Ban quản lý dự án có xuất hóa đơn không

3. Tại tab PL01-2/GTGT, chương trình sẽ tự động lấy lên các hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho dự án đầu tư và có ngày < hoặc = ngày cuối cùng của kỳ tính thuế.

  • Chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào được lấy lên bảng kê phải thỏa mãn điều kiện: có chọn nhóm HHDV là nhóm 3, chưa được kê lên bảng kê của các kỳ trước và có đủ thông tin số hóa đơn, ngày hóa đơn.

Lưu ý:

  • Trường hợp có nhiều dự án đầu tư, Kế toán cần tự xác định các hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trên tab PL01-2/GTGT là của dự án đầu tự nào để khai báo vào các bảng kê tương ứng.
  • Nhấn vào đường link Bấm vào đây để xem chi tiết, để xem danh sách các chứng từ không được lấy lên bảng kê do thiếu thông tin về số hóa đơn, ngày hóa đơn. Xem chi tiết tại đây.
  • Có thể bỏ bớt các chứng từ không muốn lấy lên bảng kê bằng cách chọn chức năng Chọn chứng từ và bỏ tích chọn các chứng từ không muốn lấy lên bảng kê. Xem chi tiết tại đây.

4. Tại tab Tờ khai, chương trình sẽ tự động tổng hợp số liệu lên tờ khai, riêng các chỉ tiêu sau cần tự xác định và nhập tay vào tờ khai:

  • Chỉ tiêu [21a]: Thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư nhận bàn giao từ chủ dự án đầu tư.
  • Chỉ tiêu 24, 25: Điều chỉnh tăng.
  • Chỉ tiêu 26, 27: Điều chỉnh giảm.
  • Chỉ tiêu 28a:Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư [cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương] bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế.
  • Chỉ tiêu 30a:Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định đã đề nghị hoàn.
  • Chỉ tiêu 30:Thuế GTGT đầu vào còn lại của dự án đầu tư đề nghị hoàn.
  • Chỉ tiêu 31:Thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập trong kỳ.

5. Nhấn Cất. Lưu ý:

  • Có thể bổ sung thêm các phụ lục ngay tại giao diện lập tờ khai bằng cách chọn chức năng Thêm phụ lục.
  • Có thể lấy lại dữ liệu ban đầu chưa chỉnh sửa bằng cách chọn chức năng Lấy dữ liệu. Đối với dữ liệu đa chi nhánh, nếu chi nhánh nào đăng ký kê khai nộp thuế GTGT, thuế TTĐB riêng thì vào danh mục cơ cấu tổ chức của chi nhánh đó, tích chọn Kê khai thuế GTGT, TTĐB riêng, khi đó chi nhánh mới có quyền lập tờ khai thuế GTGT, thuế TTĐB riêng cho chi nhánh. Khi lập tờ khai thuế GTGT, thuế TTĐB ở tổng công ty, hệ thống sẽ tự động lấy dữ liệu từ các hóa đơn mua vào, bán ra của các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không tích chọn Kê khai thuế GTGT, TTĐB riêng.

Chi tiết câu hỏi

Điều 1 Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn: "Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước". Ngày 8/12/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC đã bãi bỏ hoàn toàn Thông tư số 72/2017/TT-BTC. Tuy nhiên, Thông tư này chỉ quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi của các dự án đầu tư không phải là đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Tôi xin hỏi, sau khi bãi bỏ Thông tư số 72/2017/TT-BTC thì việc quản lý, sử dụng các khoản thu hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp được quy định tại thông tư, nghị định nào?

Trả lời

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 8/12/2021 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công. Trong đó, Khoản 2 Điều 3 quy định: Sử dụng các khoản thu tại Điều 2 Thông tư này theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn.

Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, tại Điều 11-13 Nghị định quy định nguồn thu và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư [đơn vị nhóm 1], đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên [đơn vị nhóm 2]; Điều 15-17 Nghị định quy định nguồn thu và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên [nhóm 3]; Điều 19-21 Nghị định quy định nguồn thu và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên [đơn vị nhóm 4].

Ngày 16/9/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ nội dung nêu trên, trường hợp ban quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp công lập, tùy thuộc vào mức độ tự chủ của đơn vị, việc quản lý và sử dụng các khoản thu, chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp của ban quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính.

Chủ Đề