Cách làm cua biển nấu lẩu

Lẩu cua biển là một món ăn ngon nhưng cách nấu lại không quá phức tạp [Ảnh: Internet]

1. Lẩu cua biển là món ăn khoái khẩu của nhiều người

Cua biển từ lâu đã là một loại hải sản rất được ưa chuộng vì sự thơm ngon và chất lượng dinh dưỡng của nó. Nếu như cua đồng không tốt cho mẹ bầu thì ngược lại cua biển là thực phẩm cần thiết trong quá trình mang thai của phụ nữ. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng cua biển có nhiều khoáng chất như sắt, canxi, cali,...tốt cho sự phát triển hệ miễn dịch, hoàn thiện về thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, cua biển còn giúp cải thiện trí nhớ, phòng chống ung thư và giúp điều trị hiệu quả chứng trầm cảm, rối loạn tâm lý.

Cua biển không quá đắt, nhưng tại các nhà hàng, quán xá thì món lẩu cua biển lại có giá tương đối cao. Vậy tại sao bạn không tự tay nấu món ăn này ngay trong căn bếp nhà mình, vừa tiết kiệm chi phí mà lại vừa có một nồi lẩu thơm ngon đảm bảo vệ sinh nữa. Không quá phức tạp để có được một nồi lẩu ngon, hãy cùng tham khảo cách nấu lẩu cua biển dưới đây nhé!

Cua biển từ lâu đã là một loại hải sản rất được ưa chuộng [Ảnh: Internet]

2. Cách chọn cua biển ngon

- Tùy vào sở thích mà bạn chọn cua nhiều gạch hay cua nhiều thịt để nấu lẩu. Nếu thích ăn cua nhiều thịt thì nên chọn cua đực với phần yếm dưới bụng nhọn, còn cua cái với phần yếm tròn là to hơn sẽ nhiều gạch hơn.

- Nên chọn cua biển còn sống, cầm lên thấy còn giãy mạnh, các gai trên chân ít bị gãy.

- Ấn vào bụng cua thấy cứng là cua ngon, chắc thịt. Tránh chọn những con cua mềm và hơi xốp.

Nên chú ý một vài điểm để chọn được cua ngon [Ảnh: Internet]

3. Cách nấu lẩu cua biển

Nguyên liệu

  • Cua biển: 1kg [loại khoảng 3-4 con 1 kg]
  • Xương ống: 500 gram
  • Nấm rơm: 200 gram
  • Cà chua: 3 quả
  • Rau lẩu: Mồng tơi, cải xanh, bông thiên lý, rau muống,...tùy sở thích
  • Bún tươi, bún khô, mì gói ăn kèm tùy sở thích
  • Gia vị: Muối, tiêu xay, ớt, tỏi, hạt nêm,...
Chuẩn bị các loại rau ăn lẩu theo sở thích [Ảnh: Internet]

Sơ chế nguyên liệu

Cua biển:

Cua biển sau khi mua về bạn ngâm với nước muối loãng tầm 10 - 15 phút sau đó rửa sạch lại, nhớ chà kĩ mai của cua. Tách mai cua và dùng que khều lấy gạch để riêng ra bát, còn phần thịt của bạn rửa qua nước muối loãng sau đó dùng nước sạch rửa lại.

Tách mai cua và dùng que khều lấy gạch để riêng ra bát [Ảnh: Internet]

Xương ống:

Nên chọn loại nhiều tủy, phần tủy còn rớm máu. Bạn rửa sạch xương ống sau đó chặt thành khúc khoảng 3 đốt ngón tay.

Rửa sạch sau đó chặt thành khúc khoảng 3 đốt ngón tay [Ảnh: Internet]

Nấm rơm, cà chua, rau lẩu:

Ngâm qua nước muối loãng, sau đó rửa sạch lại. Cà chua cắt lát vừa ăn, nấm rơm chẻ đôi.

Bạn có thể chọn các loại nấm khác tùy sở thích thay vì dùng nấm rơm [Ảnh: Internet]

Cách thực hiện

Bước 1: Ướp thịt cua biển với một ít hành tỏi băm, 1/3 muỗng tiêu xay, 1 muỗng muối, 1/2 muỗng hạt nêm trong khoảng 30 phút.

Nếu bạn muốn nấu nguyên con thì dùng que chọc vào phần dưới mai cho cua chết, sau đó ngâm nước muối rồi rửa sạch [Ảnh: Internet]

Bước 2: Bắt một nồi nước luộc sơ qua xương ống trong khoảng 3 phút để sạch chất bẩn, sau đó cho nước vào ninh xương trong 1 tiếng để nước lẩu ngọt ngon.

Hầm xương khoảng 1 tiếng để nước lẩu ngọt ngon [Ảnh: Internet]

Bước 3: Xào cà chua đến khi hơi mềm thì cho gạch cua và xào, khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Xào cà chua mềm thì cho gạch cua vào [Ảnh: Internet] Bước 4:

Bắt một nồi nhỏ hơn để xào nấm cho thơm, khi nấm vừa mềm thì bạn múc nước ninh xương ống sang để làm nước lẩu. Nước lẩu sôi bạn cho gạch cua đã xào cà chua cùng với thịt cua đã ướp gia vị vào. Đợi nước sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng nữa là đã hoàn thành món ăn này rồi.

Công đoạn cuối cùng là nêm nếm và trình bày món ăn chuẩn nhà hàng [Ảnh: Internet]

Tùy vào sở thích riêng mà bạn có thể cho các loại nguyên liệu khác như nghêu, tôm, mực,...để nồi lẩu vừa ngon mắt, vừa bổ dưỡng hơn. Khéo tay xếp các đĩa rau cho đẹp mắt một chút nữa thì bữa ăn bạn chuẩn bị không kém gì nhà hàng rồi.

4. Một số lưu ý cho bạn

Tuyệt đối chỉ ăn cua đã chín kỹ để tránh nhiễm khuẩn vì trong cua biển có khá nhiều kí sinh trùng. Những bệnh nhân tiểu đường, thận yếu và người huyết áp cao cũng phải hạn chế ăn cua biển nói chung và lẩu cua biển nói riêng.

Bạn cũng không nên ăn cua biển đã chết, vì khi chết lượng vi khuẩn gây hại trong chúng tăng lên rất nhiều.

Không nên ăn cua sống hoặc chưa được nấu chín kỹ [Ảnh: Internet]

Cách nấu lẩu cua biển trên đây khá đơn giản nhưng cũng không kém phần ngon và bổ dưỡng, mong rằng bạn sẽ tự tay nấu được một bữa ăn thịnh soạn, an toàn vệ sinh cho gia đình thay vì phải mất tiền ra hàng quán nhé!

Hồng Nữ - Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề