Bao lâu thì quen người mới

Bạn có thể không thích câu trả lời này.

Vài năm trước, có một số tạp chí công bố kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải mất đến 11 tuần để một người có thể gượng dậy sau cú sốc đổ vỡ.

Đó là gần ba tháng dành cho việc nghe nhạc sầu não trong khi mang một bộ mặt dũng cảm như chuyện chia tay chẳng ảnh hưởng gì. Bạn có thể cảm thấy lâu hơn nhưng nghĩ mà xem, rốt cuộc chỉ một vài thao tác vuốt trên ứng dụng lịch là đã qua. Không có gì to tát, phải không?

 

Vầng, nhưng thật không may, nó không đơn giản như vậy. Trên thực tế, nghiên cứu đó chưa bao giờ nói bất cứ điều gì về việc mất bao lâu để vượt qua một cuộc chia tay. Nó chỉ tập trung vào hậu quả của việc kết thúc một mối quan hệ, đặc biệt là giữa những sinh viên. Để thực sự trả lời câu hỏi về việc mất bao lâu để vượt qua một cuộc chia tay, bạn sẽ cần phải thực hiện một nghiên cứu dài hạn, một nghiên cứu cần theo dõi rất nhiều người từ thời điểm chia tay và theo dõi sự tiến bộ của họ năm này qua năm khác. Nhưng những nghiên cứu như vậy rất tốn kém và phức tạp để thực hiện.

Vì không có dữ liệu đầy đủ, tôi quyết định tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia. Tôi đến gặp nhà trị liệu cặp đôi, Tiến sĩ Hod Tamir. Anh ấy có kinh nghiệm với vô số người trong các mối quan hệ và tiết lộ đầy đủ rằng anh ấy cũng là bác sĩ trị liệu cho các cặp đôi. Vì vậy, tôi hỏi anh ấy rằng anh ấy nghĩ phải mất bao lâu để vượt qua một cuộc chia tay. "Tôi không nghĩ rằng có một con số kỳ diệu”, ý là không thể ngắn được.

Nếu chúng ta cảm thấy mình có thể thể hiện bản thân theo cách chúng ta đang cảm thấy, chúng ta không cần phải kiềm chế lại. Bởi có thể đến một lúc nào đó bạn nhìn lại và nhận ra, 'Ồ đúng rồi, đó là người yêu cũ của mình'. Và bạn nhận thấy rằng cảm xúc mà bạn có với người đó không còn nguyên vẹn. Hai người có thể mặt đối mặt mà không thấy đau, không thấy trời sắp sập như ngày mới chia tay”.

Dữ liệu cũng củng cố cho lý luận của Tiến sĩ Tamir. Một nghiên cứu đã chỉ ra những chiến lược khác nhau để điều tiết tình yêu. Nói cách khác, liệu có thể có một vài biện pháp đơn giản thay đổi mức độ bạn yêu một người không? Nghiên cứu phát hiện ra rằng khi những người tham gia khảo sát bị phân tâm vì một vấn đề gì đó hơn là người cũ của họ, giống như sở thích hoặc công việc lý tưởng, cảm giác của họ với người cũ vẫn như vậy, nhưng nó làm cho họ cảm thấy dễ chịu hơn.

 

Sử dụng những thứ gây xao nhãng để bắt đầu cảm thấy tốt hơn chính xác là những gì Tamir khuyên. Nghiên cứu cũng cho thấy chiến lược “xét lại” tiêu cực, có nghĩa là gợi nhớ tất cả nhược điểm, tính xấu của người yêu đã nói và đã làm, sẽ làm giảm tình cảm của bạn dành cho người yêu cũ. Nhưng nó cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu, buồn. Cuối cùng, chiến lược thứ ba, mềm mại hơn được gọi là đánh giá lại cảm xúc tình yêu. Đối với điều này, những người tham gia phải ngâm nga những câu như "Tình yêu là một phần của cuộc sống" và "Yêu người không còn thuộc về mình cũng được". Nhưng, điều đó không thay đổi gì đối với họ.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu kết luận, việc tập trung vào những điều tồi tệ về người yêu cũ có thể giúp bạn cảm thấy bớt yêu họ hơn. Như bác sĩ trị liệu đã gợi ý, đánh lạc hướng bản thân bằng các đối tượng khác thực sự có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, cả nghiên cứu và Tiến sĩ Tamir đều cho biết mặc dù sự phân tâm là tốt trong ngắn hạn, nhưng nó không phải là giải pháp lâu dài.

Cuối cùng, vì lợi ích của bản thân và các đối tác tương lai, chúng ta sẽ phải đối mặt với cảm xúc của mình.

Vậy mất bao lâu để vượt qua cơn sốc sau một cuộc chia tay? Chúng ta không có đủ nghiên cứu dài hạn để biết. Nhưng quan trọng hơn, tôi đã học được rằng thay vì đếm ngược từng ngày, tốt hơn hết chúng ta nên kết nối lại với những việc mình thích làm. Tìm thứ gì đó để đánh lạc hướng chúng ta và giải phóng cảm xúc khi chúng ta đã sẵn sàng. Nếu chúng ta có thể làm được tất cả những điều đó, thì hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ thoát khỏi ám ảnh chia tay. Đó không phải là những gì chúng ta thực sự đang theo đuổi hay sao?

Nguồn: TED Talk

Có những người cứ chia tay người này rồi chẳng mấy chốc lại yêu người khác; nhưng ngược lại có những người thật khó để họ yêu lại sau khi chia tay một cuộc tình. Vậy có khi nào bạn hỏi: trong bao lâu thì bắt đầu tìm một tình yêu mới được, hoặc mình có nên kiếm người yêu mới ngay sau khi mình chia tay hay không vì tuổi xuân thì chẳng mấy chốc mà tàn phai?

Chia tay một mối tình, dù muốn hay không nó cũng để lại những dư chấn nhất định đến tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và cách hành xử của mỗi người. Thật khó có được sự “thoải mái” để đi kiếm một tình yêu mới ngay sau khi chia tay nếu trước đó bạn thực lòng yêu thương người ấy. Trái tim bạn sẽ bị tổn thương khi chia tay một cuộc tình nên liệu rằng “kiếm người yêu mới” có phải là "thần dược" để chữa lành vết thương của bạn?

Câu trả lời nên hay không kiếm người yêu mới ngay sau khi chia tay phần nhiều tùy thuộc vào mục đích, suy nghĩ và quyết định của từng người. Bạn kiếm người yêu mới vì nghĩ rằng điều đó sẽ giúp bạn mau chóng quên đi người cũ cùng những kỷ niệm ngọt bùi một thời gắn bó? Bạn kiếm người yêu mới vì nghĩ rằng, đó là cách trả thù tốt nhất? Bạn cũng muốn chứng tỏ cho người ta biết giá trị và sức hấp dẫn, lôi cuốn của bản thân khi ngay lập tức đến với một người mới? Bạn muốn “tích lũy kinh nghiệm tình trường"  hay đơn thuần là muốn có những trải nghiệm mới, xúc cảm mới khi đến với người khác?... Nếu bạn không muốn tự lừa dối mình, nếu bạn không muốn vấp ngã thêm một lần nữa và nếu bạn không muốn làm con tim mình đau thêm một lần nữa thì hãy dừng lại để lắng nghe tiếng nói của nó, dừng lại để tìm ra nguyên nhân của sự đổ vỡ để không đi vào vết xe đổ ấy nữa. Đó thiết nghĩ là khoảng lặng không thể thiếu để chúng ta xem xét lại bản thân, để hiểu rõ hơn về chính mình và quan trọng là để hiểu rõ hơn về tiếng nói và lý lẽ của con tim mình.

Yêu một người không đơn thuần là chuyện mua một mớ tôm mớ tép hay một bó rau ngoài chợ. Điều quan trọng khi yêu là cần có thời gian để tìm hiểu người ấy, để “cảm” người ấy, để biết mình thực sự có những rung động từ tận sâu thẳm tâm hồn hay không. Sự nóng vội, hời hợt trong tình yêu thường không đem lại kết quả như mong đợi.

Nếu bạn thực sự thấy sẵn sàng cho một tình yêu mới ngay sau khi chia tay thì đừng nên vội vàng có những quan hệ quá thân mật hay sâu đậm với người ấy. Điều đó dễ dẫn đến những ngộ nhận hoặc đánh giá sai lầm giữa những rung động thực sự của trái tim với những xúc cảm nhất thời mà tình yêu mới mang lại. Cần có thời gian để tìm hiểu chính mình và người khác nếu bạn không muốn mình sẽ phải bắt đầu lại lần nữa./.

Cảm giác đau buồn sau khi chấm dứt một cuộc tình cũng giống như có một ngọn lửa trong quá khứ vẫn không ngừng cháy dai dẳng trong tâm hồn, và chúng ta sợ hãi hỏi lòng rằng: “Phải mất bao lâu mới quên được người cũ từng thương?”

Nỗi đau và sự tổn thương sau chia tay khiến tinh thần chúng ta suy nhược, và tình trạng có thể trở nên tồi tệ khi sau một khoảng thời gian dài mà cảm giác buồn đau ấy vẫn nguyên vẹn, chẳng có bất kỳ thay đổi đáng kể nào. Với một số người có thể là dăm ba tháng, một vài năm hoặc thậm chí có người mang theo chuyện tình buồn ấy đến hết đời. Vậy từ đâu có sự khác biệt này?

Sự thật về việc quên đi một người: Không đơn thuần chỉ là vấn đề thời gian

Nếu đã từng xem qua hai series phim truyền hình nổi tiếng của Mỹ là “Sex and the City” và “How I Met Your Mother” thì bạn sẽ phát hiện một triết lý được lặp đi lặp lại ở cả hai phim rằng: cần một nửa khoảng thời gian yêu nhau để vượt qua đổ vỡ. Vì vậy, nếu cả hai đã bên nhau hai năm, bạn cần [ít nhất] một năm để quên đi người cũ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã tiến hành những nghiên cứu thực tế để tìm ra thời gian mà chúng ta thật sự cần để vượt qua một cuộc tình. Theo đó, một nghiên cứu hồi năm 2007 đã chỉ ra rằng 71% số người đã trải qua nỗi buồn chia tay cảm thấy bình ổn hơn sau 3 tháng. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát với 2.000 người vào năm 2017 lại cho ra một kết quả khác khi thời gian được kéo dài đến 6 tháng. Riêng đối với các cuộc ly hôn, nghiên cứu hồi năm 2009 đưa ra kết luận rằng trung bình mỗi người mất khoảng 18 tháng để bước tiếp.

Rõ ràng, kết quả của tất cả cuộc nghiên cứu trên đều không có sự nhất quán về thời gian. Giải đáp về vấn đề này, Hilda Burke – nhà trị liệu tâm lý, cố vấn cho các cặp vợ chồng – hài hước chia sẻ: “Nếu bạn không ngừng tự hỏi bản thân phải cần bao lâu để quên một người cũng giống như thắc mắc một đoạn dây dài bao nhiêu vậy. Hãy nhớ rằng chúng ta không hề có một tiêu chuẩn hay khuôn mẫu thời gian nào để vượt qua chuyện chia tay cả. Vì vậy, không nên tự đem dây buộc mình”.

Bạn ghét bỏ chính mình vì không đủ mạnh mẽ và vững lòng như bao phụ nữ khác để bước nhanh qua nỗi buồn. Nhưng sẽ thật không công bằng khi quên đi rằng hoàn cảnh của mỗi người vốn dĩ khác nhau, và việc quên đi một người dễ hay khó còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến sự dang dở ấy.

Vì sao ta lại mất nhiều thời gian hồi phục sau khi chia tay hơn người khác?

1. Tan vỡ ngoài ý muốn: Một người không dự đoán trước một cuộc chia tay sẽ đến dù có là người khởi xướng một sự tranh cãi hay xung đột chăng nữa, cũng sẽ mất khá lâu để hồi phục sau đổ vỡ.

2. Quá nghiêm túc cho một mối quan hệ: Nếu bạn cho đi thật nhiều thì đương nhiên sẽ mong muốn chuyện tình của cả hai “đơm hoa kết trái”. Và khi nó đột ngột kết thúc sớm hơn so với kỳ vọng, bạn sẽ khó lòng bước qua được cảm xúc của mình. Trái tim của bạn đã bị khóa chặt.

3. Phản bội: Nếu bị lừa dối thì vết thương lòng càng khó chữa lành. Lúc này bạn không chỉ buộc bản thân quên đi người cũ, mà còn phải cố gắng vượt qua nỗi đau bị người mình yêu thương lạnh lùng phản bội.

4. Chưa sẵn sàng để quên đi người ấy: Một số người thường cảm thấy rất khó khăn để bước qua tình cũ vì họ cho rằng đó là một người quá hoàn hảo và phù hợp với mình. Thế nên, họ thà tôn thờ mối tình ấy trong tâm trí còn hơn thừa nhận một sự thật đau đớn rằng nó không còn tồn tại nữa.

Làm thế nào để biết bản thân đã sẵn sàng bước tiếp?

Dấu hiệu để biết một người đã sẵn sàng bước tiếp cũng rất đa dạng, có thể là: thừa nhận nguyên nhân hoặc dấu hiệu báo trước rằng cả hai không phù hợp, không còn quá xúc động khi nhớ về cuộc chia tay hôm ấy, cân nhắc cho một cuộc hẹn hò mới, nhẹ lòng tận hưởng bản nhạc cả hai đã từng nghe cùng nhau,…

Đừng gieo vào lòng mình một cột mốc hay lời thề nào khi nói về việc bước qua một cuộc tình, và cũng không nên phán xét chính mình rằng “Tại sao lại mất quá nhiều thời gian như vậy?”. Cách duy nhất để vượt qua sự tan vỡ hoặc bất kỳ nỗi đau nào trong đời chính là phải dũng cảm đối mặt, dấn thân và đi sâu vào tận cùng niềm đau, chấp nhận sự mất mát và cho phép bản thân đau lòng vì những điều ấy.

Dù thời gian để quên đi một người đôi khi nhiều đến mức bạn tưởng chừng như nỗi buồn ấy sẽ chẳng bao giờ có hồi kết, nhưng bạn hãy vững tin rằng ai rồi cũng sẽ vượt qua nỗi đau này, chỉ là theo cách thức và tốc độ của riêng mỗi người.

Thực hiện: Huyền My Trương

Video liên quan

Chủ Đề