Xạ trị ung thư có cần cách ly

Người xạ trị có cần cách ly không? Họ có gây nguy hiểm gì cho những người xung quanh không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Trước khi đi vào câu hỏi người xạ trị có cần cách ly không? Chúng ta nên cùng nhau làm rõ phương pháp điều trị ung thư bằng xạ trị cho bệnh nhân.

Hiểu xạ trị là gì để biết người xạ trị có cần cách ly không

Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao như tia X, gamma, proton hoặc thuốc chứa các đồng vị phóng xạ vào cơ thể. Nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư cho người bệnh.

Phương pháp này chủ yếu điều trị các loại u đặc như ung thư não, ung thư đầu mặt cổ, vú, phổi, thực quản, tử cung, trực tràng… Ngoài ra, xạ trị còn được dùng trong để tiêu diệt các hạch bạch huyết và ung thư di căn trong bệnh ung thư máu. 

Người xạ trị có cần cách ly không – Phương pháp chiếu các tia năng lượng cao vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư

Khả năng điều trị khỏi bệnh ung thư của phương pháp này cũng được đánh giá tốt. Nó có thể điều trị một số bệnh ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng giai đoạn I, II. Theo thống kê, tỷ lệ người sử dụng xạ trị trong điều trị ung thư ở các nước ngày càng cao. Chẳng hạn như:

– Mỹ là 66%

– Anh là 60%

– Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm trên 40%.

Các phương pháp xạ trị – giải đáp cho câu hỏi người xạ trị có cần cách ly không?

Hiện nay, xạ trị được chia thành 2 phương pháp chính là xạ trị trong và xạ trị ngoài.

1. Phương pháp xạ trị ngoài

Xạ trị ngoài là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao: tia X, tia Gamma, tia proton… chiếu trực tiếp vào vị trí khối u. Nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Quá trình này, bệnh nhân được thực hiện điều trị trong phòng kín với những thiết bị riêng.

Câu hỏi đặt ra là người xạ trị có cần cách ly không? Câu trả lời là bệnh nhân xạ trị không gây ảnh hưởng gì đến người thân và những người xung quanh. Tuy nhiên, xạ trị ngoài có thể khiến bệnh nhân mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

– Viêm, loét vùng da xạ trị, tổn thương đến bộ phận lân cận.

– Buồn nôn, đau nhức, mệt mỏi.

– Chán ăn, táo bón hay tiêu chảy…

Người xạ trị có cần cách ly không – Phương pháp xạ trị ngoài khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng chán ăn, lâu dài khiến cơ thể bị suy kiệt

Những biến chứng này sẽ có biểu hiện khác nhau ở từng bệnh nhân. Nó còn phụ thuộc vào phác đồ điều trị, cơ thể, độ tuổi bệnh nhân, sức khỏe trước khi điều trị và chế độ tập luyện của từng người. Tuy nhiên nó cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy bệnh nhân không nên bỏ qua.

2. Phương pháp xạ trị trong

Xạ trị trong là phương pháp sử dụng một số loại thuốc đặc biệt bằng cách tiêm, truyền, uống đưa vào cơ thể.

– Xạ trị trong tiêm, uống chất phóng xạ

Trong trường hợp bệnh nhân được tiêm, uống thuốc xạ trị như iod phóng xạ. Lúc này người bệnh chính là một nguồn phóng xạ. Do đó, bệnh nhân có thể gây tác động xấu đến người xung quanh. Vì vậy bệnh nhân cần được cách ly.

Người xạ trị có cần cách ly không – Phương pháp xạ trị trong bằng uống và tiêm chất phóng xạ thì bệnh nhân cần được cách ly với mọi người xung quanh

Tuy nhiên, các thuốc xạ trị này sẽ rời khỏi cơ thể sau vài tuần. Các chất thải của người bệnh như nước tiểu, mồ hôi, nước bọt và phân có thể chứa thuốc xạ trị từ cơ thể loại thải ra ngoài. Vì vậy mọi người nên hết sức chú ý. Bởi đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm phóng xạ.

Một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm đặc biệt:

+ Rửa tay bằng xà bông sau khi đi vệ sinh.

+ Dội rửa toilet kỹ sau khi sử dụng.

+ Dùng các dụng cụ sinh hoạt riêng [cốc, khăn tắm, bàn chải đánh răng…]

+ Tránh hôn và quan hệ tình dục

+ Giữ khoảng cách với người khác khoảng một cánh tay sau 2-24 giờ liệu trị. Riêng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh cần phải hạn chế tiếp xúc lâu.

+ Uống nhiều nước đẩy nhanh iod phóng xạ ra ngoài.

Người xạ trị có cần cách ly không – Hãy uống nhiều nước để có thể loại bỏ được độc tố gây hại ra bên ngoài

– Xạ trị trong cấy phóng xạ

Bên cạnh đó, liệu pháp xạ trị đưa chất phóng xạ đã niêm phong bằng kim loại thì bệnh nhân cần có những biện pháp tránh lây nhiễm đặc biệt. Nếu chất phóng xạ được cấy tạm thời, có thể người bệnh là một nguồn phóng xạ, cần chú ý. Những chất thải của bệnh nhân ung thư [nước tiểu, mồ hôi, máu hoặc phân] thì không được coi là nhiễm chất phóng xạ.

Đối với bệnh nhân cấy phóng xạ vĩnh viễn thì người xạ trị có cần cách ly không? Nếu có, xạ trị xong cần cách ly bao lâu?

Các bác sỹ cho biết, độ phóng xạ của những nguồn này sẽ yếu hơn. Vì vậy bệnh nhân cần tránh tiếp xúc gần với người thân trong vài ngày đầu. Lúc này, hoạt động của phóng xạ cao nhất nên cần cách ly để tránh bị lây nhiễm.

Đặc biệt, tránh tiếp xúc với phụ nữ có thai, trẻ em – đối tượng dễ chịu ảnh hường của phóng xạ hơn trong vòng vài phút. Người bệnh cũng cần lưu ý sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Kết

Như vậy, câu hỏi “Người xạ trị có cần cách ly không?” đã được giải đáp. Không phải bệnh nhân xạ trị ung thư nào cung cần cách ly. Chúng ta nên tìm hiểu rõ người thân của mình đang điều trị liệu pháp xạ trị ung thư nào. Trước khi đánh giá một điều gì đó, chúng ta nên tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, khoa học. Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn đọc yên tâm phần nào. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!

♦ Giải đáp thắc mắc: Xạ trị ung thư hết bao nhiêu tiền?

♦ Hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn? Giải pháp giảm thiểu

♦ Xạ trị mất bao lâu thì hoàn thành?

♦ Thực đơn cho người xạ trị khoa học và hiệu quả nhất

♦ Nỗi đau và ” Điều cần” cho những bệnh nhân ung thư

Hãy xem ngay>>> Immucan – Giải pháp giúp hơn 70% bệnh nhân ung thư vượt qua điều trị

ÐẶT MUA
CÂU HỎI TƯ VẤN

Những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư sẽ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nếu không may nhiễm Covid-19. Đây cũng là đối tượng nhiễm Covid-19 có nguy cơ tử vong cao. Do đó, người điều trị ung thư mắc Covid, cần hết sức lưu ý để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

1. Người bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu nhiễm Covid-19 khi đang điều trị ung thư?

Hầu hết các bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những đối tượng đang trong quá trình điều trị bệnh tích cực rất lo lắng về những ảnh hưởng của các chủng virus mới đối với sức khỏe người bệnh. Trong đó, khi nhiễm Covid-19, bệnh nhân đang trong quá trình điều trị sẽ có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều hơn so với các trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục.

Bệnh nhân ung thư có thể xuất hiện triệu chứng giống Covid-19

Tuy nhiên, thể trạng của mỗi bệnh nhân hoàn toàn khác nhau, do đó ảnh hưởng từ Covid-19 đối với người bệnh ung thư là một vấn đề cần phải tiến hành nghiên cứu nhiều hơn mới có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất.

Bệnh nhân ung thư khi đang trong quá trình điều trị bệnh thường có hệ miễn dịch yếu, khả năng chống lại bệnh tật sẽ kém hơn so với những đối tượng khác. Chính vì thế, nhiễm Covid-19 vào thời điểm này sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể là một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị hay xạ trị chính là nguyên nhân khiến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể bị suy giảm. Do đó, các trường hợp này có nguy cơ cao mắc COVID-19.

Nhiều bệnh nhân ung thư lo lắng khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2

Đặc biệt, đối với những đối tượng mắc các bệnh ung thư máu chẳng hạn như ung thư hạch, bạch cầu, bệnh đa u tủy,… sẽ có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn so với những trường hợp bệnh nhân ung thư khác. Nguyên nhân vì các loại bệnh ung thư máu thường gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của các tế bào miễn dịch và dễ gây suy giảm hệ miễn dịch.

Theo các chuyên gia, một số triệu chứng của Covid-19 khá giống với triệu chứng của bệnh ung thư, chẳng hạn như sốt, ho, ớn lạnh, đau nhức đầu, đau cơ, sổ mũi, buồn nôn, tiêu chảy,… chính vì thế việc đánh giá đầy đủ các triệu chứng và biến chứng do Covid-19 gây ra là rất khó khăn và dễ gây nhầm lẫn.

2. Người điều trị ung thư mắc Covid-19 cần lưu ý những gì?

Những trường hợp người điều trị ung thư mắc Covid-19 có thể gặp phải một số triệu chứng như ho khan, mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau cơ,… Thậm chí bệnh có thể chuyển biến nặng gây viêm phổi, suy hô hấp, đe dọa tính mạng của người bệnh. Bệnh nhân ung thư là những trường hợp đã bị tổn thương một số cơ quan nội tạng nên khi nhiễm thêm virus SARS-CoV-2 có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh nhân nên duy trì điều trị nếu không có biểu hiện bất thường hay nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Dù khả năng nhiễm Covid-19 của bệnh nhân ung thư cao hơn so với người khỏe mạnh nhưng trong trường hợp bệnh nhân không có các yếu tố dịch tễ, không tiếp xúc với người bệnh, không có nguy cơ lây nhiễm thì bệnh nhân không cần quá lo lắng mà nên tiếp tục theo dõi và điều trị bệnh bình thường.

Đối với bệnh nhân ung thư đang điều trị tại các bệnh viện bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị, bệnh nhân nên duy trì điều trị. Các bệnh viện sẽ tiến hành sàng lọc Covid-19 thường xuyên cho những đối tượng bệnh nhân này.

Đối với các trường hợp bệnh nhân ung thư cần phẫu thuật: Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra mức độ bệnh lý của người bệnh, sau đó sẽ đưa ra phương án có nên tiến hành phẫu thuật ở thời điểm này hay không. Trong những trường hợp bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được sàng lọc Covid-19 trước khi phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho người bệnh và bác sĩ.

Bệnh nhân ung thư cũng cần thực hiện những biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể như sau:

- Cần tuân thủ theo khuyến cáo 5K, nhất là khi đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện, tránh tiếp xúc những nơi đông người, rửa tay sát khuẩn theo đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

- Không nên tiếp xúc với các trường hợp đang nghi ngờ nhiễm Covid-19, để tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

- Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung đa dạng thực phẩm để nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể đáp ứng tốt nhất với các biện pháp điều trị ung thư, đồng thời phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.

Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, sút cân, đi ngoài ra máu, ho ra máu, có khối u trên cơ thể,… hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần chủ động đi khám để được tầm soát ung thư kịp thời.

Bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe

Không nên quá lo lắng về tình trạng dịch bệnh mà chần chừ thăm khám bệnh. Vì rất có thể, chính vì sự lo lắng, ngần ngại ấy, bạn đã bỏ qua thời điểm tốt nhất để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh ung thư. Khi đó, những hậu quả sức khỏe có thể gặp phải còn nguy hiểm hơn rất nhiều.

Trong trường hợp những bệnh nhân ung thư đã được điều trị ổn định và đồng thời không xảy ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào, thì có thể chủ động liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về vấn đề lùi lịch tái khám. Những đối tượng này, không cần thiết phải tái khám trong bối cảnh dịch bệnh đang có diễn biến căng thẳng.

Nếu cơ thể có bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn không nên chủ quan, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia tư vấn chi tiết, cụ thể và đặt lịch khám sớm cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề