Các chính sách kích cầu của Việt năm 2009

“Cú hích” cho nền kinh tế

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc, Chính phủ xin được điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế [GDP] năm 2009 từ khoảng 6,5% xuống khoảng 5%, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước [NSNN] năm 2009 tối đa khoảng 8% GDP.

Liên quan đến gói kích cầu của Chính phủ, Bộ trưởng Phúc cho biết, cho đến thời điểm này, tổng gói kích cầu đã lên tới 143 nghìn tỉ đồng [tương đương 8 tỉ USD] và 17.000 tỉ đồng [khoảng 1 tỉ USD] vốn vay có bảo lãnh.

Khoản 8 tỉ USD bao gồm: hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng 17.000 tỉ đồng; tạm hoãn không thu hồi các khoản ứng trước kế hoạch đầu tư phát triển thuộc NSNN năm 2009 khoảng 3.400 tỉ đồng; ứng trước kế hoạch NSNN các năm tiếp theo cho các dự án chuyển tiếp, có khả năng hoàn thành trong năm 2009, 2010 khoảng 37.200 tỉ đồng; chuyển nguồn kế hoạch NSNN và trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỉ đồng; bổ sung thêm kế hoạch trái phiếu Chính phủ năm 2009 là 20.000 tỉ đồng; miễn, giảm thuế khoảng 28.000 tỉ đồng; các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỉ đồng.

Báo cáo giám sát về gói kích cầu của UB Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận xét: "Việc triển khai thực hiện vốn kích cầu của Chính phủ khá kịp thời, đã tạo ra "cú hích" cho nền kinh tế đang trong tình trạng trì trệ và suy giảm, đem lại những kết quả tích cực bước đầu".

Lạm phát đang rình rập

Tuy nhiên, UB Tài chính - Ngân sách cũng thẳng thắn đánh giá, gói kích cầu chưa thực sự đảm bảo được các nguyên tắc: kịp thời, đúng đối tượng, đem lại hiệu quả thiết thực trong mức độ cho phép và mang tính ngắn hạn.

Cụ thể, về hỗ trợ lãi suất 4% [17.000 tỉ đồng], ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách cho biết, qua giám sát, nhiều ý kiến trong UB cho rằng, việc thực hiện đảo nợ là khó tránh khỏi và sẽ diễn ra khá phổ biến ở các DN đang gặp khó khăn do trước đây vay nợ với lãi suất cao.

\n

Chính sách bù lãi suất mang tính bình quân không tạo cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, giảm bớt những DN làm ăn kém hiệu quả. Cũng có ý kiến cho biết, bù lãi suất 4% thực chất chỉ là "cứu trợ" cho hệ thống ngân hàng và các DN đang gặp khó khăn, không mang ý nghĩa nhiều cho mục tiêu kích cầu đầu tư và tiêu dùng.

Việc miễn, giảm bình quân 30% thuế thu nhập doanh nghiệp và giãn thời hạn nộp 9 tháng đối với DN vừa và nhỏ cũng là một sự cào bằng đối với DN gặp khó khăn và DN không gặp khó khăn.

Mặt khác, trong thời gian qua dư nợ bảo lãnh tín dụng chủ yếu vẫn tập trung vào các DN nhà nước, các DN nhỏ và vừa thuộc khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ còn thấp, trong khi đó, hiệu quả đầu tư của khối các DN ngoài quốc doanh đạt cao [hệ số ICOR thấp hơn rất nhiều so với khối DN nhà nước].

UB Tài chính - Ngân sách cảnh báo, nếu không giám sát chặt chẽ và quản lý có hiệu quả gói kích cầu, sẽ dễ xảy ra thất thoát, lãng phí các nguồn vốn vay, gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tượng "đầu cơ nóng" với các dự án vay chất lượng thấp hoặc triển khai kém, giải ngân không đúng mục đích. Nguy cơ tái lạm phát sẽ là hiện hữu trong những năm tới nếu sử dụng "gói kích cầu" kém hiệu quả, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nới lỏng cả về phạm vi và thời gian. Nó cũng có thể làm ảnh hưởng sức cạnh tranh của nền kinh tế do việc cho vay nặng tính bao cấp, thiên về quy mô, tốc độ, không phát huy vai trò điều tiết của cơ chế thị trường.

UB Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần tiếp tục rà soát lại gói kích cầu, đảm bảo được nguyên tắc: kịp thời, đúng đối tượng, hiệu quả và kiên quyết thực hiện dứt điểm trong ngắn hạn, tránh kéo dài làm ảnh hưởng tới ổn định vĩ mô trong dài hạn.

Xuân Toàn

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2009 - Ảnh Chinhphu.vn

Tính hiệu quả của gói kích cầu của Chính phủ đã thu hút sự tập trung thảo luận và cho ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2009.

Biểu hiện cụ thể là, GDP trong quý I có tốc độ tăng trưởng 3,14%, sang quý II tăng 4,46%, quý III ước tăng 5,67% và quý IV dự báo tăng 6,8%, cả năm dự báo GDP tăng khoảng 5,2%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 19%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,4%, khu vực dịch vụ tăng 6,5%.

Chuyển biến rõ nét ở từng ngành, từng lĩnh vực

Nhờ tác động của gói kích cầu, trong từng ngành, từng lĩnh vực đều có chuyển biến rõ nét. Sản xuất công nghiệp phục hồi khá nhanh. Sau khi giảm sâu trong tháng 1 [-4,4%], ngành công nghiệp lấy lại tốc độ tăng trưởng trong các tháng tiếp theo và đến tháng 10 đã tăng 11,9% so với cùng kỳ 2008.

Đặc biệt, ngành xây dựng từ mức tăng trưởng âm 0,4% về giá trị tăng thêm trong năm 2008 đã tăng 6,9% trong quý I, tăng 9,8% trong quý II, tăng 11% trong quý III và dự kiến cả năm có thể đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 11% nhờ các biện pháp hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư.

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có bước phát triển khá. Giá trị sản suất toàn nghành nông, lâm, ngư nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng lương thực vụ đông xuân vượt mức kỷ lục của năm trước [tăng 0,3%].

Với việc hỗ trợ lãi suất ở mức 4% năm, đã giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất và hỗ trợ cho việc phát triển ổn định và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã giảm bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi và từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích thích cầu đầu tư tiêu dùng.

Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế, theo thống kê, đến ngày 31/8/2009 đã có trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế, trong đó có trên 36.000 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 42.000 doanh nghiệp được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, 47.000 doanh nghiệp được giảm 50% thuế giá trị gia tăng…

Đặc biệt, trong điều kiện rất khó khăn của nền kinh tế do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhất là hướng vào công tác xóa đói, giảm nghèo; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh đã được tiến hành sâu rộng; góp phần bảo đảm đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với người  nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… Qua đó, công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều chuyển biến quan trọng, theo tính toán, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 ước còn khoảng 11%, vượt kế hoạch đề ra.

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, một số thành viên Chính phủ cũng nêu lên một số hạn chế trong việc triển khai các chính sách kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội như: Việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng có tác động làm tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức khá cao… Ngoài ra, việc hỗ trợ lãi suất bằng VNĐ dẫn đến chuyển dịch từ vay ngoại tệ sang VNĐ để mua ngoại tệ nhằm giảm bớt rủi ro tỷ giá đã gây mất cân đối trên thị trường ngoại hối.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng, dự báo tình hình kinh tế và thương mại thế giới sẽ dần phục hồi trở lại - Ảnh Chinhphu.vn

Điều chỉnh hợp lý về nội dung chính sách, phạm vi và mức độ hỗ trợ

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc và một số thành viên Chính phủ, trong thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế và thương mại thế giới sẽ dần phục hồi trở lại, song vẫn còn nhiều khó khăn thách thức.

Nền kinh tế nước ta trong năm 2010 tiếp tục phục hồi và sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009, có thể lấy lại đà tăng trưởng như thời kỳ trước khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới.

Vì vậy, Chính phủ cần thiết phải có các giải pháp hỗ trợ tiếp theo trong năm 2010, nhưng phải có điều chỉnh hợp lý về nội dung chính sách, phạm vi và mức độ hỗ trợ nhằm đảm bảo phục hồi nền kinh tế một cách vững chắc, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tạo tiền đề tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo. 

Theo thông tin cập nhật tới thời điểm hiện tại, quy mô của gói kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội khoảng 122 nghìn tỷ đồng [ khoảng 6,9 tỷ USD]. Ước thực hiện trong năm 2009 khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng [ tương ứng với khoảng 5,7 tỷ USD]. Số còn lại sẽ được sử dụng trong thời gian tới.

Nguyễn Hoàng

Ảnh: Nhật Bắc


Cho rằng gói kích cầu năm 2009 đã bị sử dụng sai mục đích, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 29/6, nhiều đại biểu yêu cầu Chính phủ rút kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn và quản lý tiền của nhân dân.
> Chính phủ thông qua gói kích cầu kinh tế
> 'Thời của gói kích cầu đã hết'

Từ cuối năm 2008 do những bất ổn về kinh tế, Chính phủ quyết định áp dụng một loạt chính sách nhằm ngăn chặn suy giảm. Gói chính sách gồm hỗ trợ lãi suất 4% một năm cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để sản xuất, kinh doanh; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 50% thuế VAT, miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng và kích đầu tư... Tổng số tiền Chính phủ dành cho các gói kích thích kinh tế vào khoảng 150.000 tỷ đồng.

Gói kích thích kinh tế được cho là ban hành cấp bách, kịp thời có hiệu quả song đại biểu Quốc hội cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xét lại. Ảnh: Hoàng Hà.

Các chính sách hỗ trợ này được đánh giá là kịp thời, giúp Việt Nam vượt qua được thời điểm khó khăn nhất, ngăn chặn được suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính Ngân sách, các chính sách trên sau 2 năm thực hiện lại bộc lộ nhiều điểm hạn chế cần phải được rút kinh nghiệm.

Tại báo cáo thẩm tra của mình, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội lần lượt chỉ ra những bất cập trong chính sách hỗ trợ. Chủ trương giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý IV/2009 và của năm 2009 có tổng số thuế được giảm là trên 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng chính sách hỗ trợ thuế còn mang nặng tính bình quân, chỉ tác động đến doanh nghiệp làm ăn có lãi. Trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ lại không được hưởng ưu đãi... Điều này đã dẫn đến sự mất công bằng trong chính sách, chưa hỗ trợ đúng đối tượng.

Tổng số tiền Chính phủ dành cho gói kích thích kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và những ăm tiếp theo vào khoảng 150.000 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ đôla. Tăng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 90.800 tỷ đồng; Thực hiện miễn giảm thuế 28.000 tỷ đồng. Các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội là 9.800 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cơ quan này cũng cho rằng, việc giảm 50% VAT thuế đối với 19 nhóm mặt hàng có mục đích ban đầu là hỗ trợ đầu vào cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp thực hiện việc giảm giá để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Thực tế là người mua đã không được hưởng lợi gì từ ưu đãi thuế vì doanh nghiệp không thực hiện giảm giá, dù rằng họ đã được ưu đãi giảm 50% thuế. Theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, Chính phủ cần rút kinh nghiệm trong việc sử dụng chính sách miễn giảm thuế để việc hỗ trợ đảm bảo công bằng, đúng đối tượng.  

Tại báo cáo thẩm tra của mình, Ủy ban Tài chính ngân sách cũng chỉ ra một số bất cập trong chính sách hỗ trợ lãi suất 4% theo gói kích thích kinh tế năm 2009 của Chính phủ.

Tính đến hết ngày 31/12/2009, dư nợ hỗ trợ theo gói kích cầu lãi suất của Chính phủ là 385.681 tỷ đồng. Trong đó, số tiền phải hỗ trợ lãi suất là 11.178 tỷ đồng. Việc hỗ trợ lãi suất này đã giúp không ít doanh nghiệp giảm chi phí vốn và hạ giá thành sản phẩm... Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội xác định chính sách này dù được đánh giá là khá thành công, song vẫn còn tồn tại. Một số cá nhân đã lợi dụng sự ưu đãi này để trục lợi. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ cũng chưa tạo được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, thiếu trọng tâm, thậm chí, có đơn vị đã vay vốn hỗ trợ lãi suất để chuyển sang tiền gửi.

Cơ quan này đưa ra số liệu báo cáo ngày 26/5/2011 của Thanh tra Chính phủ để dẫn chứng cho việc chính sách hỗ trợ lãi suất đã bị lợi dụng. Trong đó, doanh nghiệp đã vay 15 tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất về cho vay lại. Khoảng 58,5 tỷ đồng số vốn hỗ trợ lãi suất thực hiện vượt thời gian sử dụng thực tế; 41,5 tỷ đồng cho vay không phù hợp với nhu cầu; 18,2 tỷ đồng cho vay hỗ trợ lãi suất để mua hàng nhưng không có hàng bán…

Không mấy ngạc nhiên trước báo cáo thẩm tra này, Đại biểu Ksor Phước cho rằng việc nói lại các vấn đề liên quan đến gói kích cầu kinh tế từ năm 2009 là chuyện không đừng. "Tôi rất băn khoăn về mặt quản lý Nhà nước. 10 năm qua. Các vấn đề tồn tại kể trên vẫn xảy ra nhưng không được khắc phục, xử lý", ông nói.

Vị đại biểu Quốc hội này cho rằng Chính phủ cần phải có thái độ nghiêm túc, rút kinh nghiệm và có sự cam kết trước Quốc hội về những tồn tại kể trên. "Chúng ta không thể cứ chi trước rồi giải trình sau, bội chi năm nào cũng chỉ có tăng chứ không thấy giảm", ông Ksor Phước nhấn mạnh.

Cũng có cùng những băn khoăn trên, đại biểu Nguyễn Văn Thuận cho rằng báo cáo thẩm tra về hiệu quả gói kích cầu của Ủy ban Ngân sách Nhà nước đã nêu ra một thực trạng cần phải nghiêm túc nhìn nhận. Theo ông, những khuyết điểm trong điều hành quản lý ngân sách tồn tại cả chục năm nay ai cũng biết chứ không phải đến khi kiểm toán và cơ quan thanh tra vào cuộc mới phát hiện. "Nếu chúng ta không thay đổi tư duy, thì 2 năm sau, các lỗi tương tự, các khuyết điểm kể trên vẫn cứ lặp lại", ông Thuận nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh không bình luận trước các ý kiến đại biểu mà chỉ nói thêm rằng: Các chính sách hỗ trợ kể trên cần được đặt vào thực tế bối cảnh năm 2009. "Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn của nền kinh tế, đòi hỏi các giải pháp khẩn", Bộ trưởng Ninh nói.

Ông dẫn chứng với gói hỗ trợ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, lúc đầu, Chính phủ xác định chỉ hỗ trợ cho các đơn vị gặp khó khăn. Thế nhưng, khi đưa ra bàn thảo, nhiều ý kiến cho rằng nếu sự hỗ trợ này chỉ thực hiện với các doanh nghiệp gặp khó sẽ không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Do vậy, Chính phủ quyết định mở rộng doanh nghiệp ưu đãi bằng cách hỗ trợ cả doanh nghiệp làm ăn tốt để kích thích kinh tế phát triển. "Doanh nghiệp thua lỗ, làm ăn khó khăn hay sắp phá sản... họ đâu có tiền nộp thuế để mà miễn, giảm. Tôi cho rằng khi đánh giá tính hiệu quả cần phải được đặt vào cụ thể bối cảnh lúc bấy giờ", Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết thêm.

Hồng Anh

Video liên quan

Chủ Đề