Bé 5 tuổi ngày uống bao nhiêu nước?

Trẻ em có nguy cơ mất nước cao hơn người lớn. Điều này là do kích thước cơ thể của bé. Trẻ em thường có làn da nhạy cảm, dễ đổ mồ hôi và mất nước hơn. Nhiều phụ huynh nghĩ cho trẻ uống nước là chuyện nhỏ nhặt hàng ngày nhưng nó không phải là điều đơn giản. Thiếu nước có thể làm trẻ bị táo bón, chậm phát triển… Vậy cho trẻ uống bao nhiêu nước một ngày là đủ, đặc biệt khi nắng nóng như mùa hè?


1. Một ngày uống nước của trẻ

Xem thêm LƯỢNG SỮA CẦN THIẾT MỖI NGÀY CHO BÉ LÀ BAO NHIÊU?

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi:

Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ từ 0-6 tháng tuổi không gì khác chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tập cho bé uống nước từ quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao, mà còn ảnh hưởng đến cả sự an toàn tính mạng trẻ.

Trẻ 6-12 tháng tuổi:

Khoảng thời gian này, ngoài nguồn sữa, trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Dinh dưỡng cho bé gia đoạn ăn dặm đã khá phong phú, đa dạng. Trẻ em tuổi này có nhu cầu nước khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể.

Ví dụ trẻ nặng 6 kg cần 600 ml nước, nếu bé uống được 400 ml sữa thì cần bổ sung 200 ml nước một ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội.

Trẻ trên một tuổi:

Trẻ nặng 10 kg cần một lít nước một ngày [kể cả sữa], trẻ nặng hơn 10 kg thì mỗi kg thêm 50 ml nước.

Ước tính lượng nước hằng ngày cho trẻ như sau:

Lượng nước uống [ml] = 1.000ml + n x 50 [n = số kg của trẻ – 10]

Ví dụ, trẻ nặng 15kg cần: 1.000ml + [5 x 50 ml] = 1.250ml.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.

2. Nguyên tắc bổ sung nước cho trẻ

  • Trước bữa ăn, mẹ không nên cho trẻ uống nước, bởi nó có thể làm loãng dịch vị, gây hại cho hệ tiêu hóa, đồng thời còn làm trẻ no ngang và biếng ăn.
  • Cho bé uống ít nước trước khi đi ngủ. Tè dầm hoặc thức dậy đi tiểu có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ của bé.
  • Ưu tiên ăn nhiều hơn uống, không uống trong bữa ăn, mà tốt nhất sau bữa ăn.

3. Các loại nước tốt nhất cho trẻ

Nước ép trái cây tươi:

Những loại nước ép trái cây giúp trẻ loại bỏ sự mệt mỏi, tăng cường hoạt động của não. Ngoài ra, chúng còn làm cho các mạch máu trở nên khỏe mạnh và máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể.

Các loại nước ép từ rau củ:

Nước ép từ củ đậu, bí xanh, … cũng rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em bị thừa cân và béo phì vì uống chúng, trẻ sẽ không lo lắng về việc tăng cân. Ngoài ra, chúng còn là thức uống giải nhiệt, đặc biệt trong mùa hè.

Nước rau luộc: Nước rau luộc rất tốt cho cơ thể trẻ vì nó cung cấp các vitamin và khoáng chất.

Xem thêm Cần bổ sung gì vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ suy dinh dưỡng?


4. Những loại thức uống trẻ em nên hạn chế hoặc không sử dụng

Nước khoáng:

Đây là loại thức uống có chứa rất nhiều khoáng chất như natri, kali, canxi, magiê …. Do đó, loại nước này cần được uống kịp thời, với đúng đối tượng.

Bạn không nên sử dụng nước khoáng tuỳ tiện, đặc biệt với trẻ vì chức năng thận của trẻ rất yếu, vì vậy, nó không thể loại bỏ các khoáng chất dư thừa tích tụ trong cơ thể trẻ.

Các loại nước ngọt có ga:

Trẻ em không nên uống nước ngọt có ga vì có thể gây ra bệnh béo phì, biếng ăn cho trẻ. Đây cũng là loại đồ uống “rỗng kalo” [nghèo dinh dưỡng].

Các loại nước ép trái cây công nghiệp, cà phê và các loại nước tăng lực:

Chúng chứa rất nhiều đường. Ngoài ra, khoáng chất và các vitamin trong đồ uống công nghiệp không nhiều, vì vậy chúng không tốt cho sức khỏe. Trẻ uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì.

Kiddi mong rằng những thông tin mà Kiddi chia sẻ trên sẽ giúp ba mẹ phần nào trong việc chăm sóc trẻ trong những ngày hè.

Rất nhiều bậc phụ huynh sợ con mình bị thiếu nước nên cho trẻ uống nước xen lẫn với các cữ sữa. Tuy nhiên trẻ nhỏ uống nước mát miệng sẽ không chịu uống sữa, hơn nữa nếu con uống nhiều nước sẽ không còn bụng để uống sữa nữa. Vậy không riêng gì trẻ sơ sinh, trẻ em nói chung mỗi ngày cần uống bao nhiêu nước là đủ.

Trẻ bị thiếu nước sẽ rất nguy hiểm vì vậy ba mẹ thường băn khoăn không biết mỗi ngày trẻ em cần uống bao nhiêu nước là đủ. [ảnh minh họa]

1. Trẻ em mỗi ngày cần uống bao nhiêu nước là đủ?

Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu không cần phải uống nước vì sữa mẹ cũng đã cung cấp đủ lượng nước mà bé cần. [ảnh minh họa]

Đối với trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi, bé không cần uống thêm nước bởi trong sữa mẹ hay sữa công thức vốn cũng đã có nước rồi. Tổng lượng sữa trẻ bú đủ ít nhất cũng khoảng 150ml/kg cân nặng rồi, trong khi đó nhu cầu nước của trẻ lúc này chỉ cần khoảng 100ml/kg cân nặng. Nên nếu bố mẹ sợ con thiếu nước thì hãy cho bé tiếp tục bú mẹ, bú bình cứ tiếp tục bú bình, không lo trẻ thiếu nước đâu.

Sau 6 tháng tuổi, nếu trẻ bú đạt lượng sữa khoảng 100ml/kg cân nặng thì cũng không cần phải uống thêm nước.

Trẻ lớn hơn thì nên ưu tiên uống lượng sữa ít nhất là 500ml trước sau đó mới tính tới lượng nước cần bổ sung tùy theo cân nặng của trẻ.

Trẻ từ 3 tuổi trở lên cần được chú ý cho con uống nước đầy đủ. Nếu muốn biết trẻ uống đủ nước [sữa] hay không ba mẹ hãy căn cứ vào lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu của con. Nếu trẻ tiểu nhiều, ít nhất 6 lần/ngày và nước tiểu không có màu vàng sậm thì là bé uống đủ nước.

Nếu nước tiểu của trẻ ít hơn 6 lần/ngày và nước tiểu có màu vàng sậm, thì ba mẹ nên cho con uống thêm nước [với những trẻ trên 3 tuổi] lượng nước và sữa mỗi ngày khoảng 1,5 l-2l. Nếu vẫn thấy nước tiểu có màu vàng sậm thì nên cho trẻ đi thăm khám vì có thể bé bị viêm đường tiết niệu hoặc mắc một số bệnh lý khác.

2. Dấu hiệu mất nước [thiếu nước] ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu mất nước ở trẻ nhỏ. [ảnh minh họa]

Một triệu chứng như sốt, đi ngoài, thoát mồ hôi nhiều, trẻ không được bú mẹ hay bú bình đầy đủ có thể khiến bé bị thiếu nước. Hay một số bệnh lý như tiêu chảy, sốt cao như sốt virus, sốt xuất huyết,… có thể khiến con bị mất nước [thiếu nước]. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến bé bị mất nước trầm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vì vậy việc bổ sung đầy đủ nước [sữa] cho trẻ là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên nắm được một số biểu hiện của trẻ khi có dấu hiệu mất nước để có biện pháp xử trí và cho con đi thăm khám kịp thời như sau:

  • Khô môi
  • Khô miệng
  • Tiểu ít hơn 6 lần trong 24 giờ
  • Không muốn bú mẹ
  • Thóp mềm trên đỉnh đầu bé
  • Không có nước mắt chảy ra khi con khóc
  • Cáu gắt.
  • Kém hoạt động, cơ thể mệt mỏi, …

Khi con có các dấu hiệu trên mà việc bổ sung nước không giúp bé dễ chịu hơn, ba mẹ hãy cho con đến chuyên khoa Nhi Thu Cúc để các bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời cho con.

Chủ Đề