Bằng lái xe hạng c lái được xe nào năm 2024

Tại Việt Nam, có rất nhiều loại giấy phép lái xe như A1, A2, B1, B2, C, D, E, F… song, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa, độ tuổi được phép thi và thời hạn sử dụng của chúng.

Giấy phép lái xe [còn gọi là bằng lái xe] là một loại giấy phép/chứng chỉ mà người điều khiển các phương tiện giao thông được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được vận hành loại phương tiện giao thông vận tải tương ứng với giấy phép lái xe được cấp.

Hiện tại ở Việt nam giấy phép lái xe được phân ra rất nhiều hạng. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng hạng giấy phép.

Hiện tại ở Việt nam giấy phép lái xe được phân ra rất nhiều hạng

1. Về xe gắn máy, xe môtô

Có các hạng như sau:

1.1 Hạng A1 - hạng này cấp cho:

  1. Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  1. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

1.2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

1.3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lối xe hạng A1.

1.4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000 kg.

2. Về ô tô

2.2. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  1. Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  1. Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
  1. Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.

2.2. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  1. Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
  1. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

2.3. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  1. Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
  1. Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
  1. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Các loại bằng lái xe ô tô đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe hạng B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD.

2.4. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  1. Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  1. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

2.5. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  1. Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
  1. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

2.6. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

  1. Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
  1. Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
  1. Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
  1. Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Bằng Lái Xe Hạng C Là Gì? Bằng lái xe hạng c được lái xe gì 2023 đây được xem là câu hỏi không của riêng ai, nhất là những bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về GPLX hạng C hay những bạn đang quan tâm về các khóa học lái xe. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của hoclaixeotob2.com để nắm rõ hơn về những thông tin, những quy định về Bằng xe tải hạng C và cùng tìm ra câu trả lời nhé!

Bằng lái xe hạng C là một loại bằng lái xe ô tô khá phổ biến và được khá nhiều tài xế hiện nay lựa chọn để thi sát hạch khi có nhu cầu điều khiển các loại xe tải hạng nặng. Đây là chứng chỉ do Sở GTVT cấp phép cho tài xế hành nghề lái xe trên dòng xe hạng nặng.

Điểm nổi bật của giấy phép lái xe hạng C so với hạng B1 và B2 chính là trọng tải được phép điều khiển phương tiện. Với loại bằng này, tài xế có thể lái xe tải chở hàng có trọng tải hơn 3,5 tấn, trong khi đó giấy phép lái xe hạng B1 và B2 chỉ được điều khiển xe dưới 3,5 tấn.

2. Bằng lái xe hạng C được lái xe gì?

Bằng lái xe hạng C được lái xe gì ?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có bằng lái xe hạng C được phép điều khiển các loại xe sau đây:

  1. Xe ô tô tải, kể cả xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  1. Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  1. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 gồm:

+ Ô tô chở người có đến 9 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, tính cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3.5 tấn;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế < 3.5 tấn;

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3.5 tấn.

Câu hỏi thắc mắc: “Bằng lái xe hạng c được lái xe gì?” câu trả lời là người có bằng lái xe hạng C có thể lái được nhiều loại xe ô tô tải, kể cả xe ô tô tải chuyên dụng, xe ô tô chuyên dụng trên 3,5 tấn và cả những loại xe ô tô chở người thông thường.

3. Bằng lái xe hạng C có điểm khác biệt gì so với bằng B1 và B2

Điểm khác biệt lớn nhất giữa bằng C với bằng B1 và B2 đó là tải trọng được phép điều khiển phương tiện. Với bằng xe tải hạng C, người điều khiển được phép lái những xe ô tô tải hàng hoá có trọng tải >3.500kg trong khi đó bằng B2 chỉ được điều khiển những xe có trọng tải 9 chỗ ngồi như xe khách 16 chỗ trở lên và xe Mini Van > 9 chỗ.

  • Các loại xe tải hạng nặng như xe Container, muốn được cấp phép điều khiển Container, tài xế phải có bằng C đủ 3 năm sau đó nộp hồ sơ xin nâng hạng bằng lái xe ô tô lên hạng FC.
  • 6. Điều kiện để học và thi bằng C

    Người có đủ 2 điều kiện sau đây sẽ có thể học và thi bằng hạng C

    • Về điều kiện sức khỏe

    – Có giấy khám sức khỏe được cấp trong vòng 3 tháng gần nhất của trung tâm y tế hoặc bệnh viện quận, huyện, thành phố xác nhận có dấu giáp lai cùng với ảnh thẻ và xác nhận của bác sĩ chuyên khoa.

    – Có sức khỏe tốt , cơ thể bình thường, không mắc bệnh hiểm nghèo.

    Những trường hợp không được phép tham gia các khóa học và thi giấy phép lái xe hạng C bao gồm: có tiền sử mắc bệnh động kinh, mắc các bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, các bệnh dễ lây nhiễm hoặc cơ thể bị dị tật [thừa hoặc thiếu các phần của các chi; thừa hoặc thiếu ngón tay ngón chân; bị teo cơ].

    Điều kiện để học và thi bằng C

    • Tuổi và học vấn

    Tuổi: từ 21 tuổi trở lên [tính đến ngày dự thi sát hạch]

    Học vấn: tốt nghiệp Trung Học Cơ Sở trở lên

    Lưu ý: Nếu bạn đã có GPLX hạng B2 và muốn nâng dấu lên hạng C thì theo Điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về việc nâng dấu như sau: Hạng B2 lên C phải có đủ sức khỏe theo quy định và có thời gian hành nghề từ tối thiểu 3 năm cùng với 50.000km lái xe an toàn trở lên.

    Tuỳ thuộc vào từng trường dạy lái xe mà bằng lái xe hạng C có thời gian học khác nhau, nhanh nhất khoảng 5 tháng và chậm nhất là 6-10 tháng mới thi

    7. Chi phí học GPLX hạng C hiện nay

    Tùy thuộc vào từng trung tâm đào tạo, mức chi phí bằng lái xe tải hạng c hiện nay dao động trong khoảng từ 10.500.000 VNĐ – 13.000.000 VNĐ.

    Chi phí học bằng lái xe hạng C hiện nay

    8. Thời gian quy định học bằng lái xe tải hạng C

    Theo Điều 13 và Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:

    – Đào tạo lái xe hạng C hết tổng cộng là 920 giờ trong đó lý thuyết là 168 và thực hành lái xe là 752.

    – Đối với đào tạo nâng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên C thì mất 192 giờ [lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144];

    9. Thời hạn quy định sử dụng bằng lái xe hạng C

    Căn cứ theo điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thời gian sử dụng bằng lái xe hạng được quy định như sau: Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

    Trong trường hợp bằng lái xe hết hạn sử dụng sẽ có những hình thức xử lý sau đây:

    • Khi sắp hết hạn hoặc hết hạn trong thời gian không quá 3 tháng: Trong trường hợp này, nếu bạn vẫn muốn tiếp tục lưu thông với bằng lái C bạn phải tiến hành xin gia hạn bằng lái.
    • Khi hết hạn quá 3 tháng đến dưới 1 năm: nếu bằng của bạn đã hết hạn vượt quá 3 tháng đến dưới 1 năm bạn phải nộp hồ sơ tham gia thi sát hạch lý thuyết để được cấp bằng mới.
    • Khi bằng quá hạn trên 1 năm: Nếu để bằng C hết hạn quá 1 năm kể từ ngày hết hạn, bạn phải đăng kí để thi lại cả phần lý thuyết và thực hành trong bài thi sát hạch

    Trên đây là tổng hợp những thông tin mới nhất giải đáp vấn đề Bằng Lái Xe Hạng C Là Gì? Bằng lái xe hạng c được lái xe gì?

    Chủ Đề