Bộ trưởng giáo dục hiện nay là ai

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ

[Thanhuytphcm.vn] - Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam [20/11/1982 - 20/11/2021], ngày 14/11, Bộ GD-ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2021.

Tham gia lễ tuyên dương có 7 Nhà giáo Nhân dân, 72 Nhà giáo Ưu tú thuộc các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ, cùng 191 nhà giáo tiêu biểu năm 2021 được bình chọn từ 63 tỉnh thành và các đại học, trường đại học, cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu nhấn mạnh, hơn 70 năm qua, nền giáo dục cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, chăm lo; sự nghiệp GD-ĐT đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với sự phát triển của nền giáo dục, đội ngũ nhà giáo cũng ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, luôn giữ vững đạo đức, tác phong nhà giáo. Biết bao tấm gương nhà giáo đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, hy sinh cả tuổi thanh xuân, hết lòng vì học sinh thân yêu, mang hết tâm sức, trí tuệ của mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả.

Bộ trưởng khẳng định, danh hiệu vinh dự Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước đối với ngành giáo dục nói chung, đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Đồng thời cũng biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của toàn xã hội đối với các thầy, các cô và đòi hỏi mỗi thầy cô phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi đạo đức, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với vinh dự mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng. 7 Nhà giáo Nhân dân, 72 Nhà giáo Ưu tú và 191 nhà giáo tiêu biểu của cả nước được tuyên dương hôm nay là những tấm gương tiêu biểu đại diện cho hàng triệu nhà giáo đang lặng lẽ, miệt mài ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp "trồng người" trên khắp mọi miền đất nước.

Gần 2 năm qua, dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống, lĩnh vực giáo dục chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Trong giai đoạn khó khăn, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên toàn ngành đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng. Sự hy sinh, tận tâm, trách nhiệm của các thầy cô giáo đã góp phần hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành. Chia sẻ với các thầy cô, Bộ trưởng gửi lời tri ân sâu sắc đến các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục; cảm ơn các thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, luôn cần mẫn, sáng tạo, đam mê với sự nghiệp “trồng người” nhiều vất vả. Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo. Đổi mới thành công hay không, một phần rất quan trọng do đội ngũ nhà giáo quyết định. Do đó, một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng sẽ là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới được thành công.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho các nhà giáo

Bộ trưởng cho biết, lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nỗ lực kiến tạo những chính sách mới, điều chỉnh các chính sách lạc hậu, để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên; hỗ trợ và đồng hành cùng tất cả các thầy cô giáo. “Cùng ôn lại truyền thống Ngày Nhà giáo Việt Nam, mỗi chúng ta càng tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp và càng ý thức hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, đáp ứng mong mỏi của các thế hệ học sinh và toàn xã hội. Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đồng thời cũng cần nhận thức rõ trách nhiệm và sứ mệnh của mình, để có những đóng góp xứng đáng cho ngành, cho địa phương và cho đất nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân đã trao danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho các nhà giáo.

7 cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân gồm: GS.TS. Trần Hữu Dàng, giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế; PGS.TS. Phan Trọng Ngọ, giảng viên cao cấp Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; GS.TS. Nguyễn Viết Lâm, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân; PGS.TS. Trương Đình Chiến, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân; GS.TS. Võ Quang Minh, Trường Đại học Cần Thơ; GS.TS. Võ Thanh Thu, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế TPHCM; GS.TS. Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.

Tối nay, 14/11/2021, tại Đài Truyền hình Việt Nam, các thầy cô sẽ tham dự chương trình truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân” năm 2021 do Bộ GD-ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Chương trình diễn ra lúc 20 giờ 10 phút, phát sóng trực tiếp trên VTV1 với chủ đề “Gieo mầm” mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Trung Kiên

Tin liên quan

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Bộ Giáo dục và Đào tạo [Việt Nam].

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Thanks for reporting this video!

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you're using HTTPS Everywhere or you're unable to access any article on Wikiwand, please consider switching to HTTPS [https://www.wikiwand.com].

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you are using an Ad-Blocker, it might have mistakenly blocked our content. You will need to temporarily disable your Ad-blocker to view this page.

This article was just edited, click to reload

This article has been deleted on Wikipedia [Why?]

Back to homepage

Please click Add in the dialog above

Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog

Please click Open in the download dialog,
then click Install

Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install

{{::$root.activation.text}}

Install on Chrome Install on Firefox

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT cũ.

Hai ngày sau khi được bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, ông Nguyễn Kim Sơn có thư gởi tới các thầy cô giáo, công chức viên chức, người lao động trong ngành giáo dục trong cả nước.

Trong thư, tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng chia sẻ rằng, với tư cách là một nhà giáo, nhà quản lý, ông sẽ làm hết sức vì ngành và phát triển ngành. Ông mong toàn thể nhà giáo, người lao động, nhà quản lý trong và ngoài ngành chung sức ủng hộ.

Ông Sơn cho rằng đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo và chỉ hướng đã thật rõ ràng, vấn đề là cách làm. Ông mong mọi người cùng nhau chung sức, tập hợp trí tuệ, đồng tâm hiệp lực để làm cho giáo dục ngày càng tốt thêm lên.

Nhà giáo Đinh Kim Phúc nêu đánh giá:

“Chỉ một bộ trưởng có tâm huyết thì không thể làm được gì mà cần phải có sự đồng lòng của cả một hệ thống cùng làm. Từ các quan chức lãnh đạo cấp bộ, rồi đến các trường đại học, cao đẳng rồi đến các sở, các tỉnh, các huyện…

Hơn 10 năm trước, khi ông Nguyễn Thiện Nhân lên nắm chức Bộ Trưởng Bộ Giáo dục, ông Nhân tuyên bố chống bệnh thành tích nhưng bệnh thành tích ngày càng nặng nề hơn. Ông chống tiêu cực trong ngành giáo dục thì tiêu cực ngày càng nặng hơn. Do đó, nói thẳng là tôi không hy vọng trong một sớm một chiều có thể vực dậy nền giáo dục Việt Nam.”

Chỉ một bộ trưởng có tâm huyết thì không thể làm được gì mà cần phải có sự đồng lòng của cả một hệ thống cùng làm. Từ các quan chức lãnh đạo cấp bộ, rồi đến các trường đại học, cao đẳng rồi đến các sở, các tỉnh, các huyện… - Nhà giáo Đinh Kim Phúc

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhận xét rằng, dù ông Nguyễn Kim Sơn có những ưu điểm vượt trội so với người tiền nhiệm, nhưng để vực dậy nền giáo dục Việt Nam thì ông không dám hy vọng nhiều. Ông giải thích:

“Tôi rất hiểu về nền giáo dục Việt Nam và cách tổ chức của nó với các tầng lớp cán bộ từ trên xuống dưới như thế nào, cho nên tôi vẫn có sự lo âu bởi một con én không thể làm mùa Xuân. Liệu ông Sơn có được sự tín nhiệm để có thể ra tay sửa đổi một cách sâu rộng, căn bản cho giáo dục Việt Nam hay không, bởi ở Việt Nam, từ nói sang làm là một khoảng cách rất xa.

Nó phải có sự huy động về hệ thống chính trị. Cái khối giáo dục nó mạnh lắm, hàng vạn người chứ không phải chỉ một người. Mà những thành phần được bổ nhiệm giữ những vị trí cốt cán không những ở bộ mà ở địa phương cũng có rất nhiều vấn đề. Từ việc thay đổi nhân sự, thay đổi sách giáo khoa tới thay đổi chương trình học là cả một vấn đề. Thôi mình cứ kỳ vọng phải chờ đợi xem sau một năm nó như thế nào.”

Trả lời với truyền thông trong nước về thách thức trước mắt, tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay, kết quả của hoạt động giáo dục, bao gồm chính sách giáo dục, có những cái thấy ngay hiệu quả, sự tác động, nhưng có những cái phải chờ đợi. Giải quyết các mục tiêu ngắn hạn trước mắt và mục tiêu lâu dài, đáp ứng kỳ vọng nhanh chóng và xử lý căn bản những vấn đề của giáo dục vốn cần thời gian, tất cả phải làm cùng lúc, hài hòa, đó chính là thách thức. Kỳ vọng đối với giáo dục là một áp lực rất lớn.

Hồi cuối tháng một năm 2021, phát biểu bên lề Đại hội Đảng lần thứ 13, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc đó là ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng, giai đoạn tới đây sẽ là thời cơ cho giáo dục Việt Nam cất cánh, với đường hướng rõ ràng, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và chuyển đổi số, đặc biệt là quyết tâm của toàn ngành. Ông Nhạ tin rằng, dù cần tính toán mới định lượng được mức độ thay đổi nhưng sẽ có sự chuyển động mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới đây.

Video liên quan

Chủ Đề