Các dạng bài tập về quá trình đẳng tích

  • bai 1: chuyen dong co

    1. Bài 1: Chuyển động cơ Học thử

  • bai 10: su roi tu do [ly thuyet]

    16. Bài 10: Sự rơi tự do [lý thuyết]

  • bai 21: on tap chuong i

    33. Bài 21: Ôn tập chương I

  • bai 7: bai tap cong va cong suat

    9. Bài 7: Bài tập công và công suất

  • bai 14: bai tap the nang dan hoi

    19. Bài 14: Bài tập thế năng đàn hồi

Quá trình đẳng tích và định luật Sác-lơ là 2 kiến thức cơ bản của chương trình Vật lý 10 nhưng lại khiến nhiều bạn học sinh gặp khó khăn trong quá trình vận dụng để giải các bài tập lý thuyết cũng như vận dụng. Biết được điều đó, hôm nay HocThatGioi sẽ gửi đến các bạn bài viết Lý thuyết kèm bài tập quá trình đẳng tích và định luật Sác-lơ đầy đủ chi tiết nhất để bạn đọc có thể nắm vững nội dung này nhé! Khám phá ngay thôi!

Lý thuyết kèm bài tập quá trình đẳng tích và định luật Sác-lơ đầy đủ chi tiết nhất

Định nghĩa: Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi.

Ví dụ:

  • Cố định pittong để giữ thể tích khí trong xilanh không đổi, đốt nóng xilanh để thay đổi nhiệt độ và áp suất của khí trong xi lanh là quá trình biến đổi đẳng tích. 
  • Vào mùa hè, trời nóng có thể xảy hiện tượng nổ lốp ô tô. Nguyên nhân là do lốp xe được bơm căng không khí, thể tích khí không đổi, khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên, làm nhiệt độ khí cũng tăng, dẫn đến áp suất khí trong lốp xe tăng lên. Đây có thể coi là quá trình biến đổi đẳng tích.
Ví dụ quá trình đẳng tích

Phát biểu: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

Hệ thức của định luật Sác-lơ:

Hệ thức

p \backsim T hay

\frac{p}{T} = hằng số

Trong đó: p là áp suất [Pa]

T là nhiệt độ tuyệt đối [độ C]

Lưu ý: Nếu gọi p_1, T_1 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối ở trạng thái 1, gọi p_2, T_2 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối ở trạng thái 2 thì ta sẽ có hệ thức: \frac{p_1}{T_1}=\frac{p_2}{T_2}

Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.

Đường đẳng tích có dạng:

  • Trong hệ tọa độ [p,T] đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
  • Đường đẳng tích ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn đường đẳng tích ở dưới

=> Xem thêm Lý thuyết kèm bài tập quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt đầy đủ chi tiết nhất

Thế nào là quá trình đẳng tích? Tìm một ví dụ về quá trình đẳng tích này.

Hướng dẫn giải: Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khí mà thể tích không thay đổi.

Một ví dụ: Cho khí vào xilanh, cố định Pittong, cho xilanh vào chậu nước nóng. Khi đó T tăng, P tăng nhưng V không đổi.

Viết hệ thức liên hệ giữa P và T trong quá trình đẳng thức của một lượng khí nhất định.

Hướng dẫn giải:
\frac{p_1}{T_1}=\frac{p_2}{T_2}=\frac{p_3}{T_3}, p \backsim T
hay \frac{p}{T} = hằng số

Phát biểu định luật Sác-lơ

Hướng dẫn giải:
Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối

Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 30 [độ C] và áp suất 2 bar. [1 bar = 105 Pa]. Hỏi phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu độ để áp suất tăng gấp đôi?

Hướng dẫn giải:

Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất 5 bar và nhiệt độ 25 [độ C]. Khi xe chạy nhanh lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 50 [độ C]. Tính áp suất của không khí trong lốp xe lúc này.

Hướng dẫn giải:

Như vậy, bài viết về Lý thuyết kèm bài tập quá trình đẳng tích và định luật Sác-lơ đầy đủ chi tiết nhất của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết, hy vọng sẽ giúp các bạn tiếp thu được các kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết

Bài viết khác liên quan đến Chất khí

Video liên quan

Chủ Đề