Bằng logistics ở đh quốc tế là bằng gì năm 2024

Câu hỏi 1: Chương trình đào tạo Cử nhân logistics và chuỗi cung ứng khác gì với ngành Công nghệ Logistics?

Trả lời:

Chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ logistics và chuỗi cung ứng chủ yếu dạy các kiến thức về kinh tế, quản lý.

Ngành Công nghệ Logistics ứng dạy thiên về khía cạnh kỹ thuật, công nghệ. Ngoài ra sinh viên vẫn được dạy các kiến thức về kinh tế, quản lý để khi tốt nghiệp có thể tham gia vào thị trường lao động ở nhiều mảng, nhiều lĩnh vực đặc biệt là Quản trị công nghệ trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng.

Câu hỏi 2: Sau khi họcChương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ logistics được cấp bằng gì? Cơ hội việc làm như thế nào?

Trả lời:

Sau khi học Chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ logistics sinh viên sẽ được cấp bằng kỹ sư.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ logistics được xây dựng nhằm cung cấp cho thị trường những chuyên gia công nghệ kỹ thuật logistics có chuyên môn về thiết kế và điều khiển hoạt động tối ưu của một hệ thống logistics liên quan đến việc dự báo, mua sắm, vận chuyển, sản xuất, lưu trữ, phân phối và nhập kho nguyên vật liệu và thành phẩm. Có khả năng thiết kế và tích hợp các luồng vật chất, thông tin và tiền trong suốt chuỗi cung ứng để hỗ trợ tốt nhất cho các mục tiêu của tổ chức. Có kiến thức nền về quản trị như: Nền tảng về kiến thức con người; Lãnh đạo bền vững. Kiến thức về Đổi mới sáng tạo, công nghệ và khởi nghiệp. Do đó, sinh viên tốt nghiệp từ chuyên ngành này sẽ có cơ hội rất lớn để ứng tuyển vào một loạt các nhà tuyển dụng tiềm năng, chẳng hạn như:

Sản xuất: Bosch, Intel, Vinamilk, Nestle, ThaiBev, Unilever, Jabil, Samsung, Heineken, Ajinomoto, Budweiser, Schneider Electric….. Bitis, Nike, Adidas, Every Dennison, …

Logistics: Gemadept, Transimex, YCH, DHL, UPS, Fedex, Schenker logistics, ITL…

Vận tải: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Tân cảng Sài Gòn, hãng tàu CMA-CGM, ABA Cooltrans, AJ Total,

Doanh nghiệp bán lẻ: Big C, Coopmart, Lottle, Aeon, Vinmart,…

Thương mại điện tử [E-commerce]: Lazada, Shopee, Tiki, Ahamove, GHTK,

Các cơ sở đào tạo: các trường Đại học, Cao đẳng, Viện – Trung tâm

Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Công thương-Sở Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải….

Học tập trình độ sau đại học tại các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.

Câu hỏi 3: Quê em hiện ở dưới miền Tây, học Chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ logistics được không?

Trả lời: Bạn hoàn toàn có thể học được ngành này. UEH có phân hiệu ở Vĩnh Long. Bạn có thể lựa chọn nơi học tập giữa hai cơ sở nếu học phần cho phép.

Câu hỏi 4: Cho em hỏi thời gian học, số môn học của Chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ logistics?

Trả lời: Chương trình Công nghệ Logistics ứng được phân bổ trong 4 năm với khoảng 60 môn học. Trung bình 1 học kỳ các bạn sẽ học từ 7-8 môn học.

Câu hỏi 5: Định hướng em là công nghệ thông tin, nếu em đi học Chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ logistics thì em có thể phát huy được mảng công nghệ thông tin hay không?

Trả lời: Trong chương trình Công nghệ logistics có các học phần sau về lĩnh vực CNTT và ứng dụng CNTT trong Logistics như: Khoa học máy tính 1, Hệ thống thông tin quản lý, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn và ứng dụng, Phân tích dữ liệu, ERP trong quản trị mua hàng và phân phối, ERP trong quản trị sản xuất. Cho nên dù ngành không chuyên về CNTT nhưng em vẫn có khả năng phát huy thế mạnh của mình.

Câu hỏi 6: Em có xem chương trình đào tạo thì Chương trình đào tạo Cử nhân logistics và chuỗi cung ứng thời gian học là 3,5 năm. Tuy nhiên em biết thời gian học là 4 năm với bằng kỹ sư, vậy sự khác nhau giữa quản lý và công nghệ là gì. Cơ hội về việc làm mảng nào nhiều hơn?

Trả lời: Chương trình đào tạo cử nhân logistics và chuỗi cung ứng thời gian học là 3,5 năm, 120 tín chỉ. Các học phần thiên về quản lý, kinh tế, xã hội, không có học phần công nghệ. Chương trình Công nghệ logistics thời gian học là 4 năm, nhận bằng kỹ sư, 150 tín chỉ. Hướng kỹ sư các học phần trang bị kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu ở lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, ngoài ra còn được trang bị các kiến thức bổ trợ ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, kỹ năng mềm, khởi nghiệp. Chương trình học bổ sung các học phần kỹ năng, quản lý, kinh tế để các bạn SV có khả năng trở thành các nhà quản trị công nghệ, các lãnh đạo nhóm, lãnh đạo doanh nghiệp...

Câu hỏi 7: Trường Đại học Kinh tế đào tạo thiên về kinh tế, nhưng giờ lại đào tạo công nghệ vậy khi em chọn học tại đại học kinh tế các ngành công nghệ thì em sẽ có gì nổi trội hơn các bạn học các trường thiên về công nghệ?

Trả lời: So với chương trình của các trường chuyên môn về công nghệ kỹ thuật, khi sinh viên học ngành công nghệ tại UEH thì các bạn sẽ được trang bị kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu ở lĩnh vực học, ngoài ra còn được trang bị các kiến thức bổ trợ ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, kỹ năng mềm, khởi nghiệp. Chương trình học bổ sung các học phần kỹ năng, quản lý, kinh tế để các bạn SV có khả năng trở thành các nhà quản trị công nghệ, các lãnh đạo nhóm, lãnh đạo doanh nghiệp...

Câu hỏi 8: Em muốn sau này học lên cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ thì em đăng ký học đại học ngành Công nghệ logistics hay Robot và AI thì em có cơ hội học lên không? Vì em biết đây là những ngành mới ở Việt Nam, chưa có trường nào đào tạo các ngành này ở bậc sau đại học?

Trả lời: Hai ngành này tuy mới ở Việt Nam nhưng cơ hội để học lên cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ là hoàn toàn có. Đầu tiên là có rất nhiều các chương trình đào tạo ở nước ngoài đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ ở hai ngành này, và cơ hội nhận học bổng là rất hơn. Còn ở trong nước bạn vẫn có thể học tiếp Thạc sĩ, Tiến sĩ ở các ngành gần như Quản trị công nghệ, các khối ngành kỹ thuật, quản lý…

Câu hỏi 9: Em chưa thấy có trường nào đào tạo Chương trình Kỹ sư Công nghệ logistics, vậy ngành này ra trường có việc làm hay không? Em có thể làm việc ở nơi nào? Lương có cao hay không?

Trả lời:

Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ logistics được xây dựng nhằm cung cấp cho thị trường những chuyên gia công nghệ kỹ thuật logistics có chuyên môn về thiết kế và điều khiển hoạt động tối ưu của một hệ thống logistics liên quan đến việc dự báo, mua sắm, vận chuyển, sản xuất, lưu trữ, phân phối và nhập kho nguyên vật liệu và thành phẩm. Có khả năng thiết kế và tích hợp các luồng vật chất, thông tin và tiền trong suốt chuỗi cung ứng để hỗ trợ tốt nhất cho các mục tiêu của tổ chức. Có kiến thức nền về quản trị như: Nền tảng về kiến thức con người; Lãnh đạo bền vững. Kiến thức về Đổi mới sáng tạo, công nghệ và khởi nghiệp. Do đó, sinh viên tốt nghiệp từ chuyên ngành này sẽ có cơ hội rất lớn để ứng tuyển vào một loạt các nhà tuyển dụng tiềm năng, chẳng hạn như:

Sản xuất: Bosch, Intel, Vinamilk, Nestle, ThaiBev, Unilever, Jabil, Samsung, Heineken, Ajinomoto, Budweiser, Schneider Electric….. Bitis, Nike, Adidas, Every Dennison, …

Logistics: Gemadept, Transimex, YCH, DHL, UPS, Fedex, Schenker logistics, ITL…

Vận tải: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Tân cảng Sài Gòn, hãng tàu CMA-CGM, ABA Cooltrans, AJ Total,

Doanh nghiệp bán lẻ: Big C, Coopmart, Lottle, Aeon, Vinmart,…

Thương mại điện tử [E-commerce]: Lazada, Shopee, Tiki, Ahamove, GHTK,

Các cơ sở đào tạo: các trường Đại học, Cao đẳng, Viện – Trung tâm

Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Công thương-Sở Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải….

Học tập trình độ sau đại học tại các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.

Thu nhập ban đầu là tùy thuộc ở khả năng mỗi sinh viên. Mức lương thường sẽ tăng rất cao sau vài năm làm việc dựa vào năng lực, vị trí. Tuy nhiên mức lương khởi điểm thường trên dưới 10 triệu đồng một tháng.

Chủ Đề