Các đường vành đai hngafyi ngày xưa là gì năm 2024

Ông Phan Văn Mãi [ Chủ tịch UBND TP.HCM ] cho biết, đã ghi nhận nhiều đóng góp khởi sắc về nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực của thành phố và dự kiến ngày 18/6 sẽ khởi công dự án Vành Đai 3

1. Đường Vành Đai là gì?

Đường Vành Đai [ hay còn gọi là đường bao ] là một con đường được bao xung quanh nội đô, nó có thể là đường cao tốc đô thị hoặc xa lộ nhằm giúp cho các phương tiện dễ dàng di chuyển vào các đường phố thuộc khu vực nội đô của thành phố đó hay các vùng dô thị. Đường Vành Đai được xây dựng kết nối với các tuyết đường quốc lộ và tỉnh lộ qua các nút giao đồng mức hoặc khác mức tùy thuộc vào từng đặc điểm riêng biệt của khu đô thị đó.

2. Tiến hành khởi công đường Vành Đai 3

Theo thông tin được biết tại cuộc họp thường kỳ tháng 5 của Chính Phủ vào sáng ngày 3 tháng 6, lãnh đạo tại nhiều tỉnh, thành phố cho biết hiện nay nền kinh tế đã có nhiều tín hiệu tích cực, khởi sắc sau những nổ lực của Chính Phủ trong việc tháo gỡ những vướng mắc về các thể chế đầu tư, kinh doanh, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp,... Đường Vành Đai 3 ở TP.HCM được đầu tư và xây dựng có sự phê duyệt bởi quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ và phê duyệt chi tiết đường Vành Đai 3

Dự án Vành Đai 3 được bắt ngang qua 4 tỉnh thành gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Theo như quyết định phê duyệt thì dự án có tổng chiều dài lên đến 89km. Vành Đai 3 được trải dài 11,2km trên tỉnh Đồng Nai và có điểm đầu nằm ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch và điểm cuối tại cầu Nhơn Trạch kết nối với TP. Thủ Đức [ TP.HCM]. Đồng thời trên tuyến đường này sẽ xây thêm 5km cao tốc làm khớp nối của dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch [Dài 28,4km] tại nút giao tỉnh lộ 25B với quy mô 4 làn xe và vận tốc lên đến 100km/h Vào cuối tháng 2/2023, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã phê duyệt dự án này thành 3 phân đoạn đi qua Đồng Nai, Theo như kế hoạch, dự án Vành Đai 3 qua địa phận tỉnh Đồng Nai sẽ khởi công vào cuối tháng 6/2023. Theo thông tin ban đầu, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai [BQLDA] hiện là đơn vị đang hoàn thành công tác đấu thầu để có thể khởi công xây dựng vào cuối tháng 6 này hoặc nếu trong trường hợp không kịp vào cuối tháng 6, dự án sẽ khởi công đầu tháng 7/2023. Hơn nữa, đơn vị này cũng cho biết là báo cáo đánh giá tác động môi trường đến dự án chậm được phê duyệt nên vì vậy nó cũng ảnh hưởng chung đến dự án và dự án cũng có khả năng làm chậm khởi công.

Về việc hồ sơ ranh giới thu hồi đất, cột mốc dự án BQLDA cho biết đã nhận bàn giao từ trung tâm phát triển quỹ đất của huyện và đang thu xếp triển khai các thủ tục để sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Hiện nay, dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được cho phép khởi công vào ngày 24/9/2022 với gói thầu CW1 để thi công cầu Nhơn Trạch và đây cũng là 1 trong 2 gói thầu quan trọng nhất mang yếu tố quyết định để kịp tiến độ dự án. Cụ thể hơn là gói thầu CW1 xây dựng cầu Nhơn Trạch có đường dẫn hơn 560m [Km10+000 - Km12+600] quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/giờ, rộng 20,5 - 26m, 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp được phê duyệt hơn 2.453 tỷ đồng. Gói thầu CW2 xây dựng đoạn tuyết Km5+000 - Km10+000 và Km12+600 - Km13+750 có dự toán được duyệt gần 1.230 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đã hơn 8 tháng nay từ lúc khởi công xây dựng dự án thành phần A1, dự án vẫn chưa thể đạt tiến độ phát triển do phía Đồng Nai còn chậm bàn giao mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án. Đến nay, địa phương chỉ bàn giao được 3,2km trên tổng chiều chài 8,2km và chỉ đạt khoảng 40% tiến độ bàn giao. Về mặt phía bờ TP.HCM cơ bản đã bàn giao hoàn thất trong khi phía bờ huyện Nhơn Trạch đến nay mới chỉ bàn giao được hơn 1,35/6,3km đạt 21%.

Hà Nội quy hoạch 7 tuyến đường vành đai với tổng chiều dài 285 km, tuy nhiên hiện mới hoàn thành hơn 132 km.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa báo cáo thành phố quy hoạch, hiện trạng và định hướng đầu tư 7 tuyến đường vành đai trên địa bàn. Trong đó 5 tuyến vành đai chính [1, 2, 3, 4, 5] và 2 tuyến vành đai hỗ trợ [2,5 và 3,5].

Các đường vành đai của Hà Nội. Đồ hoạ: Tiến Thành

Vành đai 1 dài hơn 7 km qua các phố Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Xã Đàn – Hoàng Cầu – Voi Phục; hiện còn đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục [2,5 km] chưa hoàn thành.

Vành đai 2 dài 39 km với hướng tuyến phía Nam sông Hồng qua Vĩnh Tuy - Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Nhật Tân; hướng tuyến phía Bắc sông Hồng đi trùng đường 5 cũ và đường 5 kéo dài [từ cầu Vĩnh Tuy - cầu Nhật Tân].

Đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy của vành đai này đã hình thành tuyến nhưng chưa mở rộng theo quy hoạch; đang thi công mở rộng đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng.

Vành đai 2,5 dài hơn 19 km chia làm 13 đoạn, còn 5 đoạn đang triển khai [gần 6 km] và 4 đoạn chưa được đầu tư [gần 4 km]. 9 đoạn này nằm chủ yếu trên địa bàn các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai.

Vành đai 3 dài 68 km, hướng tuyến Nam Thăng Long - Mai Dịch - Pháp Vân - Cầu Thanh Trì - Sài Đồng - Ninh Hiệp - Đồng Xuân và nối vào đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Đoạn cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Nội Bài [14 km] chưa được đầu tư.

Vành đai 3,5 hơn 45 km mới hình thành một trong số 8 đoạn [đường Lê Trọng Tấn và đường Phúc La - Văn Phú]; đoạn từ quốc lộ 32 đến đại lộ Thăng Long đang được đầu tư.

Vành đai 4 dài hơn 112 km đi qua TP Hà Nội [58 km] và hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh; dự kiến trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 5/2022.

Vành đai 5 dài 331 km, đi qua 8 tỉnh thành Hà Nội [48 km], Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Đa số các đoạn tuyến của vành đai này hiện chưa được đầu tư.

Đường vành đai 3 [đi cao và dưới thấp] đoạn qua Phạm Văn Đồng. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong tổng số 285 km 7 tuyến vành đai nằm trên địa bàn thành phố, đến nay mới hoàn thành hơn 132 km [tương ứng 46%]; khoảng 20 km đang triển khai đầu tư; 83 km trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập chủ trương; còn lại 49 km chưa được nghiên cứu hình thành dự án.

Lý do chậm triển khai được chỉ ra là kinh phí ngân sách Nhà nước bố trí để triển khai đầu tư các tuyến đường vành đai rất lớn, chỉ tính riêng hơn 83 km đang triển khai chuẩn bị đầu tư [cho 5 đoạn tuyến của vành đai 3,5 và vành đai 4 đoạn qua Hà Nội], vốn đầu tư công cần bố trí khoảng 53.574 tỷ đồng [riêng vành đai 4 là 31.299 tỷ đồng].

Một số dự án, đoạn tuyến có số lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư cũng như kinh phí rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định dân cư cũng như tiến độ và tính khả thi khi triển khai. Trong đó phải kể đến vành đai 1 [đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục, 7.200 tỷ đồng]; vành đai 2,5 [3 đoạn khu đô thị mới Dịch Vọng - Dương Đình Nghệ, 928 tỷ đồng; Trung Kính – Trần Duy Hưng, 1.150 tỷ đồng; Ngụy Như Kom Tum – Nguyễn Trãi – Đầm Hồng, 2.601 tỷ đồng].

Từ thực tiễn nêu trên, Sở Giao thông Vận tải đề xuất phân kỳ đầu tư đối với dự án xây dựng tuyến đường vành đai 1 [Hoàng Cầu – Voi Phục], theo hướng trong giai đoạn 2021-2025 triển khai trước để hoàn thiện 2 nút giao thông [nút giao với đường Nguyễn Chí Thanh và nút giao với đường Láng Hạ - Giảng Võ].

Đối với tuyến đường Vành đai 2, Sở đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án Cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2, và đoạn Vĩnh Tuy – Chợ Mơ – Ngã Tư Vọng; đồng thời nghiên cứu phương án đầu tư hoàn thiện đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy, lên phương án đường trên cao thuộc đoạn tuyến này để làm cơ sở triển khai dự án trong giai đoạn 2026-2030.

Sở cũng đề xuất thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh nhiều dự án đoạn tuyến với vành đai 2,5, vành đai 3 và 3, 5.

Chủ Đề