Phân biệt tri thức khoa học và tri thức kinh nghiệm

Khoa học là lĩnh vực quan trọng trong đời sống, xã hội. Tuy nhiên, khi được hỏi khoa học là gì thì không phải ai cũng có thể trả lời một cách đầy đủ và chính xác về thuật ngữ này. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn tổng quát nhất về khoa học. 

Khái niệm khoa học

Thuật ngữ khoa học có nghĩa là gì?

Khoa học dịch sang tiếng Anh là Science. Vậy khoa học hay science là gì? Theo Luật Khoa học và Công nghệ, khái niệm khoa học được định nghĩa là hệ thống tri thức bao gồm tất cả những điều thuộc về bản chất, quy luật tồn tại cũng như phát triển của sự vật, hiện tượng và tư duy.

Bạn đang xem: Tri thức khoa học là gì

Hiểu một cách đơn giản, khoa học chính là quá trình nghiên cứu của con người nhằm khám phá ra những kiến thức mới, quy luật hay học thuyết mới… về các vấn đề của tự nhiên và xã hội. Những kiến thức, quy luật hay học thuyết mới có đặc điểm là tốt hơn, có khả năng thay thế dần những điều cũ, điều lạc hậu và không còn phù hợp với xã hội.

Ví dụ: Trước đây, người ta quan niệm rằng thực vật là những vật thể hoàn toàn không có cảm giác. Tuy nhiên, sau này, qua các cuộc thí nghiệm và nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra: thực vật là vật thể có cảm nhận. Điển hình như loài cây xấu hổ, khi con người chạm hoặc sờ nhẹ vào lá cây cũng đủ khiến những chiếc lá cụp lại. 

Còn khi nhìn từ góc độ hoạt động, khoa học được hiểu là lĩnh vực hoạt động của con người, mang mục đích khám phá ra bản chất và các quy luật vận động của thế giới. Con người ứng dụng thành tựu của các ngành khoa học, sự hiểu biết cũng như những điều đã khám phá được vào các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Như vậy, hiểu theo khía cạnh này, khoa học chính là hoạt động nghiên cứu khoa học, là quá trình để tạo ra tri thức cho xã hội loài người.

Phân loại khoa học

Khoa học thường chia thành 2 nhóm chính, đó là: Khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng

Vậy khoa học cơ bản là gì? 

Khoa học cơ bản

Khoa học cơ bản là hệ thống lý thuyết nhằm phản ánh các quan hệ, thuộc tính, quy luật khách quan, được thúc đẩy nghiên cứu bằng sự ham hiểu biết của con người. Khoảng thời gian trước thế kỷ 19, khoa học cơ bản được quan niệm là khoa học tự nhiên, tuy nhiên, về sau này, khi xã hội ngày càng phát triển thì những nghiên cứu cụ thể đã được xem xét và đưa ra. Khoa học cơ bản không chỉ đóng khung trong phạm vi khoa học tự nhiên mà còn bao gồm khoa học xã hội và khoa học hình thức [toán học]. 

Khoa học tự nhiên: Khoa học tự nhiên tiếng anh là gì? Đó là Natural Science. Khoa học tự nhiên có nhiệm vụ chính đó là nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, trong đó bao gồm cả đời sống sinh học.Khoa học xã hội có chức năng nghiên cứu về hành vi con người và xã hội.Khoa học hình thức: là khoa học nghiên cứu về toán học.

Xem thêm:  Ngôi kể thứ 3 là gì

Đặc điểm của những nhóm khoa học chính này là khoa học thực nghiệm, những kiến thức đúc rút phải được dựa trên sự quan sát, tìm hiểu và được thử nghiệm nhằm mục đích kiểm nghiệm tính đúng đắn. Quá trình thực nghiệm cần diễn ra trong một khoảng thời gian và nhiều lần bởi ở các khu vực làm việc khác nhau thì điều kiện để tiến hành thử nghiệm là khác biệt.

Riêng với khoa học hình thức sẽ có phương pháp nghiên cứu khách quan, đảm bảo mối liên hệ giữa các lĩnh vực kiến thức. Loại khoa học này nhằm xác minh kiến thức, toán học sử dụng chủ yếu phương pháp tiên nghiệm, bao gồm các số liệu thống kê và logic.

Xem thêm: Cách Làm Dầu Dừa Ép Lạnh Có Tốt Hơn Dầu Dừa Thủ Công Nguyên Chất?

Như vậy bạn đã hiểu khái niệm khoa học cơ bản là gì chưa?

Khoa học ứng dụng

Là loại bao gồm các phạm trù nghiên cứu và ứng dụng nó vào cuộc sống thực tiễn.

Một số loại khoa học khác như: sức khỏe, kỹ thuật… sẽ được nhóm lại thành khoa học ứng dụng và khoa học liên ngành. Nó có đặc điểm là sẽ bao gồm các yếu tố của một số ngành khoa học khác có thuật ngữ và cơ quan chuyên môn riêng. Khoa học ứng dụng sử dụng kiến thức tổng hợp từ khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để giải quyết vấn đề xảy ra trong thực tế, đồng thời phát triển công nghệ và thúc đẩy sự đi lên nói chung của xã hội.

Ý nghĩa khoa học là gì?

Khoa học đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong việc tiếp cận các lĩnh vực so với các thời kỳ trước đó. Những thành công từ kết quả nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn, để từ đó đưa ra giải pháp, hướng đi phù hợp. 

Có thể nói, khoa học cơ bản đã tạo ra toàn bộ công nghệ hiện nay, giúp thay đổi bộ mặt xã hội loài người. Bởi trên thực tế, xã hội loài người đã hình thành, tồn tại hàng triệu năm nay, nhưng chỉ với khoảng 200 năm gần đây, khi các nghiên cứu khoa học được ứng dụng đã tạo ra bước tiến vượt bậc ở tất cả các lĩnh vực. Những thành tựu của khoa học bằng tổng những thành tựu ở tất cả các ngành nghề khác cộng lại. 

Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu khoa học cơ bản không thể mang lại lợi ích ngay cho xã hội, mà cần có thời gian vận dụng vào thực tiễn để tạo ra của cải vật chất cho con người. 

Tri thức khoa học là gì?

Theo ý nghĩa của triết học, tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính và quy luật của thế giới, được diễn đạt dưới dạng hình thức ngôn ngữ hoặc các ký hiệu khác. Nói một cách dễ hiểu, tri thức là những hiểu biết do quá trình học tập, rèn luyện mà con người tích lũy được. 

Xem thêm:  Thị trường b2b là gì

Từ đó suy ra, tri thức khoa học là hệ thống tri thức khái quát về tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như quy luật vận động của chúng. Tri thức khoa học được xác lập trên căn cứ chính xác, được kiểm nghiệm và có tính ứng dụng cao.

Tri thức khoa học được chia thành 2 dạng chính là: tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm. Trong đó, tri thức lý luận dựa trên hệ thống kiến thức, lý luận nghiên cứu còn tri thức kinh nghiệm được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ chính các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày, là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. 

Thuật ngữ nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hoạt động xã hội nhằm hướng tới việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, chưa tìm ra. Một cách hiểu khác thì đây chính là hoạt động tìm ra cái mới, hát hiện bản chất sự vật, sự việc, phát triển nhận thức khoa học về thế giới từ đó để cải tạo thế giới.

Xem thêm: Sự Khác Nhau Giữa Cú Mèo Và Cú Lợn 2021, Đánh Số Mấy

Phân loại nghiên cứu khoa học

Theo chức năng nghiên cứuNghiên cứu mô tả [tiếng anh là Descriptive research]: mục đích nhằm đưa ra một hệ thống tri thức mới giúp con người phân biệt các sự vật, sự việc, các hiện tượng xung quanh. Thông thường, nghiên cứu mô tả sẽ bao gồm cả mô tả định tính và định lượng. Sự vật, hiện tượng sẽ được mô tả một cách riêng lẻ, sau đó được so sánh giữa nhiều sự vật, sự việc và hiện tượng khác nhau. Nghiên cứu giải thích [Explanatory research]: mục đích nhằm làm rõ các quy luật chi phối các hiện tượng hoặc các quá trình vận động của sự vật. Nghiên cứu sáng tạo [tiếng anh là Creative research]: hướng tới việc tạo ra các quy luật, sự vật mang tính khác biệt, mới lạ.Nghiên cứu dự báo [Anticipatory research]: giúp chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng hoặc sự vật trong tương lai. Theo tính chất Nghiên cứu cơ bản [hay còn gọi là Fundamental research]: nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, sự việc và hiện tượng. Nghiên cứu ứng dụng [Applied research]: giúp giải thích, tạo ra các giải pháp, quy trình công nghệ để ứng dụng vào đời sống, sản xuất và các hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu triển khai [Implementation research]: từ các nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng của chúng để tổ chức triển khai, thực hiện ở quy mô thử nghiệm.

Bài viết là những kiến thức về khoa học là gì, văn bản khoa học là gì, phân loại khoa học hay những kiến thức liên quan như: tri thức khoa học, nghiên cứu khoa học… Mong rằng qua những giải đáp trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nắm bắt, hiểu thêm về khoa học và vận dụng một cách tốt nhất vào thực tế. 

Chuyên mục: Hỏi đáp

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.

Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.

- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học [discipline] như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…

Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH nầy như sau:

* Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.

* Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.

* Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.

* Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.

* Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

* Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.

Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.

* Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.

* Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.

Thí dụ: phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây.

Đề tài: “Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa ven sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

Mục đích của đề tài: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.

Mục tiêu của đề tài:

1. Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu.

2. Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.

Video liên quan

Chủ Đề