Chương trình giáo dục phổ thông 2006 môn thể dục

MỤC LỤC VĂN BẢN


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 16/2006/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ kết luận của Hội đồngquốc gia thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông ngày 05 tháng 4 năm 2006 vàđề nghị của ông Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng VụGiáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Bạn đang xem: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo quyết định số 16/2006/qđ-bgdđt

Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình giáodục phổ thông bao gồm:

1. Chương trình giáo dục phổ thông- Những vấn đề chung:

2. Chương trình giáo dục phổ thôngcấp Tiểu học, Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở, Chương trìnhgiáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông;

3. Chương trình giáo dục phổ thôngcủa 23 môn học và hoạt động giáo dục.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngàyđăng Công báo.

Đối với cấp Tiểu học và cấp Trunghọc cơ sở: Quyết định này thay thế Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 09tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trìnhTiểu học; Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Trung học cơ sở.

Đối với cấp Trung học phổ thông:Quyết định này được thực hiện đối với lớp 10 từ năm học 2006 - 2007, thực hiệnđối với lớp 10 và lớp 11 từ năm học 2007 - 2008. Từ năm học 2008 - 2009 thựchiện đối với cấp Trung học phổ thông và thay thế Quyết định số 329/QĐ ngày 31tháng 3 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về mụctiêu và kế hoạch đào tạo của trường Phổ thông trung học, Quyết định số04/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành Quy định tạm thời về mục tiêu và kế hoạch giáo dục của trườngTrung học phổ thông.

Điều 3.Các ông [bà] Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trunghọc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chươngtrình giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đàotạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giámđốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG Nguyễn Minh Hiển

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG[Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]

LỜINÓI ĐẦU

Đổi mới giáo dục phổ thông theoNghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnhvực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dụctừ Tiểu học tới Trung học phổ thông.

Quá trình triển khai chính thứcchương trình giáo dục ở Tiểu học, Trung học cơ sở và thí điểm ở Trung học phổthông cho thấy có một số vấn đề cần được tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện.Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định về chương trình giáo dục phổ thông với cáchhiểu đầy đủ và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Do vậy, chương trình giáodục phổ thông cần phải tiếp tục được điều chỉnh để hoàn thiện và tổ chức lạitheo quy định của Luật Giáo dục.

Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ Chương trình giáo dục phổ thông với sự thamgia của đông đảo các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lí giáo dục và giáoviên đang giảng dạy tại các nhà trường. Hội đồng Quốc gia thẩm định Chươngtrình giáo dục phổ thông được thành lập và đã dành nhiều thời gian xem xét,thẩm định các chương trình. Bộ Chương trình giáo dục phổ thông được ban hànhlần này là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trìnhđã được ban hành trước đây, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức dạyhọc ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước.

Bộ Chương trình giáo dục phổ thôngbao gồm:

1. Những vấn đề chung;

2. Chương trình chuẩn của 23 mônhọc và hoạt động giáo dục;

3. Chương trình các cấp học: Chươngtrình Tiểu học, Chương trình Trung học cơ sở, Chương trình Trung học phổ thông.

Nhân dịp này, Bộ Giáo dục và Đàotạo xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà giáo và cán bộquản lí giáo dục đã tham gia tích cực vào quá trình biên soạn, hoàn thiện cácchương trình. Bộ Giáo dục và Đào tạo xin bày tỏ sự cảm ơn tới các cơ quan, cáctổ chức và những cá nhân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiệnbộ Chương trình giáo dục phổ thông này.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Chương trình giáo dục phổ thông baogồm:

- Mục tiêu giáo dục phổ thông, mụctiêu giáo dục các cấp học, mục tiêu giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục;

- Phạm vi và cấu trúc nội dung giáodục đáp ứng mục tiêu giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục và phù hợpvới sự phát triển tuần tự của các cấp học;

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêucầu cơ bản về thái độ mà học sinh cần phải và có thể đạt được;

- Phương pháp giáo dục và hình thứctổ chức giáo dục phù hợp với đặc trưng của giáo dục phổ thông;

- Cách thức đánh giá kết quả giáodục phù hợp với đặc trưng của môn học và hoạt động giáo dục ở từng cấp học.

I. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Mục tiêu của giáo dục phổ thông làgiúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ vàcác kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách vàtrách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộcsống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông đượccụ thể hóa ở mục tiêu các cấp học và mục tiêu các môn học, các hoạt động giáodục.

II. PHẠM VI, CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC PHỔTHÔNG

1. Kế hoạch giáo dục phổ thông

MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TIỂU HỌC

MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Chuẩn

Nâng cao

Chuẩn

Nâng cao

Chuẩn

Nâng cao

Tiếng Việt

10

9

8

8

8

Ngữ văn

4

4

4

5

3

4

3,5

4

3

4

Toán

4

5

5

5

5

Toán

4

4

4

4

3

4

3,5

4

3,5

4

Đạo đức

1

1

1

1

1

Giáo dục công dân

1

1

1

1

1

1

1

Tự nhiên và Xã hội

1

1

2

Khoa học

2

2

Vật lý

1

1

1

2

2

2,5

2

2,5

2

3

Hóa học

2

2

2

2,5

2

2,5

2

2,5

Sinh học

2

2

2

2

1

1,5

1 ,5

1,5

1,5

2

Lịch sử và Địa lý

2

2

Lịch sử

1

2

1,5

1,5

1,5

1,5

1

2

1,5

2

Địa lý

1

2

1,5

1,5

1 ,5

2

1

1,5

1 5

2

Âm nhạc

1

1

1

1

1

Âm nhạc

1

1

1

0,5

Mỹ thuật

1

1

1

1

1

Mĩ thuật

1

1

1

0,5

Thủ công

1

1

1

Công nghệ

2

1,5

1,5

1

1 ,5

1,5

1

Kĩ thuật

1

1

Thể dục

1

2

2

2

2

Thể dục

2

2

2

2

2

2

2

Ngoại ngữ

3

3

3

2

3

4

3

4

3

4

Tin học

2

1,5

1,5

Giáo dục quốc phòng và an ninh

35 tiết/năm

Tự chọn [không bắt buộc]

*

*

*

*

*

Tự chọn

2

2

2

2

4

1,5

4

1

4

1,5

Giáo dục tập thể

2

2

2

2

2

Giáo dục tập thể

2

2

2

2

2

2

2

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

4 tiết/tháng

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

4 tiết/tháng

Giáo dục hướng nghiệp

3 tiết/tháng

Giáo dục nghề phổ thông

3 tiết/tuần

Tổng số tiết/tuần

22+

23+

23+

25+

25+

Tổng số tiết/tuần

27+

28,5+

29,5+

29+

29,5+

19,5+

29,5+

Giải thích, hướng dẫn

a] Các số trong cột tương ứng vớimỗi môn học, hoạt động giáo dục là số tiết của môn học, hoạt động giáo dục đótrong một tuần. Các số kèm theo dấu + ở dòng tổng số tiết/tuần chỉ tổng thờilượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong một tuần. Dấu * chỉ thờilượng của các nội dung tự chọn và môn học tự chọn ở Tiểu học.

b] Ở Tiểu học, thời lượng mỗi nămhọc ít nhất là 35 tuần. Đối với các trường, lớp dạy học 5 buổi/tuần, mỗi buổihọc không quá 4 giờ [240 phút]; các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiềuhơn 5 buổi/tuần, mỗi ngày học không quá 7 giờ [420 phút]. Mỗi tiết học trungbình 35 phút. Tất cả các trường, lớp đều thực hiện kế hoạch giáo dục này.

Ở Trung học cơ sở và Trung học phổthông, thời lượng mỗi năm học ít nhất là 35 tuần. Đối với các trường, lớp dạyhọc 6 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 5 tiết; các trường, lớp dạy học 2buổi/ngày hoặc nhiều hơn 6 buổi/tuần, mỗi ngày học không quá 8 tiết. Thời lượngmỗi tiết học là 45 phút. Tất cả các trường, lớp đều thực hiện kế hoạch giáo dụcnày.

c] Ở Tiểu học, bắt đầu từ lớp 1,đối với những trường, lớp dạy học tiếng dân tộc có thể dùng thời lượng tự chọnđể dạy học tiếng dân tộc. Bắt đầu từ lớp 3, thời lượng tự chọn dùng để dạy họccác nội dung tự chọn và hai môn học tự chọn [Ngoại ngữ và Tin học]. Học sinh cóthể chọn hoặc không chọn học các nội dung và hai môn học nêu trên.

Ở Trung học cơ sở, phải sử dụngthời lượng dạy học tự chọn để dạy học một số chủ đề tự chọn, tiếng dân tộc, Tinhọc,... Ở Trung học phổ thông, phải sử dụng thời lượng dạy học tự chọn để dạyhọc một số chủ đề tự chọn, một số môn học nâng cao.

d] Kế hoạch giáo dục Trung học phổthông gồm kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục theo chương trìnhchuẩn và kế hoạch giáo dục 8 môn học có nội dung nâng cao.

e] Việc áp dụng kế hoạch giáo dụcnày cho các vùng miền, các trường chuyên biệt, các trường, lớp học 2 buổi/ngày,các trường, lớp học nhiều hơn 5 buổi/tuần đối với tiểu học, nhiều hơn 6buổi/tuần đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông, thực hiện theo hướngdẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Yêu cầu đối với nội dung giáodục phổ thông

Nội dung giáo dục phổ thông phảiđạt được các yêu cầu sau:

a] Bảo đảm giáo dục toàn diện; pháttriển cân đối, hài hòa về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơbản; hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết của con ngườiViệt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

b] Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản,hiện đại, hướng nghiệp và có hệ thống; chú trọng thực hành, gắn với thực tiễncuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáodục phổ thông;

c] Tạo điều kiện thực hiện phươngpháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,bồi dưỡng năng lực tự học;

d] Bảo đảm tính thống nhất củachương trình giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước, đồng thời có thể vậndụng cho phù hợp với đặc điểm các vùng miền, nhà trường và các nhóm đối tượnghọc sinh;

e] Tiếp cận trình độ giáo dục phổthông của các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới.

III. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ CỦA CHƯƠNGTRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêucầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục màhọc sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. Mỗi cấp học cóchuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ mà học sinh cần phải đạt được.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứđể biên soạn sách giáo khoa, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từngmôn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi củachương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trìnhgiáo dục.

IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của họcsinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện củatừng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rènluyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

Sách giáo khoa và phương tiện dạyhọc phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông.

2. Hình thức tổ chức giáodục phổ thông bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trênlớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức tổ chức giáo dục phải bảo đảm cânđối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theolớp, nhóm và cá nhân; bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng vàtạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học sinh.

Để bảo đảm quyền học tập và học tậpcó chất lượng cho mọi trẻ em, có thể tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục theolớp ghép, lớp học hòa nhập,…

Đối với học sinh có năng khiếu, cóthể và cần phải vận dụng hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục thíchhợp nhằm phát triển năng khiếu, góp phần bồi dưỡng tài năng ngay từ giáo dụcphổ thông.

3. Giáo viên chủ động lựachọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp vớinội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Đánh giá kết quả giáo dụccủa học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp, mỗi cấp họcnhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quátrình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Đánh giá kết quả giáo dụccủa học sinh ở các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp, mỗi cấp học cầnphải:

a] Bảo đảm tính khách quan, toàndiện, khoa học và trung thực;

b] Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹnăng và yêu cầu về thái độ được cụ thể hóa ở từng môn học, hoạt động giáo dục;

c] Phối hợp giữa đánh giá thườngxuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh,đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của cộng đồng;

d] Kết hợp giữa hình thức trắcnghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác;

e] Sử dụng công cụ đánh giá thíchhợp.

3.

Xem thêm: Bộ 12 Đề Thi Học Kì 1 Lớp 6 Môn Vật Lý Lớp 6 Có Lời Giải Chi Tiết

Bộ Giáo dục và Đào tạoquy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc chỉđánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục.Sau mỗi lớp, cấp học có đánh giá xếp loại kết quả giáo dục của học sinh. Kếtthúc lớp 12, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông./.

Video liên quan

Chủ Đề