Cách đổ bóng khi vẽ

Cách vẽ bóng đổ trong luyện thi kiến trúc

BÓNG VÀ CÁC LOẠI BÓNG, ĐỘ BÓNG.

A.    CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN KHÁI NIỆM VỀ BÓNG:

1* Ánh sáng [ thiên nhiên hay nhân tạo ].

2* Vật thể được chiếu sáng.

3* Thời gian [ ánh sáng thiên nhiên ] góc chiếu, vị trí nguồn sáng [ ánh sáng nhân tạo ].

B.     BÓNG LÀ GÌ?

Trước khi nói về các độ bóng, chúng ta cần xác định rõ là có hai loại bóng:

Một là: Bóng thật ngoài không gian ba chiều. Bóng này có được là hiệu quả ánh sáng thiên nhiên hay nhân tạo tác động trên vật thể. Ánh sáng chiếu trực tiếp hay gián tiếp cũng tạo ra hiệu quả các độ bóng khác nhau.

Hiệu quả của bóng trên vật thể ngoài không gian ba chiều tùy thuộc vào đặc điểm của vật thể bị chiếu và còn tùy vào đặc điểm của ánh sáng. Nghĩa là giữa ánh sáng và vật được chiếu có mối quan hệ nhân quả.

Nếu phân tích theo cách quy về hình khối thì mỗi vật thể bị chiếu sáng được cấu tạo bởi một hay nhiều khối khác nhau. Mỗi khối có cấu trúc, diện, cạnh khác nhau. Do đó, từ ngoại hình, bề mặt của chúng có khả năng bắt sáng và phản chiếu ánh sáng khác nhau. Từ đó cũng làm hiển thị các độ bóng khác nhau tạo thành khối hình trên vật thể mà người nhìn cảm nhận được.

Hai là: Bóng do người vẽ tạo ra, để tô lên hình vẽ phẳng, nhằm gợi cho người nhìn vào hình vẽ có ảo giác về khối, về chiều sâu, về không gian. Loại bóng này được người vẽ thể hiện mạch lạc bằng một chuỗi các độ đậm, nhạt thể hiện dưới dạng mảng, diện như: diện đậm, diện nhạt, mảng sáng, mảng tối. Ranh giới của các diện, mảng bóng chính là các gờ, cạnh của hình, diện hay mảng của các khối

C.    CÁC TRẠNG THÁI CỦA ĐỘ BÓNG VÀ SỰ DIỄN TẢ BÓNG TRÊN HÌNH VẼ.

Bóng được chúng ta nhận thấy bằng mắt tùy thuộc vào chiều hướng chiếu sáng, cượng độ chiếu của ánh sáng, tính chất của khối: độ nở căng hay nhăn nhúm, bóng do sự chiếu ngược sáng, chiếu sáng một bên, chiếu sáng hai bên, chiếu bên mạnh bên yếu hay chiếu sáng đều hai bên, ánh sáng tập trung hay tản mạn hoặc mù mờ.

Nếu khi đặt mẫu để vẽ mà chúng ta tạo được ánh sáng đầy đủ cả hai bên và tạo được bên là ánh sáng chính, bên là ánh sáng phụ thì người vẽ sẽ dễ phân tích và diễn tả đúng.

Còn nếu để cho hai bên đều có hai luồng sáng mạnh bằng nhau tác động lên mẫu vẽ thì người vẽ sẽ không biết bên nào là ánh sáng chính, bên nào là ánh sáng phụ. Trường hợp này rất khó vẽ, kể cả khi bố trí mẫu vẽ ở tình huống ngược sáng [ ánh sáng từ sau mẫu chiếu tới. Vật thể đều tối đen và chung quanh là các viền sáng ].

1* Các trạng thái của bóng:

Dưới tác động tốt của ánh sáng thì chúng ta phân tích sẽ thấy bóng chiếu trên vật thể hiển thị với đầy đủ cấp độ đậm nhạt:

Ánh sáng có độ sáng nhất [ sáng trắng, tương ứng màu của giấy ].

Ánh sáng có độ sáng nhẹ, [ không sáng bằng màu giấy của nền vẽ ].

Bóng tối nhẹ [ hơi tối ].

Bóng tối trung bình.

Bóng đậm nhất [ tương ứng màu đen ];

Bóng hản chiếu.

Bóng đổ, do hình của vật thể in vào mặt bằng hay các vật thể kế cận.

Thí dụ:  bóng của thân thể chúng ta in xuống đất nơi mà mình đứng hay in vào bức tường mà ta đứng gần.

Độ sáng mà ta thấy nơi các ật thể là hiệu quả của nguồn sáng, của luông ánh sáng chiếu trực tiếp hay gián tiếp vào vật thể và nó phản chiếu vào mắt chúng ta. Độ sáng hắt vào mắt chúng ta mạnh hay yếu thường tùy vào các yếu tố cơ bản sau đây:

Tùy vào số lượng của nguồn sáng và hướng chiếu: hai luông sáng chiếu cùng một lúc thì mạnh hơn một luồng. Một hướng chiếu thì dễ phân tích hơn hai hướng chiếu mà không có ánh sáng chính phụ rõ ràng.

Tùy vào loại ánh sáng: tập trung hay tản mạn, ánh sáng tập trung thì mạnh hơn ánh sáng tản mạn.

Tùy vào cường độ, độ mạnh của nguồn sáng, do loại ánh sáng thiên nhiên hay nhân tạo, tùy vào loại đèn, màu của ánh sáng.

Tùy vào khả năng phản chiếu của vật thể, tùy theo từng loại diện, hình khối so với góc chiếu và tia sáng chiếu.

Tùy vào màu sắc của vật được chiếu: trắng, xám, vàng, cam, đỏ, nâu, đễn có hiệu quả tiếp nhận và phản chiếu ánh sáng khác nhau. Màu trắng, màu sáng sẽ cho độ phản chiếu đến mắt mạnh hơn màu tối, màu đậm.

Tùy vào chất liệu bề mặt của vật bị chiếu sáng. Nếu vật trong suốt như thủy tinh, pha lê thì ánh sán sẽ xuyên qua, thế là nó không tạo được sự hắt sáng, hản chiếu ánh sáng. Nếu là vật xù xì, nhám, sần, lỗ trỗ thì khi bị chiếu sáng, ánh sáng sẽ phân tán vào các phần lõm, như thế là nó cũng phản chiếu, hắt sáng nhưng rất yếu.

Thí dụ chúng ta có ba quả cầu, một bằng thạch cao trắng mịn, một bằng thạch cao trắng xì xì, một bằng thủy tinh trong suốt. Khi ấy mắt chúng ta sẽ nhận ánh sáng mạnh từ quả cầu bằng thạch cao trắng, có độ mịn. Ánh sáng từ trái cầu bằng thạch cao xù xì sẽ rất yếu, chúng ta cảm thấy trái cầu này không sáng bằng trái cầu có bề mặt mịn màng. Còn trái cầu bằng thủy tinh dương như lẫn mất vào không gian. Bởi vì, ánh sáng khi chiếu vào nó thì bị xuyên qua khối và biến mất vào không gian. 

KTS- Trần Đức Vũ

Tặng Miễn Phí Ebook Phương pháp Vẽ Đầu Tượng

Cách đánh bóng bằng bút chì như thế nào?

Tranh bút chì có hai màu đen và trắng, đây là sự kết hợp giữa cách đánh bóng cùng với kỹ thuật tô, tẩy. Sự kết hợp hoàn hảo này tạo nên một bức tranh sinh động, ấn tượng. Không ít người ngạc nhiên, không tin vào mắt mình vì nghĩ đó là một bức ảnh chụp trắng đen. Trong bài viết này, UNICA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn kỹ thuật đánh bóng khối nhé!

tham khảo thêm bài viết về :>> khám phá cách pha màu da chuẩn tone

Các kiểu cầm bút chì cơ bản

Trước khi nắm được cách đánh bóng, chúng ta cùng đi tìm hiểu các kiểu cầm bút chì cơ bản. Thông thường, cách tô màu chì đậm nhạt có những kiểu sau đây:

– Cách tô màu chì đậm nhạt kiểu cầm bút cách truyền thống: Đây là một cách cầm bút dành cho người mới bắt đầu, bởi nó giúp cho nét vẽ được chuẩn xác hơn.

– Cách tô màu chì đậm nhạt kiểu cầm bút như dùi trống: Ưu điểm của kiểu cầm bút này là các nét vẽ sẽ uyển chuyển và mềm mại hơn.

– Cách tô màu chì đậm nhạt kiểu cầm bút cọ vẽ: Kiểu cầm bút như thế này sẽ điều chỉnh được độ đậm nhạt và tạo được bước vẽ sáng tối bằng màu bút chì.

– Cách tô màu chì đậm nhạt kiểu cầm bút sát ngòi: Với kiểu cầm bút này, bạn sẽ tô được vùng sáng tối cho bức tranh một cách chuẩn xác và đẹp nhất.

– Cách tô màu chì đậm nhạt kiểu cầm bút ngang: Khi áp dụng kiểu cầm bút này, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh, tạo nên sự kết nối mạch lạc giữa các nét vẽ trong bức tranh.

Có nhiều kiểu cầm bút khi tô màu đậm nhạt cho bức tranh vẽ bằng chì

Tìm hiểu kỹ thuật đánh bóng bằng bút chì

Khi mới bắt đầu, ai cũng rất bỡ ngỡ vậy nên bạn cần tập đánh bóng với những hình 2D, 3D trước khi tập đánh các loại nâng cao. Bạn sẽ hình dung ra kỹ thuật đánh bóng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn cần hình dung ra các nguồn sáng ở góc trên bên trái của hình thì có thể mô phỏng vật thể 3 chiều bằng cách thêm các lớp màu xám của bút chì.

Có thể bạn quan tâm  Tất tần tật thông tin trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân 

Tiếp theo đó, với từng lớp, bạn sẽ dùng bút chì đánh bóng làm nền trước, tiếp theo là vẽ nét dài từ trên xuống, các đường thẳng song song với nhau hoặc cong, tùy theo ý của bạn.

Khi đánh bóng thì bạn cần chú ý sao cho tay cầm nghiêng 40 đến 45 độ và đánh nhạt, các đường đánh nhẹ tay. Sau khi đánh bóng thì bạn chuyển sang đánh sáng tối, đánh từ lớp tối đến lớp sáng, đánh nhiều lớp mảng tối và ít lớp ở mảng sáng.

Kỹ thuật trong cách đánh bóng khá đơn giản và ai cũng có thể nắm được. Bạn chỉ cần lưu ý, đối với bút chì, những tác phẩm hầu như không cầu kỳ, không nhiều màu sắc, không phô trương thì bạn đánh bóng để tạo sự thanh cao, giản dị cho bức tranh.

Kỹ thuật đánh bóng người đơn giản

Cách đánh bóng khối

Quan sát khối

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của bài vẽ tĩnh vật là phải vẽ đúng mẫu. Sau khi đã vẽ xong các khối, bạn hãy dành ít nhất 5 phút để phân tích các mảng sáng tối. Điều này rất quan trọng, bạn phải hoàn thành các yêu cầu sau: mảng nào sáng nhất, mảng nào tối nhất, mảng nào sáng hơn mảng nào, mảng nào phản quang.  Tiếp theo, bạn hãy phân chia các mảng sáng, tối bằng những nét như vậy để đánh bóng đúng chỗ.

Đánh bóng

Cách đánh bóng đối với từng khối, đầu tiên bạn cần lên bóng làm nền, đánh từng nét dài phủ cả khối và phải song song, mỗi đường cách nhau khoảng 1,5 mm. Bạn có thể đánh những đường cong thay vì đánh đường thẳng, để chì nghiêng khoảng 40 đến 45 độ và đánh nhạt.

Bạn không nên đánh từng mảng sáng tối trong một khối. Bởi, việc này vừa mất thời gian, vừa không đẹp, xấu nét vì bị đứt khúc. Mà bạn hãy phân chia mảng nào sáng nhất, trung gian sáng, trung gian tối và tối. Sau khi đã phủ lớp nền lên, bạn bắt đầu đánh những mảng sáng tối. Bạn đánh từ tối lên sáng, đánh nhiều lớp nếu muốn mảng đó đậm. Không nên đè bút chì cho đậm để lên chỗ tối, vì như vậy tác phẩm sẽ bị đơ, thô và khó điều chỉnh khi đã hoàn thành.

Bạn cần chú ý khi nhìn tổng thể một bài có nhiều khối, phần nào phản quang bạn phải để trắng hoàn toàn. Với các mẫu, bạn thấy phần nào sáng thì phải phủ lên một lớp mờ. Bạn nên đánh bình thường khi thêm một loại phản quang trong mảng tối, tuy nhiên hãy đánh nhạt hơn so với phần tối, rồi phủ một lớn đậm lên mảng tối đó.

Có thể bạn quan tâm  Marketer là gì? Tìm hiểu chi tiết nghề Marketer 2020

Bạn đánh từ tối lên sáng, đánh nhiều lớp nếu muốn mảng đó đậm

Bên cạnh đó, bạn cần nhấn chì đậm ở những góc, cạnh đối với các khối hình lập phương, những phần mà bạn thấy nơi đó “sâu thẳm” tốt nhất, như vậy bạn sẽ đẩy khối và làm nổi bật được khối, vẽ sinh động hơn.

Ngoài ra, bạn cần phải luyện tập cách đánh chì, nối các nét chì với nhau hoặc chồng lên nhau bằng những lớp. Để khi nhìn tổng thể hai lớp bạn sẽ thấy chúng đan xen thành những ô hình nhỏ. Nếu muốn đánh bóng đẹp thì bạn cần đánh cho các ô và các nét chì đều nhau. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu rõ hơn về các kỹ thuật đánh bóng cũng như xây dựng bố cục bản vẽ và tạo hình nhân vật để tạo nên những nét vẽ đầy độc đáo của riêng mình trên chính phần mềm Photoshop với khóa học Học vẽ chân dung trong 36 tiếng.

Những lưu ý khi đánh bóng tranh bằng bút chì

Để học được cách đánh bóng thành công, bạn cần phải luyện tập thường xuyên. Quan trọng nhất chính là sự tỉ mỉ và kiên nhẫn trong từng nét vẽ, dù là chi tiết nhỏ nhất, như vậy bức tranh mới như thật.

Đối với các tác phẩm vẽ bằng bút chì, thường không quá cầu kỳ, không nhiều màu sắc, không phô trương nhưng vẫn rất tinh tế và đậm chất nghệ thuật. Những tác phẩm từ hội họa từ bút chì đều mang nét đẹp thanh tao và giản dị.

Để học được cách đánh bóng thành công, bạn cần phải luyện tập thường xuyên

Người vẽ tranh chì ngoài những kỹ thuật vẽ tranh, cần phải có những dấu ấn mang nét cá nhân riêng khác biệt với người khác. Qua bức tranh, người xem có thể cảm nhận được thông điệp của tác giả.

Giống như tên gọi của mình, những bức tranh có cách tô màu chì đậm nhạt, phải vẽ duy nhất bằng bút chì. Chỉ có 2 màu đen trắng hòa quyện với nhau và kết hợp giữa kỹ thuật tô, đánh bóng, tẩy để tạo một không gian sống động và có hồn như thật.

Học vẽ tranh bút chì ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều các trung tâm, cơ sở dạy học trên cả nước. Bạn có thể tìm được những trung tâm uy tín, gần nhà mình. Tuy nhiên, lựa chọn được một trung tâm uy tín không phải đơn giản. Chính vì thế, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách học online trực tuyến tại nhà vô cùng hiệu quả trên UNICA.

Có thể bạn quan tâm  Top 3 khóa học phong thủy online cho người mới bắt đầu

Đối tượng học của những khóa học này rất đa dạng, ngay những người chưa từng học vẽ, chưa biết vẽ đều có thể theo học được. Chỉ cần bạn chăm chỉ, có đam mê, có định hướng thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất.

Bài viết trên sẽ giải thích cho bạn những nội dung như: cách đánh bóng chân dung bằng chì, cách tô màu đậm nhạt, cách tô đậm nhạt bằng màu chì, cách đánh đậm nhạt bằng chì, cách vẽ mảng sáng tối, cách tô màu đổ bóng,cách đổ bóng trong vẽ, cách đánh bóng bằng bút chì,vẽ tranh đậm nhạt,cách tô đậm nhạt,vẽ tranh sáng tối,tranh đánh bóng,cách cầm bút chì để đánh bóng.

Chi tiết khóa học “Học vẽ chân dung”

Với sự hướng dẫn của giảng viên giàu kinh nghiệm có tiếng trong giới thiết kế Phạm Đức Huy sẽ giúp bạn trở thành một họa sĩ vẽ chân dung, họa sĩ vẽ thiết kế khuôn mặt đỉnh cao.



Khóa học “Học vẽ chân dung”

Đây là khóa học nền tảng để các bạn hiểu sâu hơn về bản chất vẽ công cụ của phần mềm Adobe Photoshop, từ đó tự tin và dễ dàng xin việc hơn tại các công ty thiết kế hoặc nhận diện thương hiệu. Cụ thể, các bạn sẽ nắm được tư duy cơ bản vẽ chân dung nhân vật, nắm vững công cụ vẽ tay và các công cụ vẽ phần mềm Adobe Photoshop.

Những bức tranh vẽ bằng chì luôn lôi cuốn và thu hút người nhìn từ sự mộc mạc, giản dị của nó. Và để làm được điều đó, bạn cần biết cách đánh bóng chuẩn xác cho bức tranh của mình. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ nâng cao được kỹ năng hội họa và phát huy sự sáng tạo. Chúc bạn đạt được thành công khi theo đuổi đam mê của mình!

cách đánh bóng tranh bằng bút chì cách tô đậm nhạt bằng bút chì cách tô màu đậm nhạt bằng bút chì cách vẽ đậm nhạt bằng bút chì cách tô màu sáng tối cách đánh bóng bằng bút chì bút chì đánh bóng cách đánh bóng chì cách tô bóng bằng bút chì cách cầm bút chì để đánh bóng

Video liên quan

Chủ Đề