Bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2022 2022

QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020

23/05/2022 14:16

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 23/05, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Nghị quyết số 86/2019/QH14 về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước [NSNN] năm 2020; sau đó tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV có Nghị quyết số 128/2020/QH14 về dự toán NSNN năm 2021, trong đó quyết định bổ sung dự toán thu, dự toán chi NSNN năm 2020, đồng thời cho phép tăng bội chi NSTW để đảm bảo cân đối NSNN năm 2020.

Công tác phân bổ, sử dụng NSNN có nhiều đổi mới

Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách 5 năm 2016 - 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, tổng thu NSNN 5 năm 2016-2020 bằng 100,8% kế hoạch; tỷ lệ huy động đạt 25,3% GDP [mục tiêu là 23,5% GDP]; cơ cấu thu chuyển biến tích cực, theo hướng bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 đạt 85,6% tổng thu NSNN [mục tiêu là 84-85%].

Toàn cảnhBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Đến năm 2020, có 19 địa phương đạt quy mô thu ngân sách trên 15 nghìn tỷ đồng [năm 2016 có 13 địa phương], 30 địa phương thu trên 10 nghìn tỷ đồng [năm 2016 có 17 địa phương], 17 địa phương thu ngân sách dưới 5 nghìn tỷ đồng [năm 2016 có 30 địa phương].

Về thực hiện các chính sách thu NSNN hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2020, Chính phủ đã thực hiện miễn, giảm nghĩa vụ thuế và một số khoản thu ngân sách, với tổng số là 16.307 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã thực hiện gia hạn thuế cho 187.367 người nộp thuế trong một số lĩnh vực kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh Covid-19.

Về quyết toán chi NSNN, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, quyết toán chi NSTW bằng 90% so với dự toán; quyết toán chi ngân sách địa phương bằng 100,7% so với dự toán. Năm 2020, NSNN đã chi 21.685 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, góp phần kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội. Tỷ trọng dự toán chi thường xuyên bằng 62,9% tổng chi NSNN; không kể chi tạo nguồn cải cách tiền lươngbằng 59,5% theo đúng định hướng Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại NSNN.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, công tác phân bổ, sử dụng NSNN có nhiều đổi mới. Đã triển khai kế hoạch tài chính 5 năm, kiểm soát chi ngân sách trong phạm vi khả năng thu. Tổng chi NSNN 5 năm 2016-2020bằng 91,3% kế hoạch 5 năm; nhưng riêng chi đầu tư phát triển 5 năm đã bố trí đạt trên 2,2 triệu tỷ đồng [kế hoạch là 2 triệu tỷ đồng], trong đó dự toán chi đầu tư phát triển NSTW đã bố trí đạt90%, dự toán chi đầu tư phát triển NSĐP [kể cả tăng thu, tiết kiệm chi] khoảng 135% kế hoạch]; tỷ trọng chi đầu tư phát triển thực hiện bằng khoảng 29% tổng chi NSNN [mục tiêu là 25-26%]. Đồng thời, Chính phủ đã ưu tiên thực hiện các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, thực hiện chuẩn nghèo đa chiều, đảm bảo chi các lĩnh vực quan trọng như: giáo dục - đào tạo, y tế, môi trường, thực hiện tăng lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công...

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tỷ lệ nợ công đã giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,2% GDP cuối năm 2020.

Tỷ lệ nợ công đã giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,2% GDP cuối năm 2020

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, Chính phủ đã quản lý, điều hành chặt chẽ bội chi NSNN, bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,37% GDP [mục tiêu là không quá 3,9% GDP], giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 5,4% GDP, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế cùng kỳ không đạt kế hoạch và tác động tiêu cực của dịch Covid-19 trong năm 2020 .

Nhờ kiểm soát bội chi NSNN và cơ cấu lại nợ công, nên tỷ lệ nợ công đã giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,2% GDP cuối năm 2020; kỳ hạn nợ được kéo dài, chi phí huy động giảm, củng cố an toàn, an ninh tài chính quốc gia, giúp tạo dư địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó kịp thời với dịch bệnh.

Cũng tại Phiên họp chiều 23/5, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn về quyết toán thu, chi NSNN năm 2020./.

Bích Ngọc - Phạm Thắng

Đồng chí Đinh Tiến Dũng - Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XII, Bộ trưởng Bộ Tài chính- trình bày tham luận về Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo định hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong phiên họp toàn thể tại Hội trường thảo luận về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng - Ảnh:Thoibaotaichinh

Đồng chí Đinh Tiến Dũng - Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XII, Bộ trưởng Bộ Tài chính - điểm lại những kết quả đạt được trong phiên họp toàn thể tại Hội trường thảo luận về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng sáng 27/01, tại Hà Nội.

Tài chính - ngân sách phát triển theo hướng bền vững hơn

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, nhiệm kỳ qua, ngành tài chính đã quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong nhiệm kỳ với những bước phát triển bền vững, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Mặc dù ngành tài chính liên tục điều chỉnh giảm nghĩa vụ thu, cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do, xóa bỏ các khoản phí, lệ phí không phù hợp nhưng tổng thu NSNN cả giai đoạn 2016-2020 vẫn vượt mục tiêu đề ra và đạt khoảng 6,9 triệu tỷ đồng, tương ứng trên 25% GDP.  Cơ cấu thu đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, phù hợp với trình độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế, tăng tỷ trọng thu nội địa từ mức bình quân 68,7% giai đoạn 2011-2015 lên mức 82% giai đoạn 2016-2020 và đến năm 2020 đạt mức 85,5%; giảm tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu và dầu thô. Thu ngân sách địa phương có xu hướng tăng, từ mức 37,4% tổng thu NSNN giai đoạn 2011-2015 lên mức 45% giai đoạn 2016-2020, đã tăng cường khả năng tự chủ cho địa phương. Chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, tăng hiệu quả và thực hiện cơ cấu lại, ưu tiên nguồn lực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các đột phá chiến lược của nền kinh tế về hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn quốc trong giai đoạn 2016-2020 đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng. Bội chi NSNN giảm từ mức bình quân 5,4% GDP giai đoạn 2011-2015 về mức 3,6% GDP giai đoạn 2016-2020, vượt mục tiêu đề ra [4% GDP]. Quy mô nợ công giảm từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,8% GDP cuối năm 2020. Đến cuối năm 2020, quy mô thị trường chứng khoán đạt trên 130% GDP, vượt mục tiêu đề ra là 100% GDP, trở thành kênh huy động và phân bổ vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Các thị trường bảo hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán tiếp tục tăng trưởng cao, góp phần tăng cường công khai, minh bạch và có đóng góp đầu tư cho nền kinh tế. Tính đến hết năm 2020, ngành tài chính đã cắt giảm 4.328 đầu mối đơn vị, giảm 6.460 biên chế [8,7% so với năm 2015]; đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đến nay, các DN đã cơ bản thực hiện toàn bộ các thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, thủ tục hải quan trên môi trường điện tử. Kết quả đạt được trên đã đóng góp quan trọng vào việc tăng cường ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội, hội nhập khu vực và quốc tế, tạo nền tảng quan trọng cho việc triển khai các định hướng phát triển giai đoạn tới.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ cấu lại ngân sách, nợ công

Bước sang giai đoạn 2021-2025, chiến lược 10 năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, nhận diện rõ những cơ hội, thách thức phát triển đất nước, Ban cán sự đảng Bộ Tài chính xác định một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện chính sách huy động. Phát triển hệ thống thu hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập và thông lệ quốc tế, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiện đại, thuận tiện; tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; điều tiết thu nhập hợp lý; đồng thời tăng tính bền vững, bảo đảm nguồn thu đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

Thứ hai, tăng cường quản lý NSNN, triển khai đồng bộ, hiệu quả các kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch vay - trả nợ công 5 năm và kế hoạch đầu tư công 5 năm; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách và nợ công, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng cường ổn định vĩ mô vững chắc, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN, nợ công, từng bước cải thiện dư địa chính sách tài khóa. Đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN trên cơ sở phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường. Tiếp tục phát triển lành mạnh các thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính để huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, quyết liệt thực hiện các mục tiêu Nghị quyết số 18, số 19 khoá 12 về tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ máy hành chính, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời cơ cấu lại căn bản chi NSNN.

Thứ năm, khẩn trương hoàn thiện cơ chế về đổi mới nâng cao hiệu quả DN; phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại khối DNN tập trung vào các DNNN có vị trí quan trọng, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; cơ cấu lại, phát triển các DN này theo cơ chế thị trường, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, công khai, minh bạch, giám sát an toàn khu vực tài chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở lĩnh vực tài chính quốc gia, tài chính công trọng yếu./.


THÀNH ĐỨC - THÙY ANH 

Video liên quan

Chủ Đề