Bán tài sản cố định không xuất hóa đơn năm 2024

Có phải xuất hóa đơn đối với sản phẩm được sản xuất dùng làm tài sản cố định cho chi nhánh hay không? (Câu hỏi của anh Quang - Huế)

Có phải xuất hóa đơn đối với sản phẩm được sản xuất dùng làm tài sản cố định cho chi nhánh hay không?

Căn cứ theo Công văn 67051/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn về hóa đơn đối với sản xuất sản phẩm xuất dùng làm tài sản cố định cho chi nhánh cụ thể như sau:

Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:
....
Căn cứ Điều 7 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/09/2014):
....
Căn cứ các quy định trên, Trường hợp Công ty tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC
Trường hợp Công ty thực hiện điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức thì Công ty phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải lập hóa đơn theo quy định tại Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Thông qua hướng dẫn của Công văn trên, trường hợp công ty tự sản xuất sản phẩm để làm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT của các chi nhánh công ty thì không phải xuất hóa đơn khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao.

Mặt khác khi công ty thực hiện thực hiện điều chuyển tài sản giữa các chi nhánh có hoạch toán phụ thuộc thì cũng không phải xuất hóa đơn, tuy nhiên phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.

Như vậy, không cần phải xuất hóa đơn đối với sản phẩm được sản xuất dùng làm tài sản cố định cho chi nhánh công ty có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Bán tài sản cố định không xuất hóa đơn năm 2024

Có phải xuất hóa đơn đối với sản phẩm được sản xuất dùng làm tài sản cố định cho chi nhánh công ty hay không? (Hình từ Internet)

Tài sản cố định không phải nộp thuế GTGT trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
....
6. Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.
Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Theo đó, tài sản cố định không phải nộp thuế GTGT trong trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

- Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn.

- Tài sản cố định dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

*Đối với trường hợp khi điều chỉnh, tài sản cố định hực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phái xuất hóa đơn và nộp thuế GTGT theo quy định.

Tài sản cố định nào không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC có quy định như sau:

Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
.....
3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).