Bí thư trung ương đảng gồm bao nhiêu người năm 2024

[Chinhphu.vn] - Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung đồng chí Lê Hoài Trung giữ chức Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, đồng thời bầu bổ sung 3 đồng chí làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.

Ngày 6/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bước sang ngày làm việc thứ năm.

Buổi sáng: Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thay mặt Bộ Chính trị điều hành thảo luận.

Bầu bổ sung nhân sự Ban Bí thư

Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương giữ chức Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII.

Quá trình công tác của đồng chí Lê Hoài Trung. Đồ họa TTXVN

Bầu bổ sung nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, gồm các đồng chí:

- Đào Thế Hoằng, Vụ trưởng Vụ Địa bàn VI, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

- Lê Nguyễn Nam Ninh, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

- Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ, thảo luận về Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

Theo Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ [gọi tắt là cấp uỷ].

Như vậy, Trung ương Đảng [Ban Chấp hành Trung ương Đảng] là cơ quan lãnh đạo của Đảng trong thời gian giữa hai kỳ đại hội.

2. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Theo khoản 2 Điều 12 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.

Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua mỗi lần đại hội.

3. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo Điều 16 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:

- Ban Chấp hành Trung ương tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đại hội; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng; chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhiệm kỳ tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường [nếu có].

- Ban Chấp hành Trung ương căn cứ tình hình thực tế quyết định chỉ đạo thí điểm một số chủ trương mới.

- Ban Chấp hành Trung ương họp thường lệ sáu tháng một lần; họp bất thường khi cần.

4. Thẩm quyền bầu các chức danh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Thẩm quyền bầu các chức danh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:

- Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị;

Thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

- Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ;

Quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; Báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

- Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng:

+ Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng;

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

+ Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị;

+ Quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương;

+ Chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề