Các tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa là năm 2024

Gia đình văn hóa là một chỉ tiêu được chính phủ Việt Nam đề ra để thực hiện trong nhiều gia đình ở Việt Nam ở cấp tổ dân phố nhằm tạo ra một số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích các gia đình đạt các tiêu chuẩn này. Những gia đình được chính quyền cấp xã công nhận là đã đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp bằng khen cùng tên, bằng khen Gia đình văn hóa. Tổng cộng là có 22 chỉ tiêu.

Các tiêu chuẩn văn hóa của chương trình này dựa nhiều trên các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này không chỉ khép kín trong truyền thống, mà nó tiếp nhận các yếu tố văn hóa của những dân tộc khác. Đa phần các trường hợp nhận bằng khen là đủ tiêu chuẩn; tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cho rằng trong một số ít trường hợp chưa hoàn toàn đạt yêu cầu mà vẫn được cấp bằng khen. Nếu 80% gia đình trong một khu phố đạt chỉ tiêu là "Gia đình văn hóa" thì ủy ban nhân dân địa phương có thể xin được công nhận là "phố văn hóa" hoặc "làng văn hóa".

Mục đích[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1960, phong trào gia đình văn hóa được thí điểm đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên với 6 gia đình đầu tiên tại thôn Ngọc Tỉnh - xã Ngọc Long- huyện Yên Mỹ đồng thời cũng là những gia đình đầu tiên được công nhận Gia đình văn hóa. Mục đích của phong trào là khuyến khích các gia đình tích cực lao động sản xuất, thực hiện nếp sống mới, nuôi dạy con cái học hành tiến bộ, đoàn kết xóm làng và giữ gìn vệ sinh... Các hộ trong thôn tích cực xây dựng gia đình kiểu mẫu góp phần giúp phong trào tích cực lan rộng khắp các huyện, sau đó mở rộng tới nhiều địa phương khác.

Trong đó, về khung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa, Nghị định nêu rõ, để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

1- Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:

- Các thành viên trong gia đình chấp hành tốt chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật.

- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định.

- Bảo đảm thực hiện an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy.

- Bảo đảm các quy định về độ ồn, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng theo quy định của pháp luật về môi trường.

2- Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương:

- Tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên và môi trường của địa phương.

- Tham gia các phong trào từ thiện, nhân đạo; đền ơn đáp nghĩa; khuyến học khuyến tài và xây dựng gia đình học tập.

- Tham gia sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú.

- Tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức.

- Người trong độ tuổi có khả năng lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng.

- Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường.

3- Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng:

- Thực hiện tốt Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

- Thực hiện tốt chính sách dân số, hôn nhân và gia đình

- Thực hiện tốt các mục tiêu về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình/bạo lực trên cơ sở giới

- Hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước/các loại hình tương tự hợp vệ sinh

- Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn

Các trường hợp không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa

Thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường hợp sau thì không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa:

- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế.

- Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Vi phạm quy định về trật tự công cộng; hành vi đánh bạc trái phép; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống bạo lực gia đình.

Gia đình văn hóa là gia đình hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ, làm tốt nghĩa vụ công dân và đoàn kết với xóm giềng. Mỗi gia đình cần phải đảm bảo đủ những yêu cầu cơ bản sau để có thể trở thành gia đình văn hoá: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; Thực hiện kế hoạch hóa gia đình; Đoàn kết với xóm giềng; Làm tốt nghĩa vụ công dân.

Có thể khẳng định rằng gia đình văn hóa là gia đình phát huy được những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Theo:

2. Tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa

* Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú, gồm các tiêu chí sau:

- Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập;

- Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;

- Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định;

- Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;

- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định;

- Tham gia bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương;

- Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định;

- Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú;

- Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh;

- Không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ;

- Không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.

* Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, gồm các tiêu chí sau:

- Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng;

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung;

- Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới;

- Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe;

- Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội;

- Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn.

* Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, gồm các tiêu chí sau:

- Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng;

- Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức;

- Người trong độ tuổi lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng;

- Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường;

- Sử dụng nước sạch;

- Có công trình phụ hợp vệ sinh;

- Có phương tiện nghe, nhìn và thường xuyên được tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội.

[Điều 6 Nghị định 122/2018/NĐ-CP]

3. Các trường hợp không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa

Thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường sau:

- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế.

- Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.

- Có tảo hôn hoặc hôn nhân cận huyết thống.

- Có bạo lực gia đình bị xử phạt hành chính.

- Mắc các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, trộm cắp, tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc.

- Tham gia tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.

[Điều 7 Nghị định 122/2018/NĐ-CP]

4. Quy trình xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hằng năm

4.1 Hồ sơ xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm

- Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa của Trưởng thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố [sau đây gọi chung là Trưởng khu dân cư].

- Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa của hộ gia đình [Mẫu số 01]; Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Gia đình văn hóa [Mẫu số 03].

- Biên bản họp bình xét ở khu dân cư [].Mẫu số 07

[Điều 8 Nghị định 122/2018/NĐ-CP]

4.2 Trình tự xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm

- Trưởng khu dân cư căn cứ vào Bản đăng ký tham gia thi đua và bảng tự đánh giá của hộ gia đình để tổng hợp danh sách gia đình đủ điều kiện bình xét.

- Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét, tổ chức chấm điểm theo thang điểm, thành phần gồm:

+ Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, tổ chức đoàn thể;

+ Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét.

- Tổ chức cuộc họp bình xét:

+ Cuộc họp được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự;

+ Hình thức bình xét: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;

+ Kết quả bình xét: Các gia đình được đề nghị tặng danh hiệu Gia đình văn hóa khi có từ 60% trở lên thành viên dự họp đồng ý.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm [Mẫu số 11].

[Điều 9 Nghị định 122/2018/NĐ-CP]

5. Quy trình xét tặng Giấy khen Gia đình văn hóa

5.1 Hồ sơ đề nghị tặng Giấy khen Gia đình văn hóa

- Văn bản đề nghị tặng Giấy khen Gia đình văn hóa của Trưởng Khu dân cư [kèm theo danh sách hộ gia đình đủ tiêu chuẩn].

- Bản sao Quyết định công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa của các hộ gia đình trong 03 năm liên tục.

- Biên bản họp xét tặng Giấy khen Gia đình văn hóa [Mẫu số 08].

[Điều 10 Nghị định 122/2018/NĐ-CP]

5.2 Trình tự tặng Giấy khen Gia đình văn hóa

- Trưởng khu dân cư tổng hợp danh sách các hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa đủ điều kiện tặng Giấy khen Gia đình văn hóa.

- Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét, thành phần gồm:

+ Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, các tổ chức đoàn thể;

+ Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét.

- Tổ chức cuộc họp bình xét:

+ Cuộc họp được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự;

+ Hình thức bình xét: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;

+ Kết quả: Các gia đình được đề nghị tặng Giấy khen Gia đình văn hóa khi có từ 60% trở lên thành viên dự họp đồng ý. Trong trường hợp số lượng gia đình được đề nghị tặng Giấy khen vượt quá 15% tổng số gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa 3 năm liên tục thì căn cứ số phiếu đồng ý, lấy từ cao xuống thấp.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tặng Giấy khen, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra Quyết định tặng Giấy khen Gia đình văn hóa [Mẫu số 13].

[Điều 11 Nghị định 122/2018/NĐ-CP]

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề