Các loại thuốc bao tan trong ruột

[SKDS] - Trong thực tế, nhiều người đã tự tiện nghiền nhỏ viên thuốc hoặc bẻ đôi viên thuốc hoặc mở nang thuốc lấy bột hoặc hạt thuốc bên trong ra cho dễ uống. Việc làm này xảy ra nhiều hơn khi dùng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi. Làm như vậy không chỉ làm giảm chất lượng điều trị của thuốc mà còn có thể gây tai biến do thuốc. Sau đây là một số dạng thuốc cần uống nguyên vẹn viên thuốc:

Dạng thuốc bao tan trong ruột

Đây là dạng bào chế giúp thuốc không tan rã ở dạ dày mà chỉ tan ở phần đầu ruột non [tức tá tràng] và phóng thích dược chất ở ruột. Mục đích của thuốc bao tan trong ruột là: ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày [như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH8], ngăn ngừa dược chất bị hủy hoại bởi acid dịch vị [như viên nang zymoplex chứa các vi hạt bao tan ở ruột. Thực chất vi hạt chứa dược chất pancreatin là các enzym tuyến tụy giúp cho việc tiêu hóa sẽ bị hủy hoại  nếu tiếp xúc với acid dịch vị]... Như vậy, đối với thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên, không được bẻ nhỏ, kể cả nhai, ngậm.

 Không nên nghiền nhỏ viên thuốc.

Dạng thuốc phóng thích dược chất kéo dài

Đây là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ [matrix] chứa thuốc, sẽ phóng thích dược chất trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài, phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ. Vì vậy, chỉ cần uống thuốc 1 hoặc 2 lần trong ngày.

Đối với dạng thuốc này, lưu ý chữ viết tắt sau tên thuốc sẽ cho biết dạng thuốc như “phóng thích dược chất kéo dài” hoặc “cho tác dụng chậm, cho tác dụng lặp lại, cho tác dụng kiểm soát” như adalat LP, procan SR, adalat retard, polaramin repetabs, carbiset TR, dilacor XR, dimetapp extentabs, ditropan XL, dina cire CR...

Đặc biệt, dạng thuốc này chứa liều cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

Thuốc dùng ngậm dưới lưỡi

Thuốc loại này không được nghiền, bẻ nhỏ mà phải giữ nguyên vẹn để đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan. Bởi nếu bẻ nhỏ, nghiền nát sẽ phá vỡ và làm hỏng dạng thuốc. Ví dụ như các thuốc sorbitrat, sublingual, ergomar.

Dạng thuốc sủi bọt

Đây cũng là dạng phải giữ nguyên viên, thậm chí phải bảo quản thuốc thật tốt để tránh hút ẩm và chỉ uống sau khi hòa tan trong lượng nước vừa đủ để sủi bọt và tan hoàn toàn. Không bao giờ được bẻ nhỏ viên sủi bọt hoặc bỏ nguyên viên vào miệng uống.

Thuốc chứa dược chất rất đắng hoặc gây hại cho một số người nếu tiếp xúc

Một số thuốc khác như: betapen- VK, cipro, ceftin, desyrel, equanil... là thuốc phải uống nguyên vẹn viên. Nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.

Một số thuốc như dolobib, feldence, posicor nếu cà nhuyễn hoặc mở viên nang, bột thuốc sẽ phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng. Thậm chí có thuốc như propecia, proscar được khuyến cáo không được nghiền, bẻ nhỏ vì nếu bột thuốc bị phân tán, xâm nhập qua cơ thể phụ nữ mang thai [qua đường miệng, mũi, dính vào tay sau đó vào miệng] sẽ ảnh hưởng đến thai. Vì tính chất quan trọng của việc tuân thủ, người bệnh phải giữ nguyên vẹn viên thuốc khi uống.         

PGS.TS.Nguyễn Hữu Đức


Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Bởi vì việc này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc [hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc] và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.

I. Những dạng thuốc viên không được nghiền, nhai, bẻ nhỏ khi uống.

Có 6 dạng thuốc sau không nên được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ.

1. Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài

Là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ [matrix] chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài.

Thuốc phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ.

Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

2. Thuốc bao tan trong ruột

Là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non [tá tràng] và phóng thích dược chất ở ruột.

Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày; hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày [như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH=8].

Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên.

3. Thuốc ngậm dưới lưỡi

Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.

4. Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc

Là thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

5. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu Không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu hoặc dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa là thuốc phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.

II. Danh mục các thuốc không nên nghiền, bẻ, nhai khi uống của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Nhóm thuốc

Hoạt chất

Biệt dược

Thuốc giải phóng kéo dài

Metformin

Panfor SR

Trimetazidin

Trimpol MR, Vastarel MR

Gliclazid

Pyme Diapro MR

Nifedipin

Cordaflex 20mg

Thuốc bao tan ở ruột

Omeprazole

Kagasdine 20mg

Esomeprazole

Raciper 20mg

Thuốc ung thư

Capecitabin

Kpec 500mg

Letrozol

Letrozsun 2,5mg

Thuốc rất đắng, mùi khó chịu, kích ứng đường tiêu hóa mạnh

Ciprofloxacin

Scanax 500

Phenoxy methylpenicilin

Penicilin V kali 400.000 IU 400.000UI

Video liên quan

Chủ Đề