Các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt 2022

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM

__________

Số: 02/2022/TT-NHNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2022

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT- NHNN ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

______________

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 4 như sau:

d] Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14;”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:

“1. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b, c, đ khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này, số tiền cho vay đặc biệt, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt, lãi suất cho vay đặc biệt, thời hạn cho vay đặc biệt, việc trả nợ cho vay đặc biệt, việc miễn, giảm tiền lãi cho vay đặc biệt, việc xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt đã cho vay [bao gồm cả việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt, lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn] thực hiện theo phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14.”.

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số cụm từ của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Thay thế cụm từ “Khi có nhu cầu vay đặc biệt theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 4 Thông tư này” bằng cụm từ “Khi có nhu cầu vay đặc biệt theo quy định tại điểm b, c, đ khoản 1 Điều 4 Thông tư này” tại khoản 1 Điều 17.

2. Thay thế cụm từ “Đối với khoản vay đặc biệt quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 4 Thông tư này” bằng cụm từ “Đối với khoản vay đặc biệt quy định tại điểm b, c, đ khoản 1 Điều 4 Thông tư nàytại khoản 1 Điều 19.

3. Bỏ cụm từ “quyết định của Thủ tướng Chính phủ,” tại khoản 3 Điều 5, điểm đ khoản 1 Điều 16, Điều 17, Điều 19, khoản 2, 3 Điều 23, khoản 3 Điều 24.

4. Bỏ cụm từ “đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc” tại khoản 3 Điều 5, điểm c khoản 2, điểm c, d khoản 5 Điều 16.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 4. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 5 năm 2022./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tư pháp [để kiểm tra];

- Công báo;

- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Cổng Thông tin điện tử NHNN;

- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT.

KT. THỐNG ĐỐC

PHÓ THỐNG ĐỐC

Phạm Thanh Hà

 Cả TPBank và Công ty dịch vụ tài chính Aeon AFS [Nhật Bản] thuộc Tập đoàn Aeon Nhật Bản cùng ''để mắt'' đến HAFIC

Thêm nhiều thương vụ M&A công ty tài chính

Báo cáo ngành ngân hàng 2022 mới phát hành của Công ty chứng khoán MB [MBS] cho thấy, Covid-19 làm thị trường M&A lắng xuống, nhưng các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp [M&A] dự kiến sẽ nở rộ từ quý 4/2021, với sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài

Theo thống kê của hãng luật White & Case, trong 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam có 41 thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp với tổng giá trị 3,01 tỷ USD, trong đó riêng ngành dịch vụ tài chính ghi nhận 1,47 tỷ USD.

FE Credit hưởng lợi từ sự cộng hưởng với SMBC theo sau “siêu thương vụ” 2,8 tỷ USD. Tháng 10/2021 VPBank thành công thương vụ chuyển nhượng 49% vốn điều lệ Fe Credit cho đối tác SMBC với giá 1,4 tỷ USD. Trong dài hạn, FE Credit được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ dòng vốn chi phí thấp từ SMBC qua đó gia tăng NIM và lợi nhuận.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của tổ chức tài chính top 3 Nhật Bản này cũng sẽ giúp FE Credit hưởng lợi, khi cải thiện quy trình quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm mới cũng như thâm nhập các thị trường giàu tiềm năng như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan.

Ngân hàng Bank of Ayudhya của Thái Lan chi 69 triệu USD mua lại SHB Finance. Tại 31/12/2020, tổng dư nợ tại SHB Finance là 3,689 tỷ VND [tăng 35% YoY], LNST đạt 56 tỷ, giảm 34% YoY. Thương vụ này sẽ giúp ngân hàng đến từ Thái Lan tiếp cận khoảng 200.000 khách hàng của SHB Finance, giúp mở rộng hiện diện tại khu vực Đông Nam Á.

MSB nhận định, từ quý 4/2021 trở đi sẽ có thêm nhiều thương vụ mới. Theo đó, thương vụ thứ nhất là Ngân hàng MSB đang đàm phán đối tác nước ngoài bán công ty tài chính FCCOM sau khi thương vụ với Hyundai Card không thành. Tại 31/12/2020, tổng dư nợ [100% tiền mặt] là 322 tỷ, trong đó 28,4 tỷ VND là nợ xấu. NPL gia tăng làm LNST FCCOM giảm 64% YoY, đạt 2,3 tỷ VND.

Thương vụ thứ 2 là HAFIC đang là tâm điểm chú ý của nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Theo MBS, hiện cả TPBank [Việt Nam], Công ty dịch vụ tài chính Aeon AFS [Nhật Bản], KB Kookmin Card [Hàn Quốc] đều đang thể hiện sự quan tâm với CTTC Handico [HAFIC] dù công ty đang bị NHNN kiểm soát đặc biệt từ 2015.

Riêng với TPBank, kế hoạch mua lại một công ty tài chính đã được ngân hàng này thông qua từ năm 2019 nhưng vẫn chưa được hiện thực hóa. Tại Đại hội cổ đông thường niên 2021, lãnh đạo TPBank cho biết ngân hàng đang tiếp tục đàm phán với đối tác để tham gia cơ cấu tại công ty tài chính dưới sự kiểm soát của NHNN.

Nhiều ngân hàng tăng vốn khủng

Theo MBS, với quy định của nhà nước về tỷ lệ vốn an toàn [CAR], các ngân hàng hiện đang liên tục thực hiện các biện pháp nhằm tăng vốn điều lệ. Điều này khiến cho cuộc đua tăng vốn điều lệ ngân hàng trở nên hấp dẫn và có sự thay đổi nhanh chóng trong năm 2021.

Năm 2021, nhiều ngân hàng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ “khủng”. Trong đó, Vietinbank là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ với 48.058 tỷ đồng, tiếp sau là BIDV, Vietcombank, Techcombank, Agribank, MB Bank, VPBank…

Chậm nhất đến ngày 1/1/2023, các ngân hàng phải thực hiện tỷ lệ an toàn vốn [CAR] theo chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Tính đến nay đã có 16/35 ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41.

Không chỉ để đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn, việc tăng vốn cũng góp phần tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng, gia tăng nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi mà tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn được siết chặt lại theo lộ trình tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 của Ngân hàng nhà nước.

Theo đó, cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại và còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022 để các ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, cải thiện chất lượng tài sản về chất, tăng khả năng sinh lời gắn liền với quản trị rủi ro.

Video liên quan

Chủ Đề