Các thủ tục phân tích trong kiểm toán năm 2024

Thủ tục kiểm toán là một công việc do kiểm toán viên thực hiện để nhằm thu thập một bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán. Vậy thuật ngữ thủ tục kiểm toán là gì? Hãy cùng MISA MeInvoice tìm hiểu các thông tin liên quan trong bài viết sau đây.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán, có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu trước một số thông tin cần biết về kiểm toán. Hãy click vào bài viết xem thêm để biết được chi tiết.

Xem thêm: [Mới] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm

Các thủ tục phân tích trong kiểm toán năm 2024

Thủ tục kiểm toán (trong tiếng Anh là Audit procedures) là thuật ngữ dùng để chỉ một công việc cụ thể do kiểm toán viên thực hiện để thu thập một bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán.

2. Phân loại thủ tục kiểm toán

Thủ tục đánh giá rủi ro Đây là chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên cần phải thu thập hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động, bao gồm cả phần kiểm soát nội bộ, để từ đó có thể đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu trên các báo cáo tài chính của khách hàng. Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát Đây là hiểu biết của kiểm toán viên về việc kiểm soát nội bộ được sử dụng nhằm để đánh giá rủi ro kiểm soát cho mỗi nghiệp vụ – Mục tiêu kiểm toán liên quan. Thủ tục kiểm toán cơ bản – Thủ tục này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ.

– Có 03 thủ tục kiểm toán cơ bản bao gồm: Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ; Thủ tục phân tích; Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Cụ thể:

  • Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: được sử dụng để xác định liệu các mục tiêu kiểm toán các nghiệp vụ liên quan có bị vi phạm hay không tương ứng với mỗi nghiệp vụ.
  • Thủ tục phân tích: có liên quan tới sự so sánh giữa số tiền đã ghi nhận với dự tính /kế hoạch hay số liệu kỳ vọng nói chung do kiểm toán viên đưa ra.
  • Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư: là một thủ tục giúp kiểm toán viên thu thập được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao.

3. Đặc trưng của thủ tục kiểm toán

Thứ nhất: Mỗi thủ tục kiểm toán được sử dụng đều có các điểm mạnh và điểm yếu nhất định cho nên kiểm toán viên cần xem xét trong quá trình sử dụng chúng để thực hiện cam kết kiểm toán.

Thứ hai: Mục đích của kiểm toán viên là xác định các thủ tục kiểm toán để thu thập được các bằng chứng đáng tin cậy, nhằm đạt được sự hiểu biết nhất định về các rủi ro kiểm toán với chi phí ít nhất.

Thứ ba: Kiểm toán viên cần tìm kiếm bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy từ 03 giai đoạn khác nhau trong quy trình kiểm toán. Tuy nhiên, khi kiểm toán viên thực hiện những thủ tục kiểm toán sẽ phát sinh các mâu thuẫn cần được xem xét, giải quyết (chẳng hạn như chi phí kiểm toán với độ tin cậy và số lượng bằng chứng).

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên đến thủ tục kiểm toán. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

Các thủ tục phân tích trong kiểm toán năm 2024

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Thủ tục phân tích là kỹ thuật giúp kiểm toán viên nhận dạng những khoản mục bất thường. Các phương pháp phân tích gồm phân tích xu hướng, phân tích tỷ số và phân tích dự báo.

 Phân tích xu hướng

  • So sánh nợ phải thu khách hàng năm nay/ năm trước
  • So sánh nợ phải thu theo độ tuổi giữa năm nay / năm trước
  • So sánh doanh thu năm nay / năm trước
  • So sánh doanh thu bán chịu giữa các tháng trong năm  Phân tích tỷ số
  • Nợ phải thu / Doanh thu
  • Lãi gộp / Doanh thu
  • Vòng quay nợ phải thu
  • Số ngày thu tiền bình quân
  • Hàng bán bị trả lại và giảm giá / Doanh thu bán chịu (tính theo từng sản phẩm)
  • Tỷ lệ dự phòng nợ phải thu / tổng nợ phải thu

Có thể sử dụng rất nhiều tỷ suất để xem xét tính hợp lý chung của khoản mục doanh thu và tài khoản phải thu. Một trong những phương pháp được các kiểm toán viên sử dụng là lập bảng so sánh các tỷ suất của năm nay với năm trước.

Thủ tục phân tích Sai sót có thể xảy ra

  1. So sánh tỷ lệ lãi gộp năm nay so với năm trước

Tăng hay giảm doanh số

  1. So sánh doanh thu bán chịu giữa các tháng trong năm

Tăng hay giảm doanh số

  1. So sánh giữa số dư của tài khoản phải thu với doanh thu bán chịu của năm nay so với năm trước

Tăng hay giảm khoản thu được từ khách hàng

  1. So sánh số dư của các khách hàng có số dư nợ vượt quá một giới hạn nào đó với năm trước

Sai sót ở tài khoản phải thu

  1. So sánh giữa chi phí về nợ không thu hồi được với số dư tài khoản phải thu của năm nay và năm trước

Tăng hay giảm mức dự phòng

  1. So sánh các khoản phải thu phân tích theo từng nhóm tuổi của năm nay so

Tăng hay giảm mức dự phòng

với năm trước

VD: Kiểm toán viên tiến hành lập bảng phân tích biến động giữa các chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng, dự phòng phải thu khó đòi, doanh thu thuần của năm 2020 so với năm 2019, sau đó so sánh các chỉ tiêu qua 2 năm để tìm ra các biến động bất thường.

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Biến động Chỉ số Nợ phải thu KH

3,474,498,518,959 4,173,563,213,813 699.064.694 20,1%

Dự phòng phải thu khó đòi

16,794,705,625 16,434,079,108 (360.626) 2,1%

Doanh thu thuần

56,318,122,762,

4

59,636,286,225,

7

3.318.163.

3

5,9%

(Số liệu lấy từ BCTC của Vinamilk)

Qua bảng phân tích số liệu trên cho thấy nợ phải thu khách hàng năm 2020 so với năm 2019 tăng 699.064.694, tương ứng tỷ lệ 20,1%. Dự phòng phải thu khó đòi giảm 360.626, tương ứng tỷ lệ 2,1%. Doanh thu thuần tăng 3.318.163.462, tương ứng tỷ lệ 5,9%. Việc so sánh nợ phải thu KH, dự phòng phải thu khó đòi và doanh thu thuần năm 2020 so với năm 2019 cho thấy không có biến động bất thường. Tuy nợ phải thu KH năm 2020 tăng lên khá nhiều so với năm 2019 nhưng doanh thu thuần cũng tăng lên đáng kể cho thấy tình hình kinh doanh của đơn vị phát triển ổn định.

 So sánh nợ phải thu/ doanh thu của năm nay với năm trước

Nợ phải thu khách hàng và doanh thu là một trong những khoản mục quan trong mà kiểm toán viên cần phải lưu ý. Doanh nghiệp thường có xu hướng thổi phồng doanh thu, lợi nhuận bên cạnh đó nợ phải thu khách hàng lại có quan hệ mật thiết với kết quả hoạt động kinh doanh. Việc so sánh tỷ số này với số liệu của năm trước có thể giúp kiểm toán viên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính.