Cách chọn card màn hình rời cho laptop

Nếu bạn đang gặp vấn đề khi render video hay chơi game với cấu hình cao, rất có thể đã đến lúc bạn nên suy nghĩ đến việc nâng cấp card màn hình rờicủa mình. Điều đầu tiên bạn cần phải hiểu một số thuật ngữ cơ bản, sau đó tìm hiểu về các lựa chọn để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Đừng quên kiểm tra lại về khả năng tương thích giữa card với bo mạch chủ máy tính và nguồn điện của bạn.

Bước 1: Khả năng nâng cấp card màn hình rời của máy tính của mình:

Hãy đọc lại tài liệu đi kèm hoặc mở máy tính của bạn ra để kiểm tra giao diện cho card màn hình rời [loại khe cắm dùng để kết nối với bo mạch chủ] và nguồn điện của máy tính:

  • Card màn hình rời có thể có các kích thước khác nhau, do đó bạn cần đo đạc không gian case máy tính và cân nhắc lựa chọn card có kích thước phù hợp.
  • Thông tin về card màn hình rời sẽ nhắc đến yêu cầu về nguồn điện. Hãy so sánh thông số này với nguồn điện của bạn. Thông tin này có thể được dán ở trên thiết bị, nhưng bạn cũng có thể sẽ phải kiểm tra tài liệu đi kèm.
  • Nhiều máy tính cá nhân có đi kèm card màn hình rời, nhưng chúng sẽ được hàn vào bo mạch chủ và không thể thay thế được. Dòng Mac của Apple có thể nói là nổi tiếng về độ khó khi nâng cấp máy.

Bước 2: Hiểu các thông số của card màn hình rời:

Mỗi thông số đều sẽ giúp bạn hiểu được khả năng làm việc của card màn hình rời và cân nhắc với nhu cầu của bản thân.

  • GPU [Graphics Processing Unit: Bộ Xử lí Hình ảnh]: Đây là bộ xử lí trên card màn hình có chức năng điều khiển bộ nhớ để tạo ra hình ảnh trên màn hình. Chúng có khả năng xử lí hình ảnh một cách hiệu quả hơn sơ với CPU bình thường của máy thường.
  • Xung nhịp [Core clock]: Thể hiện tốc độ của GPU. Chỉ số này càng cao thì tốc độ xử lí càng nhanh.
  • Video RAM: VRAM là bộ nhớ sử dụng để lưu trữ dữ liệu hình ảnh. VRAM cao ảnh hưởng đến tần số quét ít hơn so với tốc độ [Clock speed], nhưng giúp kết xuất đồ họa [render] ở độ phân giải cao hơn.
  • Băng thông bộ nhớ [Memory bandwith]: Băng thông bộ nhớ thể hiện tốc độ của VRAM. Điều này quyết định tốc độ các vật thể/hình ảnh được kết xuất và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc.
  • Giao diện: đây là loại kết nối card đồ họa dùng để kết nối với bo mạch chủ. Phần lớn các card đồ họa hiện đại sử dụng chuẩn PCI Express 3.0
  • Yêu cầu nguồn điện: đây là lượng năng lượng mà máy tính của bạn cần cung cấp, được đo bằng W.

Bước 3: Cân nhắc cách bạn sử dụng card đồ họa.

Các hoạt động cần xử lí đồ họa cao, như thiết kế đồ họa, xem video chất lượng cao, và chơi game sẽ được lợi nhiều nhất từ việc nâng cấp card màn hình rời. Nếu bạn chỉ dùng máy tính cho các hoạt động không yêu cầu nặng về đồ họa như email, lướt web hay nghe nhạc.

Xung nhịp cao là cần thiết để có tốc độ xử lí nhanh như bay khi chơi game. Đối với thiết kế đồ họa/ kết xuất 3D, bộ nhớ lớn để kết xuất nhiều chi tiết lại là lợi thế.

Bước 1: So sánh các chỉ số:

Phụ thuộc vào mục đích sử dụng, bạn sẽ cần suy nghĩ về điểm mạnh và điểm yếu của các card màn hình rời khác nhau.

Để chơi game, bạn nên tập trung vào băng thông [tốc độ dữ liệu được đọc và lưu trữ] hơn là RAM. Băng thông được đo bằng Mhz hoặc GHz, RAM được đo bằng GB

Bước 2: Kiểm tra yêu cầu phần mềm mà card màn hình rời bạn muốn chạy:

Phần lớn các phần mềm, đặc biệt các trò chơi, sẽ có yêu cầu cấu hình tối thiểu và cấu hình đề nghị để chạy mượt mà. Đây sẽ là hướng dẫn quan trọng để bạn lựa chọn loại card màn hình rời để mua nếu bạn chủ yếu muốn nâng cấp để chạy phần mềm đó.

Bước 3: Chọn card card màn hình rời phù hợp nhất với khoảng giá của bạn:

Nếu bạn vẫn còn dư tiền, bạn có thể cân nhắc mua card màn hình rời mạnh hơn nhu cầu của bạn để có thể chạy các phần mềm có yêu cầu cao hơn trong tương lai.

Các phần cứng và phần mềm phát triển rất nhanh. Một card màn hình rời giá rẻ sẽ trở nên lỗi thời rất nhanh, trong khi các card màn hình rời ở tầm cao sau một thời gian cũng sẽ dần giảm giá.

Phần lớn mọi người [trừ game thủ hay người thiết kế đồ họa chuyên nghiệp] sẽ tìm được card màn hình rời tốt với giá chưa đến 400 USD. Các card cao cấp sẽ có mức giá có thể lên đến hàng nghìn USD và không thật sự cần thiết đối với đa số mọi người.

Bước 4: Chọn một bộ tản nhiệt cho card màn hình rời [nếu có thể]

Các card màn hình rời cao cấp thường gặp phải vấn đề nhiệt độ do mức năng lượng sử dụng cao. Phần lớn chúng đều được trang bị quạt hoặc heatsink, nhưng có khả năng bạn phải trang bị thêm nếu máy tính của bạn thông khí không tốt.

Thêm tản nhiệt cũng sẽ làm tăng nhu cầu nguồn điện. Nếu việc nâng cấp card màn hình rời đã khiến nhu cầu về năng lượng gần đạt giới hạn, bạn cũng nên xem xét nâng cấp cả nguồn cấp điện.

Lời khuyên:

  • Bạn có thể kiểm tra khả năng của card màn hình rời bằng công cụ đánh giá bằng phần mềm 3D Mark đặc biệt. Điểm cho càng cao thì khả năng hoạt động càng mạnh.
  • Thường đối với máy tính bàn, bạn có thể thay thế card màn hình rời bằng cách mở case để tự thay hoặc nhờ ai đó giúp.
  • Apples Mac Pro thường sẽ có khe cắm để thêm card màn hình rời mới. Model của máy sẽ quyết định việc bạn cần card màn hình rời phù hợp với khe PCI hay khe PCIe.
  • Ép xung [overclock] cũng là một lựa chọn để tối đa hiệu năng của card màn hình rời đây là điểm cần chú ý nếu bạn sử dụng card màn hình rời cho mục đích chơi game.
  • NVIDIA và AMD đều có công nghệ cho phép kết nối nhiều hơn một card màn hình rời để tăng hiệu năng [SLI của NVIDIA và CrossFire của Radeon]. Tuy vậy thực tế, thêm một card màn hình rời chỉ tăng hiệu năng thêm 25-50%, và con số này càng giảm với card thứ 3 và thứ 4. Thậm chí bạn còn có thể gặp phải vấn đề không ổn định, không tương thích, tiêu thụ năng lượng lớn và ồn. Việc kết hợp này phù hợp khi bàn sử dụng dàn 03 màn hình hoặc màn hình có độ phân giải 4K. Nếu không, một card màn hình rời cao cấp là để để đáp ứng gần như mọi nhu cầu của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề