Các tỉnh giàu nhất việt nam 2023

Tin mới

  • VÒNG CHUNG KẾT FIFA WORLD CUP 2022
  • CHINH PHỤC ĐỈNH CAO BÀ RÁ LẦN THỨ 28-2023
  • Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
  • CON SỐ VÀ SỰ KIỆN
  • ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH PHƯỚC LẦN THỨ VI

  1. Kinh tế

Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023: Tạo động lực mới để phát triển toàn diện

BPO - Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức mới, tuy nhiên với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực của các cấp, ngành; cùng sự chung sức, đồng lòng của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, kinh tế - xã hội năm 2022 của Bình Phước đã khôi phục đà tăng trưởng, đạt nhiều kết quả tích cực. Trong 22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu có 18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Linh hoạt thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, trong năm, tỉnh đã sử dụng kịp thời, hiệu quả số vắc xin được phân bổ, bảo đảm đầy đủ thuốc chữa bệnh, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Đối với thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo các cấp, ngành triển khai kịp thời, đúng đối tượng hỗ trợ, góp phần quan trọng cho việc phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh. Tăng trưởng kinh tế năm 2022 ước tăng 9,1%, vượt kế hoạch đề ra 7-7,5%. Trong đó, kinh tế số chiếm tỷ trọng 5%; GRDP bình quân đầu người ước đạt 85,1 triệu đồng [tương đương 3.550 USD], tăng 11,6% so với năm 2021. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục nâng cao chất lượng, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất. Chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh theo định hướng quy hoạch. Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh và tiếp tục tăng mạnh so với năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành [IIP] tăng 23,08% so với năm 2021. Tỷ lệ lấp đầy của 14 khu công nghiệp là 67,6%, có 5 khu công nghiệp đã lấp đầy 100%.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội năm 2022 của Bình Phước đã khôi phục đà tăng trưởng. Trong ảnh: Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ một số dự án giao thông trên địa bàn huyện Bù Gia Mập - Ảnh: Hoàng Vũ

Đẩy mạnh phục hồi sản xuất, kinh doanh

Trên cơ sở kết quả đạt được và nhận định, đánh giá tình hình chung, năm 2023, UBND tỉnh đề ra mục tiêu, phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh [GRDP] tăng 8% so với năm 2022. GRDP bình quân đầu người đạt 93,5 triệu đồng, tăng 9,9% so với năm 2022. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 35.000 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4.150 triệu USD, tăng 7,8% so với năm 2022. Thu ngân sách 16.130 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022. Thành lập mới 1.200 doanh nghiệp, tăng 9% so với năm 2022. Toàn tỉnh giảm 2.000 hộ nghèo, trong đó giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số...

Để đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, UBND tỉnh xác định tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tạo động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, vững chắc. Tập trung thực hiện mạnh mẽ các giải pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý cao hơn mức bình quân của cả nước. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối vùng. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. 

Năm 2022, thu ngân sách đạt khá và dư nợ tín dụng ngân hàng tăng cao, góp phần quan trọng cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Ước thu ngân sách năm 2022 khoảng 14.535 tỷ đồng, bằng 119% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 102% dự toán điều chỉnh HĐND tỉnh thông qua và tăng 6% so với năm 2021. Thu hút đầu tư trong nước và phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc. Toàn tỉnh có 1.150 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 7,9% so với năm 2021, đạt 104,5% kế hoạch năm. Số hợp tác xã thành lập mới trong năm là 30 hợp tác xã, đạt 100% kế hoạch.

Song song đó, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án Tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, mã vùng trồng, đăng ký quyền bảo hộ và sở hữu trí tuệ các sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm [OCOP]. Triển khai thực hiện hiệu quả các đề án đã được UBND tỉnh ban hành như: ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, phát triển chăn nuôi theo hướng vùng an toàn dịch bệnh... 

UBND tỉnh cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch các khu công nghiệp phía Nam Đồng Phú. Triển khai xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các khu, cụm công nghiệp và thực hiện có hiệu quả các đề án thực hiện Chương trình hành động số 17-CTr/TU đã được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương về phát triển khu, cụm công nghiệp; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao… Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Ý kiến []

Chủ Đề