Beệnh nhiễm sắc thể nào không gây vô sinh

Đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y ở người đàn ông là nguyên nhân của 10-15% trường hợp vợ chồng hiếm muộn tại Việt Nam.

Anh Tú 27 tuổi, quê Long An cưới vợ hai năm vẫn chưa có con. Vợ khám phụ khoa, bác sĩ kết luận bình thường về khả năng sinh sản nên thuyết phục chồng đi khám nam khoa.

Sau khi đánh giá chức năng sinh sản của anh Tú, bác sĩ Đoàn Anh Sang, Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health [TP HCM] cho biết tinh hoàn kích thước nhỏ hơn mức trung bình của đàn ông Việt, các đặc điểm sinh dục khác phát triển bình thường. Các kết quả nội tiết tố sinh sản đều trong giới hạn bình thường nhưng xét nghiệm tinh dịch đồ không tìm thấy con tinh trùng nào. Đó chính là nguyên nhân khiến vợ chồng anh không thể thụ thai.

Làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm nguyên nhân, bác sĩ phát hiện anh Tú bị mất một đoạn gen quy định khả năng sản xuất tinh trùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y của nam giới. Có những phương pháp giúp tìm thấy tinh trùng của anh Tú để thực hiện thụ tinh ống nghiệm nhưng tỷ lệ này không cao. Nếu thành công, nhiều khả năng con trai của anh sinh ra sẽ mắc tình trạng tương tự.

Theo bác sĩ Sang, bộ nhiễm sắc thể nam giới là 46, XY. Người đàn ông sản xuất tinh trùng được chi phối bởi một đoạn gen nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể giới tính Y có tên là AZF. Những đột biến trên vùng gen AZF ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng. Đây là nguyên nhân của 10-15% trường hợp hiếm muộn có nguyên nhân xuất phát từ nam giới.

Tùy vào vùng bị đột biến trên AZF, người đàn ông có thể mắc tình trạng tinh trùng yếu hoặc không có tinh trùng. Một số trường hợp sau khi điều trị tốt có thể có con như bình thường.

NAM GIỚI VÔ SINH NHƯNG CÓ THỂ DI TRUYỀN CHO THẾ HỆ SAU?

Đây là điều tưởng chừng như không thể nhưng lại đang xuất hiện hiện nay. Nhờ những phương pháp kỹ thuật hiện đại mà nam giới bị vô sinh vẫn có khả năng có con.

Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, nguyên nhân vô sinh nam thường gặp nhất là do gen và nhiễm sắc thể, trong đó có khoảng 10-15% trường hợp vô tinh và 5% thiểu tinh có bất thường về di truyền.

Theo Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng - BS nam khoa BV nam học và hiếm muộn HN chia sẻ, vô sinh nam sẽ nhanh chóng được chẩn đoán, sàng lọc và điều trị dễ dàng hơn khi có những xét nghiệm gen chuyên sâu như: xét nghiệm AZF, Phân mảnh ADN tinh trùng, xét nghiệm Karyotype…

Trong khoảng 95% trường hợp, có thêm một nhiễm sắc thể 21 [trisomy 21] riêng, thường có nguồn gốc từ mẹ. Những người như vậy có 47 nhiễm sắc thể thay vì 46 như bình thường.

Khoảng 3% số người mắc hội chứng Down có số lượng nhiễm sắc thể bình thường là 46, nhưng có một nhiễm sắc thể 21 chuyển đoạn với nhiễm sắc thể khác [kết quả là nhiễm sắc thể bất thường vẫn được tính là 1].

Chuyển đoạn phổ biến nhất là t[14;21], trong đó một phần của nhiễm sắc thể 21 được gắn với nhiễm sắc thể số 14. Trong khoảng một nửa số người có chuyển đoạn t[14;21], cả hai bố mẹ đều có karyotype điển hình, cho thấy sự chuyển đoạn này là mới. Ở nửa còn lại, bố hoặc mẹ [hầu như luôn là người mẹ], mặc dù bình thường kiểu hình, chỉ có 45 nhiễm sắc thể, một trong số đó là t[14;21]. Về mặt lý thuyết, cơ hội mà một người mẹ mang gen có con bị hội chứng Down là 1:3, nhưng nguy cơ thực tế thấp hơn [khoảng 1:10]. Nếu cha là người mang gen, nguy cơ chỉ là 1:20.

Sự chuyển đoạn phổ biến nhất tiếp theo là t[21;22]. Trong những trường hợp này, các bà mẹ mang gen có khoảng 1:10 nguy cơ có con bị hội chứng Down; nguy cơ ít hơn đối với người mang gen là bố.

Chuyển đoạn nhiễm sắc thể 21q21q, xảy ra khi nhiễm sắc thể 21 thêm vào một nhiễm sắc thể 21 khác, ít gặp hơn. Điều đặc biệt quan trọng là xác định xem cha mẹ là người mang gen hay là ở thể khảm, hay là chuyển đoạn 21q21q [ở thể khảm sẽ có một số tế bào bình thường và một số tế bào có 45 nhiễm sắc thể với sự chuyển đoạn 21q21q]. Trong những trường hợp như vậy, mỗi con của một người mang gen chuyển đoạn sẽ bị hội chứng Down hoặc chỉ có một nhiễm sắc thể 21 [sau này không phù hợp với cuộc sống]. Nếu cha mẹ là thể khảm, nguy cơ là tương tự, mặc dù những người này cũng có thể có con có nhiễm sắc thể bình thường.

Hội chứng Down thể khảm có lẽ là kết quả từ sự không phân bào [khi nhiễm sắc thể không di chuyển về hai cực của tế bào] trong quá trình phân chia tế bào trong phôi. Những người mắc hội chứng Down thể khảm có hai dòng tế bào, một với 46 nhiễm sắc thể bình thường và một khác với 47 nhiễm sắc thể, bao gồm thêm một nhiễm sắc thể 21. Tiên lượng về trí tuệ và nguy cơ biến chứng y tế có thể phụ thuộc vào tỷ lệ tế bào trisomy 21 trong mỗi mô, bao gồm cả não. Tuy nhiên, trên thực tế, không thể dự đoán nguy cơ vì không thể xác định được karyotype trong mỗi tế bào trong cơ thể. Một số người bị hội chứng Down thể khảm có những dấu hiệu lâm sàng rất khó phát hiện và có thể có trí tuệ bình thường; tuy nhiên, ngay cả những người không được biết là thể khảm cũng có thể có những biểu hiện rất khác nhau. Nếu cha mẹ có dòng tế bào mầm là thể khảm trisomy 21, thì nguy cơ, trên nguy cơ dựa trên tuổi của mẹ, gia tăng đối với đứa trẻ thứ hai.

Giống như hầu hết các tình trạng là do sự mất cân bằng nhiễm sắc thể, hội chứng Down ảnh hưởng đến nhiều hệ thống và gây ra các khiếm khuyết về cấu trúc và chức năng [ ]. Không phải tất cả các khiếm khuyết đều có ở tất cả mọi người.

Hầu hết những người bị Dơn đều suy giảm nhận thức ở các mức độ khác nhau, từ nặng [IQ 20 đến 35] đến nhẹ [IQ 50 đến 75]. Vận động thô và chậm về ngôn ngữ cũng xuất hiện từ sớm. Chiều cao thường giảm, và gia tăng nguy cơ bị béo phì.

Khoảng 5% người bị hội chứng này có bất thường hệ tiêu hoá, đặc biệt là teo tá tràng bẩm sinh, đôi khi cùng với . Bệnh Hirschsprung Bệnh Hirschsprung Bệnh Hirschsprung là dị tật bẩm sinh xảy ra do sự suy giảm phân bố các hạch thần kinh ở phần thấp đường tiêu hóa, thường giới hạn ở đại tràng, dẫn đến tắc nghẽn chức năng một phần hoặc toàn... đọc thêm

và bệnh celiac Bệnh celiac Bệnh Celiac là một bệnh qua trung gian miễn dịch ở những người nhạy cảm về mặt di truyền do không dung nạp gluten, dẫn đến viêm niêm mạc và teo nhung mao, gây kém hấp thu. Các triệu chứng thường... đọc thêm
thường gặp hơn. Nhiều người mắc bệnh nội tiết, bao gồm bệnh tuyến giáp [thường là suy giáp Suy giáp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Chứng suy giáp là thiếu hụt hormon tuyến giáp. Triệu chứng ở trẻ nhỏ bao gồm kém ăn và kém tăng trưởng ; các triệu chứng ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên tương tự như ở người lớn nhưng cũng... đọc thêm ] và đái tháo đường Đái tháo đường [DM] Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều... đọc thêm . Khớp đội chẩm và khớp đội trục quá linh động, cũng như những bất thường xương của cột sống cổ, có thể gây ra sự mất ổn định khớp đội chẩm và xương chậu; kết quả dẫn đến yếu và liệt. Khoảng 60% người bệnh có vấn đề về mắt, bao gồm đục thủy tinh thể bẩm sinh Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh Đục thủy tinh thể bẩm sinh là độ đục của thấu kinh xuất hiện khi sinh hoặc ngay sau khi sinh. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng, đôi khi cần chẩn đoán hình ảnh. Điều trị là phẫu thuật cắt bỏ đục thủy... đọc thêm , tăng nhãn áp, Lác mắt Mắt lác là sự lệch trục của mắt, gây ra sự lệch trục so với hướng song của ánh nhìn bình thường. Chẩn đoán là dựa vào lâm sàng, bao gồm việc quan sát phản xạ giác mạc với ánh sáng và sử dụng... đọc thêm
, lác Tổng quan về Tật khúc xạ Ở mắt chính thị [khúc xạ bình thường], ánh sáng đi vào nhãn cầu hội tụ trên võng mạc bởi giác mạc và thủy tinh thể tạo hình ảnh sắc nét được truyền về vỏ não. Thủy tinh thể có khả năng đàn hồi... đọc thêm , và các rối loạn khúc xạ. Hầu hết người bệnh bị mất thính lực và nhiễm trùng tai là rất phổ biến.

Phụ nữ bị ảnh hưởng có 50% khả năng sinh ra thai nhi mắc hội chứng Down; tuy nhiên, nhiều trường hợp mang thai bị sẩy thai tự nhiên. Những người đàn ông bị Down không có khả năng sinh sản, ngoại trừ những người ở thể khảm.

Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Down

Nhìn tổng thể

Trẻ sơ sinh bị Down có khuynh hướng ít hoạt động, hiếm khi khóc và bị giảm trương lực cơ. Hầu hết đều có khuôn mặt phẳng [đặc biệt là mũi tẹt], nhưng một số không có các đặc điểm bất thường rõ ràng sau sinh và sau đó dần rõ ràng các đặc điểm bất thường khi lớn dần. Vùng chẩm phẳng, não nhỏ và thừa da gáy rất phổ biến. Mắt thường chếch lên trên, và mí mắt ở góc trong thường có mặt. Các điểm Brushfield [màu xám đến các đốm trắng tương tự hạt muối xung quanh vùng ngoại vi của mống mắt] có thể nhìn thấy được. Miệng thường mở với lưỡi thè ra, lưỡi ít gai lưỡi và có thể không có rãnh giữa lưỡi. Đôi tai nhỏ và tròn.

Bàn tay thường ngắn, rộng và thường có một nếp nhăn ngang lòng bàn tay. Các ngón tay thường ngắn, với ngón út bị quẹo [cong] ngón thứ 5 và thường chỉ có 2 đốt. Bàn chân có thể có khoảng cách rộng giữa ngón chân thứ nhất và thứ 2 [ngón chân có khe hở], và rãnh lòng bàn chân thường mở rộng về phía sau bàn chân.

Tăng trưởng và phát triển

Biểu hiện tim

Các triệu chứng của bệnh tim được xác định bởi loại và mức độ dị thường tim.

Tiếng thổi có thể không có giá trị cao; tuy nhiên, nhiều tiếng thổi khác nhau thì có thể có giá trị.

Biểu hiện đường tiêu hóa

  • Lấy mẫu nhung mao màng đệm trước khi sinh và/hoặc chọc dò màng ối kèm theo nhiễm sắc thể đồ
  • Karyotyping sau khi sinh [nếu karyotyping trước khi sinh chưa được thực hiện]

Có thể nghi ngờ chẩn đoán hội chứng Down trước khi sinh dựa trên những bất thường về thể chất được phát hiện bởi

  • Siêu âm thai
  • Sàng lọc huyết thanh người mẹ
  • sàng lọc không xâm lấn trước sinh

Xét nghiệm sàng lọc qua máu mẹ và xét nghiệm chẩn đoán cho hội chứng Down là tùy chọn cho tất cả phụ nữ đến khám trước 20 tuần tuổi thai bất kể tuổi mẹ.

Đại học Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ về Bản tin Thực hành – Sản khoa, Bản tin thực hành 2020 của Ủy ban Di truyền học và Hiệp hội Y học Bà mẹ-Thai nhi khuyên rằng xét nghiệm DNA thai nhi không có tế bào nên được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai bất kể tuổi tác hoặc các yếu tố nguy cơ bổ sung.

Nếu chẩn đoán không được thực hiện trước khi sinh, thì chẩn đoán trong thời sơ sinh được dựa trên sự dị thường về thể chất và được xác nhận bằng xét nghiệm tế bào học.

Đánh giá định kỳ theo từng độ tuổi của trẻ sơ sinh và trẻ em bị ảnh hưởng giúp xác định các điều kiện liên quan đến hội chứng Down [xem Hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ năm 2011 Health Supervision for Children with Down Syndrome]:

  • Siêu âm tim Trước sinh hoặc khi sinh
  • Kiểm tra tuyến giáp [nồng độ hormon kích thích tuyến giáp [TSH]]: Khi sinh, 6 tháng, 12 tháng và sau đó hàng năm
  • Đánh giá thính giác: Khi sinh, mỗi 6 tháng sau cho đến khi thính giác bình thường được thiết lập [khoảng 4 tuổi], sau đó là mỗi năm [thường xuyên hơn nếu được chỉ định]
  • Khám mắt Đánh giá nhãn khoa: trước 6 tháng sau đó mỗi năm cho đến 5 tuổi; sau đó mỗi 2 năm cho đến 13 tuổi và mỗi 3 năm cho đến khi 21 tuổi [thường xuyên hơn nếu có chỉ định]
  • Tăng trưởng: Chiều cao, cân nặng và vòng đầu được đánh dấu tại mỗi lần kiểm tra sức khoẻ được đánh giá bằng biểu đồ tăng trưởng của hội chứng Down
  • Nghiên cứu giấc ngủ về chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Hoàn thành trước 4 tuổi

Việc tầm soát định kỳ để phát hiện tình trạng mất ổn định tâm thần và bệnh celiac không còn được khuyến khích; trẻ em được kiểm tra dựa trên nghi ngờ lâm sàng. Khuyến cáo rằng những bệnh nhân có tiền sử có tiền sử đau cổ, đau xương, yếu, hoặc bất kỳ triệu chứng thần kinh nào khác nghi ngờ bệnh lý tủy xương cần có x quang cột sống vị trí trung gian; nếu không có bất thường nghi ngờ được nhìn thấy, cần làm thêm x quang ở tư thế gập và ưỡn cột sống.

  • Điều trị các triệu chứng đặc hiệu
  • Tư vấn di truyền

Các rối loạn của bệnh không thể được chữa khỏi. Việc xử trí phụ thuộc vào các biểu hiện cụ thể, nhưng việc giám sát khá đồng đều đối với tất cả trẻ em. Một số bất thường tim bẩm sinh được sửa chữa bằng phẫu thuật. Suy giáp được điều trị bằng thay thế hormon tuyến giáp.

  • Hội chứng Down liên quan đến việc thêm một nhiễm sắc thể số 21, hoặc một nhiễm sắc thể riêng biệt hoặc một sự chuyển đoạn sang một nhiễm sắc thể khác.
  • Chẩn đoán có thể được nghĩ đến trước sinh dựa trên các bất thường được phát hiện bởi siêu âm thai [ví dụ tăng độ mờ da gáy, dị tật ở tim, teo tá tràng bẩm sinh] hoặc dựa trên phân tích DNA thai nhi không tế bào từ máu mẹ hoặc sàng lọc nhiều lần chất chỉ điểm của mẹ đối với nồng độ protein huyết tương A vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất và nồng độ alpha-fetoprotein, beta-human chorionic gonado [beta-hCG], estriol không liên hợp và inhibin ở đầu tam cá nguyệt thứ 2.
  • Phân tích Karyotype là xét nghiệm khẳng định được lựa chọn và có thể được thực hiện trước khi sinh bằng cách lấy mẫu nhung mao màng đệm trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc chọc dò màng ối trong tam cá nguyệt thứ 2, hoặc lấy mẫu máu sau sinh.
  • Tuổi thọ giảm chủ yếu do bệnh tim sau đó đến tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, và bệnh Alzheimer khởi phát sớm; tuy nhiên, nó đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây, và một số người sống ở độ tuổi 80.
  • Làm kiểm tra định kỳ theo từng độ tuổi để phát hiện các tình trạng sức khoẻ liên quan [ví dụ, bất thường tim, suy giáp].
  • Điều trị các triệu chứng đặc hiệu và cung cấp hỗ trợ xã hội, hỗ trợ giáo dục và tư vấn di truyền.

Sau đây là một số nguồn tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

Chủ Đề