gọn, tốc độ ổn định, không giới hạn dung lượng lớn, không cần internet hay USB.

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn chia sẻ dữ liệu qua mạng Lan đúng cách để không bị lỗi hoặc bị chặn.

I. Đảm bảo giữa 2 máy tính thuộc cùng mạng LAN và thông nhau

Các máy tính sử dụng kết nối có dây hoặc bắt Wifi đến cùng 1 thiết bị Modem sẽ được cấp IP thuộc chung mạng nội bộ [LAN].

Các máy tính chỉ kết nối với nhau thông qua Switch mà không có thiết bị modem trong hệ thống để cấp phát IP [DHCP] thì cần cấu hình IP tĩnh cùng lớp mạng.

Đơn giản hơn, bạn chỉ cần một đoạn dây mạng bấm sẵn 2 đầu cắm vào cổng lan của 2 máy tính và đặt IP tĩnh cho chúng để cùng lớp mạng là có thể chia sẻ dữ liệu qua lại với nhau.

Tường lửa hoặc phần mềm diệt virus có thể chặn kết nối, chia sẻ file giữa 2 máy tính. Vì thế bạn nên tắt hoặc vô hiệu hóa tính năng bảo vệ qua mạng lan rồi đến bước tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn kỹ ở phần cuối bài.

II. Thiết lập chia sẻ dữ liệu qua mạng Lan

1. Đảm bảo rằng giữa 2 máy đã thuộc chung Workgroup

Click chuột phải trong My Computer [This PC] => chọn Properties => sau đó nhấn vào Change settings như hình bên dưới

Nếu đã cùng tên Workgroup ở cả 2 máy,bạn có thể bỏ qua. Ngược lại hãy đổi chúng về cùng tên nhé! [bạn nên đổi luôn Computer name để tiện chia sẻ qua tên máy]

Sau đó bạn Restart lại máy tính để áp dụng thay đổi.

2. Thiết lập cho phép chia sẻ file qua mạng lan trên máy chính

Bạn mở cửa sổ Run ra bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R => nhập lệnh control => và nhấn Enter để truy cập vào Control Panel, sau đó chọn Network and Sharing Center

=> Và nhấn vào tùy chọn Change advanced sharing settings

Tại đây bạn Turn on tất cả ở các mục Private, Guest of Public, All Networks.

Riêng password protected sharing bạn cần Turn off như hình dưới

Turn on tất cả ngoại từ Password protected sharing

3. Thiết lập chia sẻ ổ cứng, thư mục hoặc file nào đó bạn muốn

Dưới đây mình sẽ ví dụ chia sẻ toàn bộ ổ D của mình cho những máy khác trong mạng lan, nếu chia sẻ file hoặc thư mục nào đó, bạn cũng thiết lập tương tự nhé!

Nhấn chuột phải lên ổ đĩa muốn chia sẻ, chọn Properties

Tại tab Security nhấn Edit, hãy đảm bảo rằng user Everyone tồn tại và đã bật Full control như hình bên dưới

Nếu chưa có User Everyone, bạn hãy bổ sung vào bằng cách nhấn Add, gõ Everyone để thêm vào và bật full control.

Tiếp theo bạn chuyển sang tab Sharing, Click vào Advanced Sharing…

Tích vào ô Share this folder=> và chọn Permissions

Tiếp theo bạn chọn user Everyone và tick theo tùy chọn bạn muốn ở mục Permissions

  • Full Control: Cho phép người khác toàn quyền sử dụng, xóa, thay đổi file của bạn.
  • Change: Cho phép thay đổi file.
  • Read: Chỉ cho phép đọc xem và copy file.

Sau khi lựa chọn xong bạn nhấn OK để hoàn thành quá trình chia sẻ file.

4. Cách truy cập dữ liệu được chia sẻ trong mạng Lan

Có 3 cách để vào một máy tính khác trong cùng mạng lan:

Qua tên máy: Mở hộp thoại Run [Windows + R] =>sau đó gõ lệnh \\Computer_Name

Qua địa chỉ IP: Mở hộp thoai Run sau đó gõ lệnh \\địa-chỉ-ip-máy-chia-sẻ

Qua cửa sổ Network: Bạn có thể mở nó ở cây thư mục bên trái trong MyComputer.

III. Những lỗi thường gặp trong quá trình chia sẻ file qua mạng Lan

Không thể ping hoặc truy cập vào máy tính đã chia sẻ

Có một số trường hợp Tưởng lửa [Windows Firewall] làm chặn kết nối mạng lan, vì thế bạn nên tắt nó đi ở máy chia sẻ, bằng cách:

  • Vào Control Panel bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ vào cửa sổ run ” control
  • Tìm đến Windows Defender Firewall
  • Tiếp theo chọn Turn Windows Defender Firewall on or off
  • Tick chọn Turn off windows Defender Firewall [not recommended] ở cả 2 Private và public như hình bên dưới. Nhấn OK để lưu lại.

Tường lửa có thể tắt đi, tuy nhiên Windows Defender Firewall [Windows Firewall trên Win 7] phải Running trong Service. Đây là 1 trong những lý do khiến bạn không thể chia sẻ dữ liệu, kết nối đến máy khác.

Bật SMB 1.0/CIFS File Sharing Support trong Turn Windows features on and off có thể khắc phục lỗi không thể truy cập dữ liệu máy khác trong mạng nội bộ [thường xảy ra ở máy Win 10 đến máy photocopy hoặc win XP, Win 7].

Ngoài ra còn do giữa 2 máy tính không cùng chung Workgroup hoặc bị chặn bởi phần mềm diệt virus trên máy.

Lỗi “You do not have permission to access \ComputerName\ .Contact your network administrator to request access

Thấy thư mục, ổ đĩa được chia sẻ nhưng không thể mở đọc được khi báo lỗi như hình dưới. Lý do trong lúc cấu hình chia sẻ thư mục, ổ đĩa bạn chưa thêm quyền Everyone ở tab Security

Click chuột phải vào ổ đĩa hay folder bạn đã Share =>Properties => chọn tab Security => chọn Edit =>Add => gõ vào Everyone =>chọn OK =>Tick full control => chọn OK => chọn OK.

Đảm bảo thành công 100% nhé!!

Lỗi yêu cầu nhập Password mới vào được máy tính chia sẻ trong mạng Lan

Lỗi này bạn phải nhập Userpassword của máy tính phía bên chia sẻ mới vào được máy đó. Lý do ở máy chia sẻ vẫn đang ở chế độ Turn on password projected sharing, hãy tắt nó đi bằng cách:

Vào Control Panel => chọn Network and Sharing Center => lựa chọn Change avanced sharing settings => sau đó Kéo xuống dưới chọn Turn off password projected sharing

Trường hợp dù đã tắt nhưng máy vẫn tự động Turn on Password projected sharing là do bị dính virus, cần quét hoặc cài lại máy.

Tường lửa của phần mềm diệt Virus làm chặn kết nối, chia sẻ trong mạng Lan

Sử dụng phần mềm diệt virus giúp an toàn dữ liệu cá nhân, tuy nhiên những thiết lập bảo vệ trên phần mềm sẽ gây chặn ping, kết nối, chia sẻ file trong mạng Lan.

Bạn hãy gỡ bỏ, vô hiệu hóa hoặc thiết lập lại tường lửa trên phần mềm. Mình đã từng mắc phải trên những máy dùng phần mềm Kaspersky, Avast… bản quyền, dù đã làm đúng tất cả các bước chia sẻ nhưng vẫn không truy cập được thì đây là nút thắt =]]

Xem thêm: 3 cách chia sẻ Internet từ điện thoại sang máy tính

Video liên quan

Chủ Đề