Các ngành của Học viện Ngoại giao

1. Học viện Ngoại giao – trường đại học của nhân tài và hoa khôi

Nhắc đến Học viện ngoại giao chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến ngay một trường đại học, nơi đào tạo ra rất nhiều nhân tài cho đất nước. Không chỉ có vậy, nơi đây cũng là trường mà rất nhiều hoa khôi vừa xinh đẹp vừa tài năng lựa chọn theo học.

Những hoa khôi ấy không chỉ là những bóng hồng xinh đẹp mà họ còn là những người làm rạng ranh bộ mặt dân tộc. Mà tiêu biểu nhất trong số ấy ta phải kể tới hoa hậu Phương Đông người được bắt nay, chụp ảnh và tham gia lễ đón tổng thống Obama trong chuyến ghé thăm Việt Nam của ông. Hay hoa khôi Khánh Linh, người tự tin đảm nhận vai trò MC trong chương trình đối thoại cùng Jack Ma. Ngoài ra còn rất nhiều những hoa khôi, hoa hậu xinh đẹp tài năng khác đến từ học viện ngoại giao.

Không chỉ có vậy, học viện ngoại giao cũng chính là nơi đào tạo ra số lượng lớn nhân tài cho đất nước đặc biệt là những nhân tài trong ngành ngoại giao. Mà trong đó tiêu biểu nhất hiện nay ta phải kể tới bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Bình Minh, ông là tiến sĩ ngành Luật và ngoại giao trường Học viện Ngoại giao.

Tìm việc làm với chuyên ngành ngoại giao thông qua kênh tuyển dụng việc làm hàng đầu Timviec365.net mang đến cho bạn những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất và phù hợp với mong muốn của bản thân.

Học viện Ngoại giao hay còn gọi là Học viên Quan hệ Quốc tế, đây là trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đào tạo cử nhân chuyên ngành ngoại giao. Học viện Ngoại giao là cơ quan tương đương cấp tổng cục ngoại giao, do thủ tướng chính phủ trực tiếp quy định những nội dung liên quan đến vấn đề đào tạo, chương trình đào tạo.

Với chức năng chính như vậy, Học viện Ngoại giao đào tạo chuyên sâu học viên về các ngành nghề liên quan đến ngoại giao. Đó chính là những khoa, những chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ, quan hệ quốc tế, …

Để trở thành sinh viên của Học viện ngoại giao không hề dễ, bởi lẽ, trường đại học này tuyển sinh với số điểm sàn tương đối cao. Trung bình khoảng 23 đến 24 điểm khối D.

Học viện Ngoại giao đào tạo chuyên ngành rất đa dạng, nhưng nhìn chung những chuyên ngành này liên quan đến vấn đề ngoại giao. Có thể kể một số chuyên ngành nổi bật sau trong học viện ngoại giao đó là: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế, Ngôn ngữ Anh.

Từ những chuyên ngành đào tạo này, học Học viện Ngoại giao ra làm gì?

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Học viện Ngoại giao ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp Học viện Ngoại giao bạn sẽ có rất nhiều cơ hội xin việc vào nhiều cơ quan, doanh nghiệp khác nhau. Đặc biệt, bạn có cơ hội làm việc trong bộ ngoại giao Việt Nam là rất lớn. Có thể nói học Học viện Ngoại giao ra cơ hội việc làm của bạn rất rộng mở. Chúng tôi có thể giới thiệu tới bạn một số việc làm nổi bật sau khi bạn học Học viện Ngoại giao ra như sau:

2.1. Học ngoại giao ra làm luật sư

Luật sư, họ là những người góp phần vào việc đảm bảo công bằng xã hội. Luật sư là những người nắm rõ nhất về luật và các điều khoản liên quan đến luật. Công việc chính của luật sư là bảo vệ quyền lợi chính đáng của thân chủ mình.

Đây là một công việc được đào tạo từ ngành luật khoa luật quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam. Đây cũng là một ngành hot được rất nhiều bạn trẻ chọn lựa và theo học.

2.2. Làm việc tại Đại sứ quán

Đại sứ quán là một trong những cơ quan đại diện của quốc gia khác được đặt trên địa phận nước ta. Đại sứ quán có vai trò quan trọng trong ngoại giao, họ là những người chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho đất nước mình trên nước bạn.

Với số lượng đại sứ quán khá nhiều trên lãnh thổ nước ta, làm việc tại đại sứ quán là một công việc được rất nhiều cử nhân tốt nghiệp học viện ngoại giao chọn lựa. Công việc này không chỉ phù hợp với những cử nhân đã tốt nghiệp mà rất nhiều sinh viên Học viện ngoại giao chọn, gắn bó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Làm nghề gì lương cao luôn là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang băn khoăn khi tìm kiếm con đường cũng như định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Để tìm kiếm câu trả lời cho bản thân bạn hãy ghé thăm trang thông tin về tuyển dụng việc làm Timviec365.net ngay nhé!

2.3. Phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch viên là một trong những công việc rất phù hợp với những bạn học khoa ngôn ngữ anh của trường. Công việc này có cơ hội việc làm rất rộng mở, với mức thu nhập đem lại cũng rất cao.

Trở thành một hướng dẫn viên du lịch, một phiên dịch viên là ước mơ của rất nhiều cử nhân học viện Ngoại giao tương lai. Công việc này không chỉ phù hợp là việc làm thêm mà nó còn rất phù hợp để là công việc gắn bó lâu dài.

2.4. Làm việc trong bộ ngoại giao Việt Nam

Làm việc trong bộ ngoại giao có lẽ là ước mơ lớn nhất, lý tưởng mà rất nhiều nhiều cử nhân học viện ngoại giao phấn đấu cả sự nghiệp mình. Công việc này hoàn toàn phù hợp với những cử nhân học viện ngoại giao tương lai.

Muốn trở thành nhân viên làm việc trong bộ ngoại giao bạn nhất định phải giỏi, có trình độ chuyên môn cao, có ngoại hình cũng là ưu thế rất lớn khi muốn làm việc tại đây. Bởi lẽ đây là bộ mặt của quốc gia của dân tộc.

2.5. Làm việc liên quan đến các ngành kinh tế

Với khoa kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao cũng là nơi đào tạo ra những nhà kinh tế học tương lai. Học từ học viện ngoại giao ra bạn có thể trở thành kế toán, nhân viên kinh doanh, … hay bất cứ công việc nào liên quan đến chuyên ngành kinh tế của bạn.

Học ngoại giao ra còn có thể làm rất nhiều công việc nhiên quan khác, để tìm hiểu thêm những công việc này bạn có thể truy cập vào Timviec365.net. Thông qua website này bạn hoàn toàn có thể chọn công việc phù hợp cho mình. 

Xem thêm : Học ngôn ngữ Anh ra làm gì – Cơ hội để hội nhập quốc tế rộng mở

3. Tương lai nghề nghiệp rộng mở nếu bạn tốt nghiệp loại xuất sắc Học viện Ngoại giao

Hiện nay, ngành ngoại giao đang trở thành xu hướng chọn lựa của giới trẻ. Trong hệ thống ngành nghề, nghề ngoại giao được cho là một nghề thời thượng.Trong các kỳ thi Đại học, Cao đẳng điểm chuẩn của các trường Ngoại giao luôn ở mức cao đến rất cao, chưa kể khối xét tuyển vào đây đa phần là các ngành khối D, chứng tỏ một điều rằng việc làm từ Học viện Ngoại giao là vô cùng hấp dẫn.

Một số ngành thuộc lĩnh vực ngoại thương đang là ngành “hot” như: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế, Ngôn ngữ Anh. … Đây đều là những ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong quan hệ quốc tế. Đồng thời những ngành này cũng đem lại mức thu nhập đáng mơ ước đối với mọi người.

Nhìn từ lĩnh vực chính trị, ngoại giao, đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh chính trị hiện nay với xu hướng hòa hoãn, hợp tác giữa các quốc gia, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, … Ngoại giao lại càng có vai trò quan trọng hơn nữa.

Có thể nói, ngoại giao không trực tiếp đem lại sự phát triển kinh tế như ngoại thương, nhưng kinh tế có phát triển hay không, xã hội có ổn định hay không là nhờ vào những người thực hiện tốt nhiệm vụ ngoại giao của mình. Chắc chắn rằng ngoại giao trong tương lai sẽ là ngành nghề hot hơn nữa, được nhiều bạn trẻ chọn lựa hơn nữa.

Tìm kiếm cơ hội việc làm cho chuyên ngành  quản trị và khởi nghiệp với những thông tin về việc làm và tuyển dụng hàng đầu từ Timviec365.net hứa hẹn những cơ hội việc làm tốt nhất cho bạn lựa chọn.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ học học viện Ngoại giao ra có thể làm những công việc gì. Từ đó, sẽ rất dễ dàng để bạn chọn công việc phù hợp với bản thân. 

Học viện Ngoại Giao đã chính thức công bố phương án tuyển sinh đại học năm 2021. Theo đó, DAV sẽ tuyển sinh 1350 chỉ tiêu chia đều cho 6 ngành đào tạo học viện.

GIỚI THIỆU CHUNG

  • Tên trường: Học viện Ngoại Giao
  • Tên tiếng Anh: Diplomatic Academy of Vietnam [DAV]
  • Mã trường: HQT
  • Loại trường: Công lập
  • Trực thuộc: Bộ Ngoại giao
  • Loại hình đào tạo: Đại học – Sau đại học
  • Lĩnh vực: Ngoại giao
  • Địa chỉ: 69 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 834 4540 [máy lẻ 2203] | 0943 48 28 40
  • Email:
  • Website: //dav.edu.vn/
  • Fanpage: //www.facebook.com/doanthanhniendav/

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2021

[Dựa theo Đề án tuyển sinh năm 2021 của Học viện Ngoại giao cập nhật ngày 19/4/2021]

1. Các ngành tuyển sinh

Thông tin về các ngành đào tạo, mã xét tuyển, mã tổ hợp và chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Ngoại giao năm 2021 như sau:

  • Ngành Quan hệ quốc tế [Chương trình tiêu chuẩn và CLC]
  • Mã ngành: 7310206
  • Chỉ tiêu: 350
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01, D03, D04
  • Ngành Luật quốc tế [Chương trình tiêu chuẩn và CLC]
  • Mã ngành: 7380108
  • Chỉ tiêu: 175
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Kinh tế quốc tế [Chương trình tiêu chuẩn và CLC]
  • Mã ngành: 7310106
  • Chỉ tiêu: 200
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
  • Ngành Truyền thông quốc tế [Chương trình tiêu chuẩn và CLC]
  • Mã ngành: 7320107
  • Chỉ tiêu: 350
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01, D03, D04
  • Ngành Kinh doanh quốc tế [Chương trình tiêu chuẩn và CLC]
  • Mã ngành: 7310120
  • Chỉ tiêu: 100
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
  • Ngành Ngôn ngữ Anh [Chương trình tiêu chuẩn và CLC]
  • Mã ngành: 7220201
  • Chỉ tiêu: 175
  • Tổ hợp xét tuyển: D01 [Môn Tiếng Anh hệ số 2 ]

2, Tổ hợp môn xét tuyển

Các khối thi vào Học viện Ngoại Giao năm 2021 bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Vật lí, Hóa học]
  • Khối A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối D01 [Văn, Toán, Tiếng Anh]
  • Khối D03 [Văn, Toán, Tiếng Pháp]
  • Khối D04 [Văn, Toán, Tiếng Trung]

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức tuyển sinh bên dưới. Nếu không trúng tuyển phương thức 1 có thể đăng ký xét tuyển theo phương thức 2.

3. Phương thức xét tuyển

Học viện Ngoại Giao tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 theo các phương thức sau:

    Phương thức 1: Xét kết hợp học bạ THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Chỉ tiêu tuyển sinh: 15% tổng chỉ tiêu mỗi ngành

Điều kiện xét tuyển

  • Tốt nghiệp THPT trong năm 2021
  • Có điểm TB cộng kết quả học tập 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 >= 8.0
  • Có 1 trong các chứng chỉ quốc tế sau [còn hạn sử dụng tính tới ngày nộp hồ sơ]: IELTS [Academic] >= 6.0 / TOEFL iBT >= 70 / SAT >= 1200 / DELF-B1 trở lên / HSK 4 trở lên

Tính điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển bao gồm:

  • Điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế theo bảng dưới
  • Tổng điểm TB cộng kết quả học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 3 học kỳ bất kỳ trong 5 HK lớp 10, 11 và HK1 lớp 12
  • Điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định

Bảng quy đổi điểm chứng chỉ quốc tế [thang điểm 10]

Chứng chỉ tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Trung SAT Điểm quy đổi
IELTS TOEFL iBT
6.0 70 1200 7.5
6.5 79 HSK4 [180] 1250 8.0
7.0 94 DELF-B1 HSK4 [270] 1300 8.5
7.5 102 DELF-B2 HSK5 [180] 1350 9.0
8.0 110 DELF-C1 HSK5 [240] 1400 9.5
8.5 113 DELF-C2 HSK6 1500 10

Công thức tính điểm xét tuyển như sau:

ĐXT [thang điểm 40] = A + B + C

Trong đó:

  • A là điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế
  • B là Tổng điểm TB cộng kết quả học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 3 học kỳ bất kỳ trong 5 HK lớp 10, 11 và HK1 lớp 12.
  • C là điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT [nếu có]

Lưu ý: Điểm xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh sẽ tính hệ số 2 với điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế và tính thang điểm 50.

Tiêu chí phụ

Trong trường hợp điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển từng ngành có số lượng thí sinh nhiều hơn số chỉ tiêu, DAV sẽ xét tiêu chí phụ như sau:

  • Tiêu chí phụ 1: Ưu tiên nguyện vọng cao hơn
  • Tiêu chí phụ 2: Ưu tiên điểm chứng chỉ quốc tế cao hơn
  • Tiêu chí phụ 3: Ưu tiên điểm TB học tập môn Ngoại ngữ của năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 với thí sinh xét khối A01, D01, D03, D04 hoặc môn Toán nếu xét khối A00 hoặc môn Văn nếu xét khối C00.

Đăng ký xét tuyển

  • Thời gian đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ: Từ ngày 20/5 – hết ngày 27/5/2021.
  • Thời gian công bố kết quả xét tuyển: Dự kiến trước ngày 15/6/2021.
  • Hình thức đăng ký xét tuyển: Đăng ký trực tuyến tại //tuyensinh.dav.edu.vn [mở cổng từ ngày 20/5/2021] và nộp hồ sơ về Học viện theo quy định.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển

Bao gồm:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu [thí sinh đăng ký trực tuyến và in phiếu đăng ký ra để nộp]
  • Bản sao công chứng chứng chỉ quốc tế
  • Bản sao công chứng học bạ THPT hoặc xác nhận kết quả học tập THPT có xác nhận của trường THPT với thí sinh chưa có học bạ
  • Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên [nếu có]

Hình thức và địa điểm nộp hồ sơ

Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp trong giờ hành chính [sáng từ 8h30 – 11h30, chiều từ 14h00 – 17h00] hoặc gửi qua đường bưu điện trước 17h00 ngày 27/5/2021 [tính theo dấu bưu điện] về địa chỉ: Phòng Đào tạo Đại học – Học viện Ngoại Giao, số 69 phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

Xác nhận nhập học

Thí sinh trúng tuyển nhập học theo các bước sau:

  • Bước 1: từ ngày 16/6 – 17h00 ngày 22/6/2021: Nộp bản cam kết nhập học và Chứng chỉ quốc tế [bản gốc] để xác nhận cam kết nhập học, đồng thời tham gia các hoạt động định hướng học tập do Học viện tổ chức.
  • Bước 2: Từ ngày 3/8 – 17h ngày 10/8/2021: Nộp bổ sung bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và nhận Giấy báo trúng tuyển chính thức.

Lưu ý: Thí sinh nộp giấy xác nhận nhập học qua bưu điện cần nộp bổ sung 01 phong bì dán tem, ghi địa chỉ và số điện thoại người nhận để Học viện gửi Giấy báo trúng tuyển chính thức qua bưu điện.

    Phương thức 2: Xét học bạ THPT

Chỉ tiêu tuyển sinh: 8% mỗi ngành

Điều kiện xét tuyển

  • Tốt nghiệp THPT
  • Có điểm TB cộng kết quả học tập của 3 học kỳ bất kỳ trong khoảng từ HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12 >= 18 điểm.

Đối tượng xét tuyển

  • Học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia
  • Có tên trong quyết định thành lập đội tuyển thi HSG Quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi HSG quốc gia cấp tỉnh, thành phố lớp 10, 11 hoặc 12 các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Anh, Tiếng Trung hoặc tiếng Pháp.
  • Có tên trong quyết định thành lập đội tuyển thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức, trong đó nội dung thi được đánh giá là phù hợp với môn thuộc tổ hợp xét tuyển.

Tính điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển bao gồm: Tổng điểm TB cộng kết quả học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong khoảng từ HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12 + Điểm ưu tiên

Trong đó, điểm ưu tiên bao gồm:

  • Điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  • Điểm ưu tiên cụ thể cho thí sinh thuộc các diện đối tượng sau:

+ Có tên trong Quyết định thành lập đội tuyển thi HSG Quốc gia hoặc Quyết định thành lập đội tuyển thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức: + 2 điểm

+ Đạt giải nhất kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố: + 1.5 điểm

+ Đạt giải nhì kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố: + 1.0 điểm

+ Đạt giải ba kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố: + 0.5 điểm

Công thức tính điểm xét tuyển như sau:

ĐXT [thang điểm 30] = A + B + C + D

Trong đó:

  • A, B, C lần lượt là điểm TB cộng kết quả học tập của môn A, môn B, môn C thuộc tổ hợp xét tuyển thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong khoảng từ HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12
  • D là điểm ưu tiên [nếu có]

Lưu ý: Điểm xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh sẽ tính = [A+B+C]x2 + D và tính thang điểm 40.

Tiêu chí phụ

Trong trường hợp điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển từng ngành có số lượng thí sinh nhiều hơn số chỉ tiêu, DAV sẽ xét tiêu chí phụ như sau:

  • Tiêu chí phụ 1: Ưu tiên nguyện vọng cao hơn
  • Tiêu chí phụ 2: Ưu tiên điểm TB học tập môn Ngoại ngữ của năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 với thí sinh xét khối A01, D01, D03, D04 / môn Toán nếu xét khối A00 / môn Văn nếu xét khối C00.

Đăng ký xét tuyển

  • Thời gian đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ: Từ ngày 20/5 – hết ngày 27/5/2021.
  • Thời gian công bố kết quả xét tuyển: Dự kiến trước ngày 15/6/2021.
  • Hình thức đăng ký xét tuyển: Đăng ký trực tuyến tại //tuyensinh.dav.edu.vn [mở cổng từ ngày 20/5/2021] và nộp hồ sơ về Học viện theo quy định.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển

Bao gồm:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu [thí sinh đăng ký trực tuyến và in phiếu đăng ký ra để nộp]
  • Bản gốc giấy xác nhận là học sinh trường THPT chuyên/trọng điểm quốc gia [tải mẫu] hoặc giấy xác nhận là thành viên đội tuyển thi HSG quốc gia / cuộc thi KHKT cấp Quốc gia hoặc Giấy chứng nhận đạt giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố.
  • Bản sao công chứng học bạ THPT hoặc xác nhận kết quả học tập THPT có xác nhận của trường THPT với thí sinh chưa có học bạ
  • Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên [nếu có]

Hình thức nộp hồ sơ và xác nhận nhập học

Tương tự phương thức 1

    Phương thức 3: Xét học bạ THPT, chứng chỉ quốc tế và phỏng vấn

Chỉ tiêu: 2%

Đối tượng xét tuyển

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài [đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT ở Việt Nam] ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam;
  • Thí sinh có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.

Điều kiện xét tuyển

Thí sinh thuộc các đối tượng trên và có chứng chỉ quốc tế IELTS Academic >= 7.0 hoặc TOEFL iBT >= 94 hoặc SAT >= 1300 hoặc DELF-B2 trở lên hoặc HSK5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tương đương.

Tính điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển bao gồm:

  • Điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế theo bảng dưới
  • Điểm phỏng vấn
  • Điểm ưu tiên theo quy định [nếu có]

Bảng quy đổi điểm chứng chỉ quốc tế [thang điểm 10]

Chứng chỉ tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Trung SAT Điểm quy đổi
IELTS TOEFL iBT
7.0 94 1300 8.5
7.5 102 DELF-B2 HSK5 [180] 1350 9.0
8.0 110 DELF-C1 HSK5 [240] 1400 9.5
8.5 113 DELF-C2 HSK6 1500 10

Công thức tính điểm xét tuyển như sau:

ĐXT [thang điểm 20] = A + B + C

Trong đó:

  • A là điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế
  • B là điểm phỏng vấn
  • C là điểm ưu tiên [nếu có]

Lưu ý: Điểm xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh sẽ tính hệ số 2 với điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế và tính thang điểm 30.

Tiêu chí phụ

Trong trường hợp điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển từng ngành có số lượng thí sinh nhiều hơn số chỉ tiêu, DAV sẽ xét tiêu chí phụ như sau:

  • Tiêu chí phụ 1: Điểm phỏng vấn
  • Tiêu chí phụ 2: Ưu tiên nguyện vọng cao hơn
  • Tiêu chí phụ 3: Ưu tiên điểm chứng chỉ quy đổi

Đăng ký xét tuyển

  • Thời gian đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ: Từ ngày 20/5 – hết ngày 27/5/2021.
  • Thời gian phỏng vấn: Dự kiến ngày 5/6/2021.
  • Thời gian công bố kết quả xét tuyển: Dự kiến trước ngày 15/6/2021.
  • Hình thức đăng ký xét tuyển: Thí sinh nộp hồ sơ theo quy định về Học viện.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển

Bao gồm:

  • Bản sao công chứng chứng chỉ quốc tế
  • Bản sao công chứng học bạ THPT hoặc xác nhận kết quả học tập THPT có xác nhận của trường THPT với thí sinh chưa có học bạ
  • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT [nếu có]
  • Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên [nếu có]

Hình thức nộp hồ sơ và xác nhận nhập học

Tương tự phương thức 1 và 2.

    Phương thức 3: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Chỉ tiêu: 30% mỗi ngành

Điều kiện xét tuyển

  • Tốt nghiệp THPT
  • Tham gia kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 do Bộ GD&ĐT tổ chức, có tổng điểm xét tuyển và điểm ưu tiên đạt mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do Học viện Ngoại giao quy định.
  • Không có điểm môn thi nào thuộc tổ hợp xét tuyển =< 1 điểm.

Lưu ý:

  • Học viện Ngoại giao không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ
  • Không sử dụng kết quả điểm thi bảo lưu để xét tuyển
  • Không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề

Cách tính điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển được tính là tổng điểm bài thi/môn thi theo thang điểm 10 + Điểm ưu tiên theo quy định, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Công thức tính điểm xét tuyển cụ thể:

ĐXT [thang 30] = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Lưu ý: Điểm xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh sẽ tính hệ số 2 môn Tiếng Anh và tính thang điểm 40.

Tiêu chí phụ

Trong trường hợp điểm đánh giá điểm xét tuyển tuyển từng ngành có số lượng thí sinh nhiều hơn số chỉ tiêu, DAV sẽ xét tiêu chí phụ như sau:

  • Tiêu chí phụ 1: Ưu tiên nguyện vọng cao hơn
  • Tiêu chí phụ 2: Ưu tiên điểm TB học tập môn Ngoại ngữ của năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 với thí sinh xét khối A01, D01, D03, D04 / môn Toán nếu xét khối A00 / môn Văn nếu xét khối C00.

4. Chính sách ưu tiên

Học viện Ngoại giao thực hiện chính sách ưu tiên xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định chung của Bộ GD&ĐT.

Chi tiết các bạn tham khảo mục 9 Đề án tuyển sinh Học viện Ngoại giao năm 2021 tại đây.

ĐIỂM CHUẨN/ĐIỂM TRÚNG TUYỂN 2021

Xem chi tiết điểm sàn, điểm chuẩn học bạ tại: Điểm chuẩn Học viện Ngoại giao

Tên ngành Khối XT Điểm chuẩn
2019 2020 2021
Ngôn ngữ Anh 33.25 34.75 36.9
Kinh tế quốc tế 24.85 26.7 27.4
Luật quốc tế 23.95 26 27.3
Quan hệ quốc tế A01, D01 25.1 26.6 27.6
D03, D04 25.6
Truyền thông quốc tế A01, D01 25.2 27 27.9
D03, D04 26
Kinh doanh quốc tế 27.0

Bảng tiêu chí phụ các năm của HV Ngoại Giao:

Tên ngành 2018 2019
Khối TCP 1 TCP 1
Ngôn ngữ Anh D01 Điểm Anh 9.2 Điểm Anh 9.2
Truyền thông quốc tế A01 Điểm Anh 9.4 Điểm Anh 8.8
D01 Điểm Anh 9.4 Điểm Anh 8.8
D03 Điểm T.Pháp 9.4 Điểm T.Pháp 8.8
Luật quốc tế A01 Điểm Anh 6.8 Điểm Anh 7.4
D01 Điểm Anh 6.8 Điểm Anh 7.4
Kinh tế quốc tế A00 Điểm Toán 7.4 Điểm Toán 8.8
A01 Điểm Anh 7.4 Điểm Anh 8.8
D01 Điểm Anh 7.4 Điểm Anh 8.8
Quan hệ quốc tế A00 Điểm Anh 7.6 Điểm Anh 9.4
A01 Điểm Anh 7.6 Điểm Anh 9.4
D03 Điểm T.Pháp 7.6 Điểm T.Pháp 9.4

Video liên quan

Chủ Đề