Bảo dưỡng xe máy yamaha hết bao nhiêu tiền năm 2024

Bao gồm Phiếu lần 1 là phiếu mà mặt trước & sau có nền màu trắng [Tham khảo phần sổ bảo hành] hoặc ô phiếu số 1 trên ứng dụng My Yamaha.

* Dành cho xe gắn máy:

* Dành cho xe điện:

+ Phiếu “Bảo dưỡng cấp độ 2”

Bao gồm các phiếu lần 2, lần 4, lần 5, lần 7, lần 8, là những phiếu có mặt trước màu xanh dương và mặt sau màu trắng hoặc ô phiếu số 2,4,5,7,8 trên ứng dụng My Yamaha.

* Dành cho xe gắn máy:

* Dành cho xe điện:

+ Phiếu “Bảo dưỡng cấp độ 3”

Bao gồm các phiếu lần 3, lần 6, lần 9 là những phiếu có mặt trước màu hồng và mặt sau màu trắng hoặc ô phiếu số 3,6,9 trên ứng dụng My Yamaha.

* Dành cho xe gắn máy:

* Dành cho xe điện:

Lưu ý: Khách hàng trả tiền phụ tùng, dầu [nhớt], hóa chất, dung dịch làm mát và những yêu cầu khác không nằm trong danh mục trên phiếu Bảo dưỡng miễn phí

Đây là một lần đi bảo trì xe cỡ lớn ở trung tâm Yamaha Town của mình, mình lựa chọn đại lý dịch vụ chính hãng để tham khảo mức giá cũng như quy trình xử lý có nhanh chóng và gọn gàng hay không. Bởi xe Yamaha lâu nay mình vẫn xe một số người nói rằng phụ tùng giá cao và thậm chí nguồn cung không có sẵn, mặc dù nhiều lần đi bảo trì xe Yamaha cấp nhỏ thì mình đã nắm được giá một số phụ tùng và thấy nó không mắc, có thể nói là khá rẻ nhưng nghĩ có thể do những bộ phận mình thay thế có nguồn cung dồi dào [nhớt, lọc gió, nhông xích…].

Lần bảo trì này mình tuân thủ theo khuyến cáo của Yamaha đối với một chiếc Free Go S đã sử dụng được hơn 2 năm, số kilomet ở mức hơn 11.000 km, theo như chỉ dẫn thì đây là lần kiểm tra và bảo trì lớn đối với 1 chiếc xe thông thường. Điểm bất ngờ và ấn tượng nhất mình thấy đó là giá phụ tùng ở mức rẻ, thời gian thi công thì mình biết là nhanh bởi máy móc và công cụ hỗ trợ là đầy đủ.

Quy trình

Mình tới Yamaha Town ở 627 đường Cách Mạng Tháng 8 TP.HCM, đây là một trung tâm khá lớn, có thể xử lý và tiếp nhận cùng lúc 1 lượng xe lớn nên khi mình vào cũng không cần chờ đợi lâu, trước mình có 2 xe đang làm thủ tục. Như thường lệ thì mình gặp nhân viên tư vấn và nói tình trạng cái xe mình là đang bị: rung ga đầu, bố thắng hơi kêu, cổ xe bị cứng… Nhân viên nói mình đưa sổ bảo hành hoặc ứng dụng My Yamaha Motor để kiểm tra tình trạng trước đó của xe.

Sau khi giải thích cho mình hiểu ngoài những yêu cầu của mình ra thì xe của mình cũng đang trong thời điểm cần kiểm tra bảo trì lớn khác như: Lọc gió, giảm sóc, hệ thống phun xăng điện tử, bình ắc quy, bugi… [các mục như trên ảnh]. Đồng thời khi tiếp nhận thì xe cũng được kiểm tra trước mắt các hệ thống nhìn thấy được như điện đèn còi và máy nổ [Chủ yếu để nắm xem có lỗi nào đã có sẵn chứ không phải do quá trình bảo trì kỹ thuật gây ra].

Sau khi chạy thử và kiểm tra, kỹ thuật [hoặc tư vấn] có cho mình xem danh sách cụ thể các mục và cần mình đồng ý để kỹ thuật can thiệp và sửa chữa. Mình có thể hỏi trước giá cả hoặc tư vấn bộ phận nào nhất thiết cần thay và cái nào nếu chưa có tiền thì tiếp tục sử dụng được, sau khi hỏi giá thì mình quyết định là thay hết vì khá rẻ.

Ngoài việc đi đến trực tiếp thì còn có thể sử dụng ứng dụng My Yamaha Motor để đặt lịch trước, tra cứu địa chỉ các trung tâm chính hãng, hay tra cứu lịch sử bảo trì-sửa chữa xe cũng như xem trước lịch bảo trì sắp tới với các hạng mục cần kiểm tra hoặc thay thế.

Giá cả

Lúc bất ngờ nhất với mình đó là khi hỏi giá các phụ tùng thay thế, ví dụ như với chén cổ thay cả chụp trên lẫn dưới lẫn vòng bi mà giá lại chưa đến 50.000đ, tiếp đến là giá lọc gió cũng chỉ 60k mặc dù đây là loại lọc ướt cao cấp. Bởi mình đã từng đi thay lọc gió cho chiếc Mio 125cc của mình ở cửa hàng không chính hãng với mức giá là 100.000đ. Bugi là bộ phận chưa cần thay thế, bởi độ mòn chưa đáng kể mà chỉ là có thể giảm hiệu suất do muội than đóng quanh đầu cực, nhưng khi hỏi giá chỉ có gần 50.000đ nên mình cũng quyết định thay luôn. Nói thêm chỗ tiền công, ngày mình đi bảo trì xe vô tình trong đợt khuyến mại miễn phí 100.000đ nếu thay nhớt + đổ carbon, nếu không có khuyến mại này thì tiền công sẽ là 175.000đ.
Nhớt chính hãng sau khi sử dụng sẽ bị xé nhãn mác và chọc thủng vỏ hộp để hạn chế tình trạng làm giả nhớt.

Mắc nhất là tiền nhớt hết 142.000đ, và theo như mình tham khảo được thì Yamaha còn có chính xách đồng giá với một số phụ tùng, ví dụ như Bugi, lọc gió, nhớt….v.v.v, tức là các loại xe khác cũng có mức giá tương tự [hoặc là xe cùng chủng loại động cơ, kích cỡ]. Theo như trong sổ bảo hành/ bảo trì theo dõi xe thì hạng mục dây đai [dây curoa] là chi tiết cần kiểm tra và thay thế nếu kém, khá may là còn tốt để tiếp tục sử dụng, đây cũng là chi tiết nhiều tiền khi chỉ riêng nó là hơn 300.000đ.

Chất tẩy rửa Carbon là món khiến mình phân vân trong quyết định có sử dụng nó hay không, công dụng của chúng là phụ gia làm sịnh kim phun trong hệ thống phun xăng điện tử, tẩy các mảng bám ..v.v.v. Nhưng sau khi anh kỹ thuật viên kiểm tra căn chỉnh ga chờ [garanti] mình thấy mảng bám đóng khá nhiều trên kim ga nên mình cũng quyết định nhanh là sử dụng phụ gia này với chi phí là 63.000đ.

Khi về nhà mình sử dụng tên và mã của phụ tùng tham khảo nhanh trên mạng, từ những nhà cung cấp khác thì thấy thêm được là mức giá chính hãng rẻ hơn hoặc tương đương với các sàn thương mại khác, nhưng khi thay ở trung tâm dịch vụ chính hãng thì yên tâm vấn đề hàng chính hãng cũng như chính sách bảo hành.

Phụ tùng có khan hiếm không?

Bản thân mình thì chưa gặp khi đi bảo trì bảo dưỡng xe Yamaha chính hãng, nhưng bên ngoài thì có thể có. Cũng nhân tiện mình có hỏi thăm về vấn đề này thì được chia sẻ rằng các đại lý dịch dụ Yamaha Town trên toàn quốc đều có nguồn phụ tùng dự trữ rất dồi dào, nếu không may gặp phải những phụ tùng “hiếm” gặp mà kho hết thì ở tình thành lớn phụ tùng sẽ được giao trong ngày [nếu đặt hàng trước giờ nghỉ trưa] và ở các tỉnh lẻ thì chậm nhất là trong vòng 24 tiếng phụ tùng cũng sẽ được đáp ứng. Và thường sẽ không phải là những món phụ tùng hao mòn thông thường hay những phụ tùng cần thay thường xuyên, chủ yếu là những phụ tùng hiếm khi cần phải thay thế và thường là hỏng hóc khi không may gặp tai nạn hay yếu tố bất ngờ nào khác.
Bố thắng [má phanh] là hạng mục vệ sinh và mình thấy là được miễn phí [hoặc đã tính vào tiền công tổng], không thấy trong hóa đơn tính tiền, mình cũng yêu cầu kiểm tra vì nó có tiếng kêu, trong sổ bảo hành/bảo trì cũng có đề cập hạng mục này.

Thời gian thi công thay thế các phụ tùng được liệt kê trong hóa đơn tính tiền mình ghi bên trên là khoảng 2,5 tiếng, ngoài ra còn các công đoạn không được liệt kê như: Kiểu tra vệ sinh bố thắng [má phanh], kiểm tra vệ sinh hệ thống côn [nồi, bộ số CVT], sử dụng máy tính chuẩn đoán/kiểm tra các hệ thống cảm biến, kiểm tra tình trạng hệ thống phun xăng điện tử, điều chỉnh ga chờ [Garanti]…

Hạng mục kiểm tra toàn bộ hệ thống cảm biến trên xe cần sử dụng máy tính và phần mềm chuyên dụng kết nối với xe, ở mục này thì anh kỹ thuật báo với mình là cần kiểm tra, căn chỉnh kim ga chờ [garanti], và nó cũng là miễn phí.

Với các hạng mục bảo trì nhanh tương tự thế này thì có thể trờ đợi ở đại lý để nhận xe, có phòng chờ máy lạnh, nước uống miễn phí [có cả nước ngọt mà mình không dùng]. Điều quan trọng khác là mình có thể thoải mái hỏi và tư vấn các hạng mục trên xe, hỏi giá xem bao nhiêu tiền, rồi liệu món phụ tùng đó không thay thì có ổn không. Đấy là mình hỏi để tham khảo và chia sẻ lại với các bạn thôi, còn cá nhân mình thì phần nào hiểu được các phụ tùng đó để đánh giá xem tư vấn của kỹ thuật viên có chính xác hay không.

Tóm lại thì bảo trì tại chính hãng Yamaha với mình thì nó rẻ, các danh mục thay thế được giải thích cặn kẽ và chi tiết, ngay cả với người không rành về xe mình tin cũng dễ để hiểu được và đưa ra quyết định.

Bên trái là bộ chén cổ cũ và bên phải là bộ mới, mình được thông báo là nó còn có thể sử dụng lại được, nhưng đã có dấu hiện hao mòn và giá thành khá rẻ nên mình đã chọn thay luôn.

Lý do 11.000km chiếc xe này chén cổ có vấn đề [bị nặng] theo mình là vì nó đã không được kiểm tra và bảo trì thường xuyên.

Má phanh xe vẫn còn sử dụng được, chỉ cần vệ sinh, mài nhẹ lớp mặt đã bị chai là sẽ hết tiếng kêu và giúp phanh ăn hơn.

Hệ thống máy tính chuẩn đoán và hiệu chỉnh hệ thống phun xăng điện tử cho dòng xe có phun xăng điện tử.

Mình đã từng đi thay lọc gió cho chiếc Mio của mình ở cửa hàng sửa xe bên ngoài với mức giá là 100.000đ, lọc gió chính hãng cho chiếc xe này là 60.000đ, và đây còn là loại lọc ướt [lọc tẩm dung dịch, hạn chế tốt hơn lượng bụi vào động cơ].

Ở tiệm sửa xe thông thường thì mình thấy kỹ thuật dùng súng hơi để tháo lắp hệ thống côn/nồi, ở đây mình thấy khi lắp kỹ thuật sự dụng cần siết lực, mình thấy chuyên nghiệp và là rất cần thiết.

Dây curoa tự mình kiểm tra thấy còn tốt, kỹ thuật viên cũng báo với mình là chưa cần thay.

Bố nồi lúc chưa vệ sinh, ở bề mặt bị chai-bóng dễ gây hiện tượng rung đầu xe ở ga đầu, với chiếc xe này chỉ cần vệ sinh lại là êm mượt, không cần thay thế.

Bố nồi sau khi vệ sinh, có màu như nút chai rựu vang, khúc này nhanh quá mình không kịp chụp nhiều hình chi tiết hơn.

Chuông nồi của chiếc Freego đã đi hơn 11.000km, chủ yếu là đóng cặn bám bẩn, hao mòn không đáng kể. Đây là bộ phận chịu ma sát với bố nồi.

6 viên bi nồi lúc chưa vệ sinh, mắt mình nhìn thì có viên bi đã bắt đầu mòn và mòn không đều, kỹ thuật viên cũng không báo mình cần thay thế, vận hành thực tế sau khi vệ sinh thì vẫn êm và mượt.

Hầu như các công đoạn liên quan đến vệ sinh thì mình không được thông báo là sẽ tính tiền, một là tính chung vào tiền công [75k] hai là chúng được làm miễn phí.

Nếu bạn đang sử dụng xe Yamaha và chưa tự tin vào trung tâm dịch vụ chính hãng bởi vấn đề giá cả thì có thể tới nơi để kiểm tra và nhận báo giá, rồi tự mình quyết định có sửa chữa hay không, còn trải nghiệm của mình thì giá cả khá rẻ. Lời khuyên cá nhân mình thì chỉ có một số hạng mục mình ưu tiên làm bên ngoài, hoặc ưu tiên nơi giá rẻ đó là các mục thay thế về: Vỏ/ lốp xe, bình ắc quy. Nhưng nếu là chị em phụ nữ không rành về tìm kiếm hoặc không có địa chỉ tin cậy thì mình thấy vẫn nên vào trung tâm dịch vụ chính hãng để có được sự yên tâm về phẩm chất các phụ tùng thay thế.

Chủ Đề