Bao nhiêu m3 đất lấy 1 mẫu thí nghiệm

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x

Chào cả nhà! Hiện tại em đang làm 1 công trình san nền, khối lượng đất khai thác tại mỏ khoảng 2 triệu m3. Cả nhà cho em hỏi Tần suất lấy mẫu đất thí nghiệm [trước khi đắp và trong quá trình đắp] là bao nhiêu m3/ mẫu ạ? Em có đọc qua tiêu chuẩn 4447-2012 nhưng không thấy đề cập đến vấn đề này, xem tham khảo thông tin trên các diễn đàn thì có nói là 10.000m3/ mẫu nhưng không thấy có dẫn chứng theo tiêu chuẩn nào. Cảm ơn cả nhà đã đọc bài! Mỗi lô xi măng nhỏ hơn 40 tấn đều phải lấy 02 mẫu, mỗi mẫu 20kg để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được lấy rải rác ở các bao trong kho, mỗi bao lấy 1kg. Làm thí nghiệm 01 mẫu và 01 mẫu lưu để đối chứng khi cần thiết. Trong thời gian 60 ngày nếu không có khiếu nại nào giữa bên mua và bán xi măng về kết quả thí nghiệm thì phòng thí nghiệm làm thủ tục hủy bỏ mẫu lưu. Khi bắt đầu nhập xi măng về công trường đại diện bên A, bên B cùng nhau lấy mẫu đóng gói niêm phong lập biên bản lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được để trong hộp kín tránh nước, tránh các hóa chất khác, tránh nhiệt độ cao và để nơi khô ráo. Mỗi mẫu thí nghiệm phải làm ít nhất 5 chỉ tiêu quy định trong bảng 1. Phiếu thí nghiệm là căn cứ để nghiệm thu xi măng và thiết kế thành phần phối trộn bê tông và vữa. 2. Cát xây dựng: - Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1770-1986, TCXD 127-1985. - Cát xây dựng được phân làm 04 loại như sau: Cát to, cát vừa, cát nhỏ, cát mịn [có bẩng tra]. - Phương pháp lấy mẫu cát thí nghiệm: Cứ 100m3 cát lấy một mẫu thử với khối lượng không nhỏ hơn 50kg, lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại, góp lại và trộn đều, đóng gói và lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cát là cơ sở để nghiệm thu vật liệu cát và là căn cứ thiết kế thành phần cấp phối bê tông. 3. Đá dăm [sỏi] các loại dùng trong bê tông: Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1771-1986.

  1. Đá dăm, sỏi được phân thành các nhóm sau: Đá cỡ 0,5x1: cỡ hạt từ 5-10mm; đá cỡ 1x2: cỡ hạt từ 10-20mm; đá cỡ 2x4: cỡ hạt từ 20-40mm; đá cỡ 4x7: cỡ hạt từ 40-70mm.
  2. Yêu cầu kỹ thuật: - Thành phần hạt: Đối với các cỡ đá thành phần hạt nằm trong đường bao cấp phối được quy định như sau: [Có bảng tra]

- Phương pháp lấy mẫu đá dăm [sỏi] thí nghiệm: Cứ nhỏ hơn 200m3 đá lấy 02 mẫu thử với khối lượng mỗi mẫu lấy theo bảng 7. Lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại, góp lại trộn đều, đóng gói, lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm đá là cơ sở để nghiệm thu vật liệu đá, là căn cứ để thiết kế thành phần cấp phối trộn bê tông.

4. Thép xây dựng - Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1651-1985, TCVN 6285-1997. - Thép xây dựng có nhiều loại: thép tròn trơn, thép tròn đốt cán nóng, cán nguội, thép hình, thép lá, thép tấm….Thép xây dựng được sản xuất bởi nhiều nhà sản xuất có nhãn hiệu trên cây thép đảm bảo chất lượng như: Thép Thái Nguyên: TISCO;, thép Việt-Úc: V-UC; thép Việt-Sinh: NSV; thép Hòa Phát: DANI; thép Việt-Ý: VIS; thép Việt-Hàn: VSP….

  1. Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng: Khi đưa thép vào sử dụng cần kiểm tra đường kính thực của cốt thép như sau: Cắt 01 đoạn thép dài 1m để cân kiểm tra trọng lượng Q [gam], đường kính thực của cây thép được tính bằng công thức sau: Dthực=0,43x √Q [mm]
  2. Đo đường kính cốt thép vằn [phương pháp xác định đường kính danh nghĩa của cốt thép vằn]: - Đường kính danh nghĩa D của cốt thép vằn tương đương với đường kính danh nghĩa của cốt thép tròn trơn có diện tích mặt cắt ngang bằng nhau. Diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài của thanh thép theo đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng của thép bằng 7,85g/cm3. - Lấy một mẫu thép dài đúng 1m được chọn trong lô thép cần kiểm tra, làm sạch mẫu trước khi cân và và xác định tiết diện. Sử dụng thiết bị đo cân có thang chia nhỏ để xác định [đến 1/1000kg] để cân mẫu. - Diện tích mặt cắt ngang F [tính bằng cm2] của cốt thép được xác định theo khối lượng và chiều dài mẫu quy định tại TCVN1651:1995 theo công thức: F=Q/7,85L. [Trong đó: F là diện tích mặt cắt ngang của thanh thép tính bằng cm2. Q là khối lượng của mẫu cốt thép vằn tính bằng g. L là chiều dài mẫu tính bằng cm. 7,85 là khối lượng riêng của thép tính bằng g/cm3. So sánh kết quả với tiêu chuẩn thép]. - Xác định đường kính danh nghĩa [có hai phương pháp]: + Xác định bằng phương pháp tra bảng theo TCVN 1651-1985 từ F và Q đã xác định được. + Xác định bằng công thức: D= √4F/3,14
  3. Thí nghiệm thép: - Lấy mẫu và thí nghiệm thép: Cứ mỗi lô thép có khối lượng

Chủ Đề