Báo cáo thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022

Báo cáo Phân tích thị trường cung cấp bức tranh tổng quan về Thị trường Thương mại điện tử Việt nam, Quý 1 – 2020 – trong bối cảnh các hoạt động mua sắm online bùng nổ trong bối cảnh giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19.

OCD cung cấp các Báo cáo Phân tích Thị trường, Báo cáo ngành nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin thiết yếu của thị trường trong nhiều lĩnh vực.  Qua những bản báo cáo này, hy vọng người đọc sẽ có cái nhìn toàn cảnh nhất về những thị trường khác nhau, từ đó dễ dàng phục vụ cho công tác hoạt động sản xuất – kinh doanh tại doanh nghiệp

OCD là công ty tư vấn quản lý uy tín hàng đầu Việt nam với các dịch vụ tư vấn quản lý đã được nhiều khách hàng tín nhiệm, sử dụng và giới thiệu cho các khách hàng khác. Ngoài ra, OCD cũng là một trong những công ty nghiên cứu thị trường nằm trong top 10 của Việt nam với khả năng thực hiện nhiều dự án lớn trên phạm vi toàn quốc.

Báo cáo thị trường thương mại điện tử năm 2020

Dự án nghiên cứu thị trường tiêu biểu

  • Đánh giá hài lòng khách hàng sử dụng điện cho EVNHANOI, 2019
  • Nghiên cứu thị trường xe máy điện cho Công ty TNHH Chế tạo Động cơ Zongshen Việt nam, 2018
  • Đánh giá sự hài lòng của khách hàng cho Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, 2018
  • Nghiên cứu thị trường dịch vụ mới cho Công ty TNHH Vĩnh Quang, 2018
  • Khảo sát đổi mới sáng tạo trong DN chế biến chế tạo, DA First-Nasati, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Nghiên cứu thị trường sản phẩm mới cho Công ty TNHH Roki Việt nam, 2017
  • Khảo sát thị trường sản phẩm mới cho Công ty TNHH MTV Kinh Đô
  • Nghiên cứu thị trường xi măng Việt nam cho Tổng Công ty CN Xi măng Việt nam [Vicem], 2014
  • Khảo sát thị trường cho Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco, 2014

và nhiều dự án khác…

Có liên quan

Từ những tháng đầu của năm 2021, dịch Covid-19 bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam. Giữa bối cảnh đó, chính phủ đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. Đồng hành với những thách thức trong giai đoạn này, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực từ thói quen mua sắm từ truyền thống sang online. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu và mang tính kịp thời trong bối cảnh đại dịch.

Để có bức tranh tổng quan về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong cộng đồng và doanh nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương tiếp tục xây dựng ấn phẩm Báo cáo TMĐT Việt Nam 2021 [Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021]. Ấn phẩm năm nay sẽ cung cấp dữ liệu thống kê về thương mại điện tử từ nhiều góc độ khác nhau đặt trong bối cảnh tương quan Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và toàn cầu.

I. CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TMĐT TẠI VIỆT NAM

Ngày 07 tháng 10 năm 2020, hạ tầng pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động thương mại điện tử [TMĐT] được bổ sung, hoàn thiện thêm. Dưới đây là cập nhật một số văn bản quy phạm pháp luật và chính sách quan trọng có liên quan đến lĩnh vực TMĐT được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2020 và Quý I và II năm 2021. Theo đó bản cập nhật sẽ có 4 sự thay đổi sau:

Theo đó, Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đã quy định về trường hợp khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp đối với nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam [nhà cung cấp ở nước ngoài] trong trường hợp nhà cũng cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế.

1.2 Xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử

Ngày 26 tháng 8 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời công bố mức xử phạt thấp nhất là 1.000.000 đồng và cao nhất là 40.000.000 đồng đối với cá nhân, mức xử phạt gấp hai lần đối với tổ chức vi phạm.

1.3 Thương mại điện tử là ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:

Theo Báo cáo TMDT Việt Nam 2021

1.4 Thí điểm dịch vụ Mobile – Money

Ngày 09 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 316/QĐ-TTg phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ [Mobile Money].

Số lượng website, ứng dụng TMĐT được Bộ Công Thương xác nhận thông báo, đăng ký

II.TỔNG QUAN QUY MÔ THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THẾ GIỚI

Dưới tác động của đại dịch Covid, thị trường TMĐT của thế giới có sự tăng mạnh về số lượng người dùng và những con số đó vẫn còn duy trì cho đến giai đoạn bình thường mới. Có thể thấy sự tiện lợi của loại hình kinh doanh trực tuyến này đang dần thay thế các phương thức mua bán trực tuyến. Không chỉ trong kinh doanh mà còn tác động đến các ngành dịch vụ, may mặc, giáo dục,…

Điểm qua những trang TMĐT có lượng truy cập nhiều nhất tại ĐNA:

Hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng mua sắm trực tuyến

III.NGƯỜI TIÊU DÙNG THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

3.1 Thuận lợi

Với một đất nước đang có sự phát triển mạnh về các dịch vụ internet như Việt Nam thì nhu cầu mua sắm online đang dần trở thành xu hướng. Hơn nữa, dưới tác động của đại dịch, nhiều người càng có nhu cầu mua sắm và thanh toán trực tuyến hơn.

Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến [Báo cáo TMDT Việt Nam 2021]

Theo đó, nhu xu hướng mua sắm trên các trang TMĐT chiếm cao nhất, sau đó mới đến các diễn đàn, mạng xã hội và các ứng dụng di động,..Chính điều này đã giúp thị trường TMĐT Việt Nam hoạt động rất năng nổ trong những năm gần đây.

Không chỉ có nhu cầu mua sắm trong nước, nhiều người đã và đang mua sắm tại các website nước ngoài, sẵn sàng mua sản phẩm của các người bán hàng trên các sàn giao dịch TMĐT của Việt Nam bởi một số lý do như: Giá cả rẻ hơn Chất lượng sản phẩm tốt hơn, hàng hóa có thương hiệu nước ngoài, chỉ có thương nhân nước ngoài bán,..

3.2 Khó khăn

Song với kết quả khả quan đó, việc kinh doanh và mua sắm online trong những năm gần đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Đơn giản nhất chính là người dùng sợ bị lộ thông tin khách hàng, chất lượng thường kém hơn so với quảng cáo, khâu vận chuyển và chăm sóc khách hàng còn hạn chế,…

Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến [Theo Báo cáo TMDT 2021]

Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh, nguồn hàng còn hiếm và thường bị đẩy giá lên cao. khiến nhiều người e ngại thêm về loại hình mua sắm này.

IV.DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

4.1 Tổng quan về nhu cầu và thực trạng ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp

Theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp tham gia bán hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch TMĐT đều là doanh nghiệp lớn từ nước ngoài.

Trong đó bán buôn và bán lẻ là lĩnh vực chiếm tỉ trọng cao nhất là 21%, kế đó là các hoạt động dịch vụ khác với 20%,… Tuy nhiên quy mô kinh doanh đều là vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Có thể thấy, các doanh nghiệp lớn có tỉ trọng tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT hiện nay vẫn còn thấp, mặc dù được đầu tư và rất có tiềm năng phát triển. Song vì nguyên nhân chủ quan như nhân lực thiếu kỹ năng quản lý và vận hành, rất nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn khi tuyển dụng những vị trí này.

Các kỹ năng chuyên ngành CNTT – TMĐT khó tuyển dụng hiện nay [Báo cáo TMDT 2021]

Đại dịch đang dần thay đổi xu hướng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, hình thức mua sắm online đang dần phổ biến hơn so với các hình thức truyền thống. Tuy nhiên với các doanh nghiệp, tỉ lệ nhận đặt hàng qua các sàn TMĐT lại chiếm tỉ lệ thấp so với các kênh bán hàng khác.

Theo kết quả khảo sát, có thể rút ra được rằng: hiệu quả thấp [26%] của việc kinh doanh qua sàn TMĐT chiếm tỉ lệ rất cao và cao nhất trong các kênh marketing. Điều này đang là trở ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp bởi đây là kênh bán hàng đầy tiềm năng trong những năm gần đây và trong tương lai.

Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả của hoạt động TMĐT qua các hình thức [Báo cáo TMDT 2021]

4.2 Tác động của dịch bệnh đến doanh nghiệp

Có thể nói, đại dịch ảnh hưởng đến hầu hết mọi lĩnh vực, từ y tế, giáo dục, kinh doanh,.. Hầu hết doanh thu và số lượng đơn hàng của các doanh nghiệp đều bị giảm mạnh và ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh chung. Theo thống kê của bộ tài chính, đã có rất nhiều doanh nghiệp dịch vụ, kinh doanh đã công bố phá sản trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra vì trong có đủ chi phí duy trì hoạt động.

Báo cáo TMDT 2021

Tuy nhiên, đại dịch cũng đã mang lại cho các doanh nghiệp những tín hiệu vui mừng vì sự hiệu quả trong tình hình kinh doanh trực tuyến. Theo đó:

Đánh giá hiệu quả kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 [Báo cáo TMDT 2021]

V. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC WEBSITE, ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Việt Nam hiện chỉ mới ở giai đoạn đầu tiên là tiếp cận thương mại điện tử, trong khi các nước phát triển đã vượt qua giai đoạn tin tưởng, trải nghiệm và chuyển sang giai đoạn quen thuộc sử dụng. Có nhiều rào cản khiến người Việt e ngại, như 86% muốn được tư vấn trực tiếp khi mua hàng, 85% người dùng muốn chạm tận tay sản phẩm trước khi mua, và 84% người được hỏi cho biết họ e ngại về chất lượng sản phẩm khi mua hàng qua mạng.

Nhóm sản phẩm, dịch vụ được giao dịch nhiều trên website/ứng dụng di động [Báo cáo TMDT 2021]

5.1 Các tiện ích và công cụ hỗ trợ được cung cấp trên website, ứng dụng di động

Theo đó, tỷ lệ website, ứng dụng di động có tích hợp mạng xã hội có xu hướng giảm [từ 77% năm 2019 xuống còn 63,2% vào năm 2020].

Mạng xã hội được tích hợp trong website, ứng dụng di động [Báo cáo TMDT 2021]

Không quá bất ngờ khi Facebook và Zalo là hai mạng xã hội được tích hợp nhiều nhất vào các website và ứng dụng di động.

5. 2 Thương mại điện tử trên nền tảng di động

Di động là công cụ để đặt hàng trực tuyến phổ biến nhất với 81%, cộng với đó chủ yếu người dân vẫn sử dụng website TMĐT để mua sắm 74%, tiếp theo là Mạng xã hội với 36%, giảm so với 51% năm 2017, Đặc biệt tín hiệu từ thiết bị di động tăng hơn 10% lên 52% so với năm 2017.

Điều này cho thấy việc phát triển TMĐT trên nền tảng di động IOS, Android được coi là “mảnh đất” màu mỡ, đầy tiềm năng cần được khai thác triệt để phát triển.

Theo báo cáo TMDT Việt Nam 2021 cho thấy có:

Báo cáo TMDT 2021

5.3 Các hình thức thanh toán trên website/ứng dụng di động

Thanh toán tiền mặt vẫn chiếm phần lớn khi mua hàng qua điện thoại, tuy nhiên con số này đã giảm 9% [từ 61,5% xuống còn 51,5%]. Có thể thấy, hình thức dùng thẻ, chuyển khoản hay ví điện tử vẫn chiếm tỉ lệ thấp.

5.4 Tình hình kinh doanh trên website/ ứng dụng di động của doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát, doanh nghiệp có tỉ lệ đặt hàng thông qua website là 51,9% và 7,3% tỉ lệ đặt hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

Nhóm hàng hóa, dịch vụ được mua nhiều nhất trên website/ứng dụng TMĐT bán hàng

Danh sách Top5 website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT có doanh thu cao [Báo cáo TMDT 2021]

5.5 Khó khăn, trở ngại khi vận hành website/ứng dụng di động

Doanh nghiệp đánh giá về khó khăn, trở ngại khi vận hành website, ứng dụng di động theo thang điểm từ 0 – 2 [không cản trở: 0, cản trở nhiều: 2].

Theo Báo cáo TMDT 2021

Nguồn bài viết được tổng hợp từ: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2021

[Cục thương mại và kinh tế số]

Video liên quan

Chủ Đề