Bản kê những hàng hóa của quầy rượu năm 2024

Với các quầy bar, quán café, Club hay bất cứ hình thức kinh doanh nào liên quan đến đồ uống pha chế thì dụng cụ không thể thiếu là Dụng cụ pha chế. Bởi không có dụng cụ pha chế thì Các Bartender không có công cụ để pha chế nên những ly cootail với nhiều hương vị khác nhau. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay bán tràn lan các Bộ dụng cụ pha chế khác nhau. Vậy làm thế nào để lựa chọn được Bộ dụng cụ pha chế tốt cho Bartender? Hạnh Tú xin chia sẻ một số kinh nghiệm chọn mua bộ dụng cụ pha chế để độc giả tham khảo và áp dụng khi cần mua dụng cụ pha chế.

Bạn đã biết kinh nghiệm lựa chọn dụng cụ pha chế cho Bartender đúng chuẩn?

Vai trò của dụng cụ pha chế trong công việc pha chế đồ uống của Bartender

Dụng cụ pha chế được ví như tay chân của Nhân viên pha chế đồ uống hay thường gọi là Bartender. Không một Bartender nào có thể làm việc mà không có các dụng cụ pha chế. Sự thật là dù bạn có là một Bartender chuyên nghiệp, am hiểu nghệ thuật pha chế, nắm vững các công thức pha chế đồ uống, có kỹ năng trình diễn điêu luyện nhưng nếu thiếu sự hỗ trợ của những dụng cụ pha chế chuyên dụng để pha chế nguyên liệu thì chắc chắn sẽ không thể thể hiện tài nghệ pha chế của mình, đồng thời không tạo được những thức uống đẹp mắt và đúng vị nhất.

Bên Cạnh đó, việc có đầy đủ bộ dụng cụ pha chế chuyên dụng sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đến môi trường sáng tạo của Bartender - giúp tiết kiệm thời gian một cách triệt để trong quá trình pha mà vẫn đảm bảo hương vị đạt chuẩn của thức uống, đây là những tiêu chí cần có để giữ chân khách hàng. Vì vậy, hãy thật kỹ lưỡng khi lựa chọn Bộ dụng cụ pha chế cho quầy bar của mình nó có vai trò không nhỏ trong việc đem lại hiệu quả kinh doanh của Quầy Bar của bạn

Kinh nghiệm lựa chọn dụng cụ pha chế đúng chuẩn

Lên danh sách các dụng cụ pha chế cần thiết

Shaker, Jigger, Strainers, ... là những dụng cụ pha chế không thể thiếu trong công việc Bartender

Bộ dụng cụ pha chế có đa dạng các chủng loại và kích thước lớn nhỏ khác nhau. Mỗi dụng cụ như shaker, muỗng pha chế…sẽ hỗ trợ một phần công việc cụ thể trong quy trình pha chế. Một bộ dụng cụ pha chế chung đúng chuẩn bắt buộc phải có một số vật dụng chuyên dụng như: bình lắc [shaker], dụng cụ lọc [strainers], muỗng pha chế [barspoon], dụng cụ đong rượu [Jigger], dụng cụ mở rượu [waiter’s corkscrew], dụng cụ tạo sợi trang trí, các loại ly thủy tinh…Bạn có thể tham khảo bài viết TOP 7 dụng cụ pha chế không thể thiếu của Bartender để tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của từng dụng cụ. Ngoài bộ công cụ pha chế chung cho tất cả các loại đồ uống thì mỗi loại đồ uống như trà sữa, café, cootail sẽ có thêm những dụng cụ hỗ trợ chuyên biết như máy xay cà phê…

Do đó, trước tiên Bạn cần xác định quầy Bar của bạn kinh doanh những món đồ uống nào, rồi lên danh sách đầy đủ những dụng cụ pha chế cần thiết để công việc pha chế của Bartender không bị ảnh hưởng và gián đoạn khi pha chế.

Lựa chọn địa điểm mua dụng cụ pha chế uy tín

Chọn địa chỉ cung cấp dụng cụ pha chế uy tín, chất lượng

Trên thị trường hiện nay kinh doanh tràn lan các dụng cụ pha chế với đủ loại mẫu mã và chất liệu khác nhau. Bên cạnh các bộ dụng cụ pha chế chất lượng tốt thì các mẫu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng rất nhiều. Những sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của Bartender cũng nhưng chất lượng và độ ăn toàn của thức uống. Vì vậy Bạn hãy lựa chọn địa điểm cung cấp dụng cụ pha chế uy tín, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm như các siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy lớn, có thương hiệu hay tại các cửa hàng chuyên bán dụng cụ pha chế. Một gợi ý nho nhỏ là tại Gia Dụng Hạnh Tú cung cấp đầy đủ các loại dụng cụ pha chế, đồ dùng cho Quầy Bar mà bạn cần. Hạnh Tú cam kết bán hàng chính hãng, hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ và sẵn sàng hoàn tiền 100% nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái.

Ưu tiên những dụng cụ pha chế bằng chất liệu inox

Dụng cụ pha chế được sản xuất với nhiều chất liệu: Thủy tinh, Inox, nhựa…. Nhưng những Bộ dụng cụ pha chế bằng chất liệu Inox được sử dụng các Bartender và các quầy bar ưa dùng hơn, bởi ưu điểm vượt trội về độ bền cao, dễ dàng vệ sinh, cầm nắm nhẹ nhàng, không gỉ sắt.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ BAR............................................................................... 1

  1. Sự hình thành và phát triển của nghề phục vụ bar...................................................... 1

1. Xuất xứ nghề phục vụ bar.............................................................................................. 1

2. Tình hình phát triển của nghề phục vụ bar.................................................................. 1

3. Nhu cầu xã hội và khả năng phát triển của nghề phục vụ bar................................... 1

II. Các loại bar trong khách sạn......................................................................................... 2

1. Các loại bar trong khách sạn......................................................................................... 2

1.1. Bar tổng hợp................................................................................................................. 2

1.2. Bar phòng ăn................................................................................................................ 2

1.3. Bar chuyên biệt [Bar đặc sản].................................................................................... 2

1.4. Bar phòng ngủ [minibar]............................................................................................ 2

1.5. Bar vui chơi giải trí...................................................................................................... 3

2. Thời gian phục vụ của bar............................................................................................. 3

III. Tổ chức lao động của bộ phận bar.............................................................................. 3

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của từng chức danh L..................... 3

1.1. Tổ chức bộ máy hoạt động trong bar........................................................................ 4

1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng chức danh................................................................ 4

1.2.1. Quản lý bar................................................................................................................ 4

1.2.2. Nhân viên pha chế................................................................................................... 5

1.2.3. Nhân viên phục vụ đồ uống tại bàn....................................................................... 5

1.2.4. Nhân viên thu ngân................................................................................................. 6

2. Đặc điểm của lao động và yêu cầu đối với nhân viên phục vụ bar........................ 7

2.1. Đặc điểm của lao động................................................................................................ 7

2.2. Yêu cầu đối với các nhân viên phục vụ bar.............................................................. 8

2.2.1. Yêu cầu về sức khỏe ngoại hình............................................................................ 8

2.2.2. Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ........................................................................ 8

2.2.3. Yêu cầu về khả năng giao tiếp................................................................................ 9

2.2.4. Yêu cầu về phẩm chất.............................................................................................. 9

2.2.5. Yêu cầu về trình độ văn hóa................................................................................... 9

2.2.6. Yêu cầu khác............................................................................................................. 9

3. Mối quan hệ của bộ phận bar với các bộ phận khác trong khách sạn................... 9

3.1. Bộ phận bar với bộ phận lễ tân................................................................................ 10

3.2. Bộ phận bar với bộ phận bàn, bếp........................................................................... 10

3.3. Bộ phận bar với bộ phận buồng............................................................................... 10

3.4. Bộ phận bar với phòng kinh doanh.......................................................................... 10

3.5. Bộ phận bar với bộ phận kế toán............................................................................. 10

3.6. Bộ phận bar với bộ phận kho................................................................................... 11

3.7. Quan hệ bar với bộ phận giặt là............................................................................... 11

3.8. Quan hệ với bộ phận bảo vệ và bộ phận bảo dưỡng.............................................. 11

IV. Tổ chức quy trình phục vụ trong bộ phận bar........................................................ 11

1. Chuẩn bị nơi làm việc................................................................................................ 12

2. Đón tiếp khách........................................................................................................... 12

3. Giới thiệu thực đơn đồ uống và lấy yêu cầu........................................................... 13

4. Pha chế........................................................................................................................ 13

5. Phục vụ khách ăn uống............................................................................................. 13

6. Thanh toán và lấy thông tin phản hồi...................................................................... 14

7. Tiễn khách................................................................................................................... 14

8. Thu dọn....................................................................................................................... 15

  1. Các trang thiết bị dụng cụ và vệ sinh trong phục vụ bar........................................ 15

1. Nguyên tắc bài trí, sắp đặt quầy bar........................................................................ 15

1.1. Nguyên tắc thiết kế.................................................................................................... 15

1.2. Bài trí sắp đặt quầy bar.............................................................................................. 16

1.2.1. Bàn quầy................................................................................................................. 16

1.2.2. Tủ trang trí [quầy sau lưng]................................................................................. 16

1.3. Bài trí phòng phục vụ khách tại bar......................................................................... 18

1.4. Sắp đặt các hệ thống khác......................................................................................... 19

1.4.1. Hệ thống ánh sáng................................................................................................. 19

1.4.2. Hệ thống âm thanh................................................................................................ 19

1.4.3. Hệ thống vệ sinh.................................................................................................... 19

1.4.4. Hệ thống trang trí.................................................................................................. 19

1.4.5. Hệ thống thông tin................................................................................................. 20

1.4.6. Hệ thống điện......................................................................................................... 20

2. Các trang thiết bị, dụng cụ trong quầy bar.............................................................. 20

2.1. Đồ gỗ........................................................................................................................... 20

2.1.1. Phân loại................................................................................................................. 20

2.1.2. Cách sử dụng và bảo quản................................................................................... 20

2.2. Đồ vải.......................................................................................................................... 21

2.2.1. Phân loại................................................................................................................. 21

2.2.2. Cách sử dụng và bảo quản................................................................................... 21

2.3. Đồ sành sứ, thủy tinh................................................................................................. 22

2.3.1. Phân loại................................................................................................................. 22

2.3.2. Cách sử dụng và bảo quản................................................................................... 24

2.4. Đồ kim loại................................................................................................................. 24

2.4.1. Phân loại................................................................................................................. 24

2.4.2. Sử dụng và bảo quản............................................................................................. 25

2.5. Các loại máy và đồ điện............................................................................................ 25

2.5.1. Phân loại................................................................................................................. 25

2.5.2. Sử dụng và bảo quản............................................................................................. 26

2.6. Các thiết bị khác......................................................................................................... 26

3. Vệ sinh trong và ngoài phòng bar............................................................................ 26

3.1. Vệ sinh quầy bar........................................................................................................ 26

3.2. Vệ sinh dụng cụ và đồ uống..................................................................................... 27

3.3. Vệ sinh trong pha chế đồ uống................................................................................. 27

CHƯƠNG II: KIẾN THỨC VỀ ĐỒ UỐNG............................................................ 28

  1. Đồ uống không cồn....................................................................................................... 28

1. Khái niệm...................................................................................................................... 28

2. Phân loại về đồ uống không cồn................................................................................. 28

2.1. Đồ uống giải khát như nước hoa quả, nước suối thiên nhiên, nước suối

nhân tạo.............................................................................................................................. 28

2.1.1. Nước hoa quả.......................................................................................................... 28

2.1.2. Nước suối thiên nhiên............................................................................................ 28

2.1.3. Nước suối nhân tạo................................................................................................ 29

2.2. Đồ uống bổ dưỡng như sữa tươi, bột và các loại ngũ cốc.................................... 29

II. Đồ uống có cồn.......................................................................................................... 29

1. Khái niệm.................................................................................................................... 29

2. Giới thiệu các loại đồ uống có cồn............................................................................. 30

3. Các loại rượu mạnh...................................................................................................... 33

3.1. Một số loại rượu mạnh.............................................................................................. 33

3.1.1. Rượu Whisky:......................................................................................................... 33

3.1.2. Rượu Brandy:......................................................................................................... 34

3.1.3. Rượu Rhum:........................................................................................................... 34

3.1.4. Rượu Vodka:........................................................................................................... 34

3.1.5. Rượu Gin:................................................................................................................ 34

3.1.6. Một số loại rượu khác như: Tequila [trắng, vàng], Aquavit............................. 36

3.2. Phục vụ loại rượu mạnh............................................................................................ 36

4. Các loại rượu mùi......................................................................................................... 36

5. Các loại Cocktail........................................................................................................... 37

5.1. Loại Cocktail.............................................................................................................. 37

5.2. Loại Squashes............................................................................................................ 38

5.3. Loại High Balls.......................................................................................................... 38

5.4. Loại Collinses............................................................................................................ 38

5.5. Loại Sours.................................................................................................................. 38

5.6. Loại Slings................................................................................................................. 39

5.7. Loại Punches.............................................................................................................. 39

5.8. Loại Fizz..................................................................................................................... 39

CHƯƠNG III: KĨ THUẬT PHA CHẾ VÀ TỔ CHỨC PHỤC VỤ CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG 40

  1. Khái niệm về đồ uống pha chế.................................................................................... 40

1. Khái niệm chung về đồ uống...................................................................................... 40

2. Rượu pha chế [Cocktail].............................................................................................. 40

3. Phân loại đồ uống pha chế........................................................................................... 41

II. Những yêu cầu khi làm đồ uống pha chế................................................................ 43

1. Nguyên tắc pha chế.................................................................................................... 43

2. Đơn vị đo lường......................................................................................................... 44

3. Yêu cầu về nguyên liệu............................................................................................. 45

3.1. Nguyên liệu cơ bản [nguyên liệu chính]................................................................. 45

3.2. Nguyên liệu phụ [hay nguyên liệu bổ trợ].............................................................. 45

3.3. Phụ gia màu và hương vị.......................................................................................... 45

4. Nghệ thuật trang trí cocktail........................................................................................ 46

4.1. Dụng cụ chuyên dùng trang trí................................................................................. 46

4.2. Nguyên vật liệu dùng trong trang trí....................................................................... 46

4.3. Phương pháp trang trí................................................................................................ 47

4.3.1. Trang trí nguyên quả............................................................................................. 47

4.3.2. Trang trí bằng cắt lát, bổ miếng.......................................................................... 47

4.3.3. Trang trí bằng vỏ cam, chanh.............................................................................. 48

4.3.4. Trang trí phủ tuyết................................................................................................. 48

1.2. Kĩ thuật pha chế và phục vụ các loại nước hoa quả.............................................. 51

1.2.1. Nước quả ép........................................................................................................... 51

1.2.2. Nước quả ướp đường............................................................................................ 51

1.2.3. Nước quả nấu......................................................................................................... 52

1.2.1. Nước quả muối...................................................................................................... 52

1.3. Kĩ thuật pha chế và phục vụ các loại nước sinh tố................................................ 53

2. Kĩ thuật pha chế và phục vụ các loại đồ uống có cồn........................................... 53

1.1. Các phương pháp pha chế Cocktail......................................................................... 53

1.2. Các bước cơ bản thực hiện bài tập pha chế............................................................ 61

1.3. Kĩ thuật trang trí Cocktail......................................................................................... 62

1.3.1. Các nguyên tắc trang trí........................................................................................ 62

1.3.2. Các hình thức trang trí........................................................................................... 63

1.4. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng công thức Cocktail...................................... 64

1.4.1. Xác định rượu nền và các thành phần................................................................ 64

1.4.2. Định lượng............................................................................................................. 65

1.4.3. Phương pháp pha chế và phục vụ........................................................................ 65

1.4.4. Các tiêu chí đánh giá:........................................................................................... 65

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU VỀ BAR

1.1. Sự hình thành và phát triển của nghề phục vụ bar

1.1.1. Xuất xứ nghề phục vụ bar

Từ “bar” có nguồn gốc từ Bắc Mỹ từ cách đây hơn 300 năm trước. “Bar” có nghĩa là một quầy được quây bởi những tấm gỗ chắc chắn, người ta gọi là bức ngăn.

Bức ngăn này để phân cách giữa người phục vụ và khách hàng chứ không để bày đồ uống. Khách hàng phải cầm đồ uống trong tay. Ngày nay bức ngăn vẫn thấy ở bar nhưng với hình thức và mục đích khác trước. Chúng ta gọi là “quầy bar”.

1.1.2. Tình hình phát triển của nghề phục vụ bar

Ngày nay nhu cầu xã hội về ăn uống ngày càng cao. Ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được đối với sự sống hàng ngày của con người. Đời sống càng nâng cao, nhu cầu về chất lượng cuộc sống - trong đó món ăn đồ uống đòi hỏi ngày càng phải đa dạng hơn, ngon miệng hơn. Do vậy nghề phục vụ bar ngày càng phát triển, vì thế bar có khả năng thu lãi lớn.

Ở Việt Nam hiện nay, nhất là các trung tâm du lịch lớn, hàng loạt bar ra đời với nhiều loại đồ uống khác nhau, trong đó có rượu pha chế Cocktail”.

  1. Nhu cầu xã hội và khả năng phát triển của nghề phục vụ bar

Ăn uống gắn liền với sự sống, đó là nhu cầu cấp bách của con người. Thưởng thức đồ uống là một nghệ thuật không chỉ đối với khách mà cả đối với người phục vụ. Với người khách uống không chỉ để giải khát mà để thưởng thức hương vị đồ uống.

Ngày nay đồ uống đa dạng phong phú với nhiều hình thức sản xuất khác nhau. Điều đó đòi hỏi người phục vụ phải có những kiến thức cần thiết về các loại đồ uống, có tay nghề cao pha chế các đồ uống để khách có thể thưởng thức những đồ uống độc đáo, đặc sắc.

  1. Các loại bar trong khách sạn
  2. Các loại bar trong khách sạn

Căn cứ vào từng loại, hạng khách sạn, theo số lượng phòng mà có thể mỗi tầng lầu hoặc vài ba tầng lầu bố trí những quầy bar phục vụ khách thuê phòng thuộc phạm vi tầng lầu khách ở. Chính vì vậy, có thể kể tên một số loại bar tiêu biểu sau đây

  1. Bar tổng hợp

Bar tổng hợp còn có các tên gọi khác nhau như Bar chính, Bar trung tâm hay Bar tiền sảnh. Loại bar này có đặc điểm được đặt gần nơi đón tiếp khách tại đây phục vụ nhiều loại đồ uống khác nhau phục vụ thường xuyên với quy mô lớn, đáp ứng các mong muốn của khách về nhu cầu ăn uống, giao tiếp. Các loại đồ uống phục vụ khách bao gồm đồ uống nóng, đồ uống lạnh, các loại bia, rượu, sôđa, nước ngọt đóng chai, đóng hộp, các loại rượu pha chế [cocktail], các loại trái cây, củ kiệu ngâm dấm...và bánh nướng, thuốc lá, xì gà.

  1. Bar phòng ăn

Bar phòng ăn chủ yếu phục vụ rượu mạnh, rượu vang, bia, nước suối, nước ngọt để khách tiện gọi trong lúc ăn mà không phải đến Bar trung tâm để lấy.

  1. Bar chuyên biệt [Bar đặc sản]

Loại bar này có các đặc điểm là: dành cho khách thưởng thức theo khẩu vị riêng về một thứ đồ uống có tính chất độc đáo nhất định. Thường không cố định ở vị trí nào, không rộng lắm, ví dụ như Bar trà, Bar bia, Bar cà phê, Bar sữa, Bar cocktail, Bar sinh tố, Bar rượu...

  1. Bar phòng ngủ [minibar]

Bar phòng ngủ có đặc điểm là: đồ uống được đặt trong tủ lạnh, thường để rượu, bia, nước ngọt, bơ, fomát, sôcôla, mứt ướt...đủ dùng cho hai khách trong một ngày đêm. Khách cần cứ tự động lấy dùng và sẽ thanh toán sau cùng với tiền phòng.

  1. Bar vui chơi giải trí

Hình thành với mục đích cụ thể phục vụ các cuộc vui, các trò chơi giải trí trong khách sạn, nhằm gây hưng phấn, tăng nhiệt tình của khách trong lúc nghe ca nhạc, đánh bài, nhảy múa, ca hát...Ví dụ: Bar karaoke, Bar bể bơi, Bar khiêu vũ [Dance bar], tắm hơi [Saunabar], đánh bạc [Casinobar]... Ngoài ra còn có các Bar đệm [night club], Bar ngày, quán nhậu [Snack bar]...ở đây ngoài phục vụ đồ uống còn có một số món nhậu cùng với trò chơi giải trí.

Thông thường các khách sạn có một quầy bar ở tầng thượng chủ yếu phục vụ khách lưu trú ngắm cảnh quan xung quanh khách sạn. Và một bar ở tầng trệt dành cho khách trong khách sạn, khách vãng lai, khách địa phương. Bar này thường có tổ chức nhiều trò giải trí cho khách.

Một khi đã ở trong khách sạn, khách có thể uống bất cứ chỗ nào, bất cứ giờ nào, bất cứ loại đồ uống nào theo sở thích và khẩu vị.

  1. Thời gian phục vụ của bar

Trong khách sạn, thông thường các bạn không đóng, mở cửa cùng thời điểm nhằm mục đích bất cứ lúc nào khách muốn uống cũng có thể được thỏa mãn hoặc là quầy này hoặc quầy khác. Tùy theo tính chất riêng mà các loại bar thông báo giới thiệu cho khách biết thời gian đóng mở cửa hàng ngày. Ở xứ lạnh, các bar không mở cửa quá khuya và cũng không quá nửa đêm, trừ Bar đêm [night club].

- Bar cà phê thường mở cửa từ 6h30 đến 21h30.

- Bar disco thường mở cửa từ 6h30 đến 22h.

- Bar giải khát thường mở cửa từ 8h đến 18h.

- Bar trà thường mở cửa vào buổi chiều.

- Bar sữa thường mở cửa vào buổi sáng.

- Bar trung tâm thường mở cửa ngày 2 lần từ 6h30 đến 13h, từ 17h đến 22h.

III. Tổ chức lao động của bộ phận bar.

  1. Sơ đồ tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của từng chức danh L
    1. Tổ chức bộ máy hoạt động trong bar

Sơ đồ tổ chức bộ máy: thể hiện mối quan hệ trực tuyến và mối quan hệ chức năng của các thành viên trong bộ phận bar

Người quản lý bar: là người đứng đầu bộ phận bar có tránh nhiệm quản lý toàn bộ công việc kinh doanh của bạn và chịu trách nhiệm với cấp trên về hiệu quả kinh doanh.

Nhân viên pha chế: gồm những nhân viên đảm nhiệm việc pha chế các loại thức uống [Bartender], bộ phận này chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng sản phẩm phục vụ khách.

Nhân viên phục vụ: là những nhân viên làm nhiệm vụ phục vụ thức uống đến tận bàn cho khách, chịu tránh nhiệm về thái độ phục vụ đối với khách đến khách sạn, nhà hàng.

Nhân viên thu ngân: là những nhân viên làm nhiệm vụ thu tiền và thanh toán cho khách.

  1. Chức năng nhiệm vụ của từng chức danh
    1. Quản lý bar

Người quản lí là người đại diện cho giám đốc dịch vụ ăn uống, quản lí công việc kinh doanh dịch vụ của bộ phận bar.

Quản lý đôn đốc, chỉ đạo các nhân viên pha chế và nhân viên phục vụ bàn làm tốt nghiệp vụ, đúng yêu cầu, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực bar. Sắp xếp nhân lực. Theo dõi nhắc nhở nhân viên về tác phong, thái độ, cung cách phục vụ của nhânn viên bar..

Nắm vững tình hình tồn kho hoặc hư hỏng của các loại nguyên liệu và dụng cụ để có kế hoạch bổ sung kịp thời. Phụ trách việc kiểm nhận và bàn giao các loại nguyên vật liệu. Kiểm kê mọi thứ hàng ngày để làm báo cáo tình hình kinh doanh trong ngày. Tìm hiểu và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng. Đề nghị với cấp trên về thưởng phạt nhân viên.

  1. Nhân viên pha chế

* Công việc của nhân viên pha chế là: pha chế và chuẩn bị các loại đồ uống trong quầy bar.

* Yêu cầu đối với nhân viên pha chế: có khả năng pha chế các loại đồ uống theo yêu cầu của từng khách hàng trong khoảng thời gian nhất định, tránh để khách phải chờ đợi lâu.

* Nhiệm vụ cụ thể đối với nhân viên pha chế như sau: trước giờ mở cửa 20 phút chuẩn bị vệ sinh quầy bar, lấy hàng và sắp xếp cho hợp lí.

Chuẩn bị các nguyên liệu, kiểm tra về số lượng và chất lượng, ghi chép vào sổ sách cẩn thận. Kiểm tra chất lượng các loại rượu đã mở nắp, các nguyên liệu dùng dở. Chuẩn bị và kiểm tra các món ăn nhẹ có trong quầy..

Chuẩn bị và lau sạch sẽ các loại dụng cụ uống và pha chế, sắp xếp theo đúng vị trí để thuận tiện cho việc pha chế. Khi có khách, pha chế các loại đồ uống theo yêu cầu của khách đúng chuẩn mực đảm bảo giá thành sản phẩm.

Tránh lãng phí, hao hụt nguyên liệu [pha hỏng, nhầm lẫn], kiểm soát giá thành. Làm tốt việc kiểm kê hàng tháng, lập báo biểu tiêu thụ hàng ngày, hàng tháng. Luôn có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.

  1. Nhân viên phục vụ đồ uống tại bàn

* Công việc đối với nhân viên phục vụ tại bàn là: cung cấp phục vụ đồ uống cho khách với chất lượng tốt nhất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách.

Nhân viên có thể là nam hay nữ, nhưng phải thành thạo tay nghề, thao tác đúng quy trình kỹ thuật: bưng, đưa, gắp, rót [bưng bê khay, rót rượu, đưa đặt món ăn, đồ uống...].

* Nhân viên phục vụ đồ uống tại bàn có nhiệm vụ cụ thể: làm tốt vệ sinh trong và ngoài bar trước khi mở cửa. Sau khi đóng cửa phải thu dọn mọi thứ đúng với quy định. Phục vụ khách chu đáo, tận tình..

Nắm rõ thực đơn đồ uống và món ăn để chủ động giới thiệu với khách về các loại đồ uống mới. Trang phục của nhân viên phải sạch sẽ, đúng quy định, thắng nếp. Cử chỉ lễ phép, lịch sự, có khuôn mặt tươi tắn, nụ cười trên môi. | Luôn phải kiểm tra kĩ hóa đơn trước khi giao hàng cho khách, nhớ vị trí chỗ ngồi của khách [số bàn, đặc điểm của khách, thuộc thực đơn] để tránh nhầm lẫn, đưa đúng hàng cho khách trong khi phục vụ. Tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Trong quá trình phục vụ, nhân viên phải quan sát, tìm hiểu diễn biến tâm lí của khách, đồng thời phải có mặt ở gần đó để đáp ứng kịp thời những yêu cầu đột xuất của khách để phục vụ được tốt. Khi khách ăn uống xong phải thu dọn ngay để chuẩn bị đón khách mới.

  1. Nhân viên thu ngân

* Nhân viên thu ngân là người: thực hiện các công việc thu tiền và viết hóa đơn thanh toán cho khách.

* Yêu cầu đối với nhân viên thu ngân: phải nắm chắc giá cả các mặt hàng hiện đang có trong quầy. Phải có tác phong nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt để tránh nhầm lẫn, tính toán nhanh. Phải nắm vững được lượng hàng, tỉ giá hối đoái hiện tại của các loại tiền để thanh toán nhanh và chính xác.

Hàng ngày chuẩn bị đầy đủ các phương tiện làm việc bao gồm: hóa đơn, bút, giấy than, máy tính, bảng liệt kê hàng hóa, bảng giá, tiền lẻ, máy đếm tiền, máy soi tiền giả, máy cà thẻ...

Hóa đơn phải viết rõ ràng, chính xác về tên hàng, đơn giá, số lượng thành tiền để khi đối chiếu giữa hóa đơn và tiền hàng phải khớp nhau.

Quản lí tốt tiền thu bằng ngoại tệ cho phép. Trong quá trình bán hàng phải xếp tiền ngăn nắp theo từng loại để tiện cho việc trả lại tiền thừa cho khách, kiểm kê, tính toán vào sổ kế tiền nhanh.

Sau mỗi ca bán hàng, yêu cầu phải đếm tiền, buộc tiền, kê tiền, làm báo cáo vào sổ sách, nộp tiền cho kế toán theo đúng nguyên tắc, tuyệt đối không giữ tiền tại quay trong 24h. Phải phân biệt được tiền thật, tiền giả.

  1. Đặc điểm của lao động và yêu cầu đối với nhân viên phục vụ bar
    1. Đặc điểm của lao động

Trong tương lai, nhu cầu ăn uống trong xã hội ngày một lớn. Các thành phố, thị xã, thị trấn ngày một mở mang, mật độ dân số đô thị ở các trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nơi nghỉ dưỡng ngày càng tăng thì yêu cầu phát triển khách sạn nhà hàng càng trở nên cấp thiết. Do đó nhu cầu lao động dịch vụ phục vụ ăn uống là rất lớn.

Nghề phục vụ dịch vụ ăn uống đã trở thành một nghề được khuyến khích, có giá trị ngang hàng với bất cứ nghề nào khác trong xã hội và cũng góp phần tích lũy cho ngân sách, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Tuy nhiên, lao động dịch vụ trong các quầy bar cũng có những đặc điểm riêng như sau:

Đối tượng lao động: nhân viên phục vụ bar, pha chế phải sử dụng phong phú các nguyên liệu như hoa quả, thực phẩm, các loại rượu, các nguyên liệu bán thành phẩm cần thiết làm đối tượng lao động của mình. Bên cạnh đó còn có những nguyên liệu ướp, sấy cùng với các gia vị và các phụ liệu khác kết hợp với các phương pháp pha chế phù hợp để tạo ra các thực đơn đồ uống phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người.

Công cụ lao động: gồm các công cụ lao động thủ công và các thiết bị chuyên dùng hiện đại. Xã hội càng phát triển tiến bộ khoa học được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất làm cho các công cụ lao động ngày càng được hoàn thiện giúp cho người lao động được nhẹ nhàng, thoải mái hơn trong công việc của mình.

Sản phẩm lao động: các sản phẩm lao động cụ thể bao gồm các loại đồ uống có cồn, không cồn, các món ăn nhẹ đi kèm phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của khách. Phải chú ý đến vệ sinh an toàn để sản phẩm lao động luôn bảo đảm an toàn cho tính mạng của con người, ngoài ra sản phẩm lao động cần phải được quan tâm đến cách trình bày để thể hiện được nét thẩm mĩ đặc trưng, hấp dẫn và đẹp mắt đối với khách.

Ngoài ra, đặc điểm của sản phẩm lao động phục vụ bar còn là các dịch vụ được thể hiện băng cường độ lao động nghệ thuật và thái độ ứng xử với khách hàng, góp phần quan trọng vào việc duy trì sức khỏe, thể lực và sự hưng phấn hay thỏa mãn nhu cầu về đồ uống của khách trong lúc vui chơi hay giải trí.

  1. Yêu cầu đối với các nhân viên phục vụ bar
    1. Yêu cầu về sức khỏe ngoại hình

Nhân viên phục vụ bar phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình cân đối, ưa nhìn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng yêu cầu của từng quán bar, khách sạn mà họ đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể. Hiện nay, xu hướng sử dụng nhân viên pha chế [Bartender] là nam giới có phần phổ biến hơn.

Một yêu cầu khác đối với nhân viên phục vụ bar là không được mắc các bệnh truyền nhiễm do là họ trực tiếp tiếp xúc với khách, trực tiếp pha chế và phục vụ khách các loại đồ uống, chính vì thế nhân viên phục vụ bar còn phải thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh cá nhân và an toàn thực phẩm, đảm bảo phục vụ khách với chất lượng tốt nhất.

2.2.2. Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ

- Nhân viên phục vụ bar phải có kiến thức về các loại đồ uống cũng như các loại sản phẩm trong quầy bar, hiểu biết về các loại đồ uống có cồn, đồ uống không cồn như tính chất, đặc điểm, quá trình sản xuất cũng như cách thức sử dụng và bảo quản chúng.

- Yêu cầu không thể thiếu đối với nhân viên phục vụ bar là phải nắm chắc các công thức pha chế các loại đồ uống và pha chế một cách thành thạo, chuẩn xác, nhanh, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên phục vụ bạn cần phải biết cách tổ chức sắp xếp khoa học trong quầy bar nhằm đảm bảo thuận tiện cho quá trình phục vụ khách ăn uống tại quầy.

2.2.3. Yêu cầu về khả năng giao tiếp

Nhân viên phục vụ bar là người trực tiếp tiếp xúc với khách, chính vì vậy nhân viên phục vụ bar cần có khả năng giao tiếp tốt và ứng xử linh hoạt với từng đối tượng khách trong mọi tình huống phục vụ. Trong quá trình phục vụ bar, nhân viên phải có thái độ tận tình, cho đáo, lịch sự và có khả năng kiềm chế trong mọi trường hợp xảy ra.

2.2.4. Yêu cầu về phẩm chất

Nhân viên phục vụ bar cần có lòng yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần sáng tạo và hỗ trợ đồng nghiệp, đoàn kết tốt, chan hòa, chân tình và cởi mở với mọi người.

  1. Yêu cầu về trình độ văn hóa

Tùy vào từng loại quầy bar và khách sạn, thông thường yêu cầu tốt nghiệp PTTH.

2.2.6. Yêu cầu khác

Nhân viên phục vụ bar cần có khả năng giao tiếp thông thường bằng ngoại ngữ, có kiến thức về các lĩnh vực như tâm lí, văn hóa, kế toán...nhằm phục vụ khách một cách tốt nhất.

  1. Mối quan hệ của bộ phận bar với các bộ phận khác trong khách sạn

Nhân viên thuộc bộ phận bar phải có mối quan hệ và sự hợp tác với những bộ phận khác. Họ cùng làm việc trong một nhóm, một tổ hợp tác làm việc nhịp nhàng, hợp lí tạo nên sự thành công trong hoạt động của quầy bar

Những mối quan hệ tốt giữa các nhân viên phục vụ là cần thiết cho sự hợp tác làm việc. Các nhân viên phải thực sự hiểu nhau, không được tranh cãi với đồng nghiệp trước mặt khách. Do vậy tất cả nhân viên của quầy bar trong công việc phải lịch sự, chan hòa, đoàn kết, hợp tác tốt với nhau. Trong một khách sạn có nhiều bộ phận có quan hệ mật thiết với bar.

3.1. Bộ phận bar với bộ phận lễ tân

Phối hợp với bộ phận lễ tân để nắm bắt được số lượng khách ăn nghỉ tại khách sạn, trên cơ sở đó chuẩn bị dự trữ đủ lượng đồ uống, luôn đảm bảo phục vụ khách cao nhất. Đặc biệt phục vụ tốt khách VIP theo yêu cầu của bộ phận lễ tân gửi tới.

  1. Bộ phận bar với bộ phận bàn, bếp

Đồ uống phục vụ cho khách tại nhà ăn, phục vụ thường xuyên cho các bữa tiệc, đặc biệt tại nhà ăn, tại phòng chiêu đãi...Trường hợp này trách nhiệm của bar là cung cấp phục vụ những đồ uống cần thiết.

  1. Bộ phận bar với bộ phận buồng

Thông thường ở một số khách sạn, khách lưu trú trong khách sạn thường yêu cầu đồ uống được chuẩn bị tại quầy bar và do nhân viên phục vụ buồng đảm nhiệm qua một số công việc như phục vụ khách uống tại phòng ngủ và thu dọn khi khách ăn uống xong...

  1. Bộ phận bar với phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tuyên truyền về hình ảnh nhà hàng, khách sạn, quảng cáo, in bảng thực đơn giới thiệu về các đồ uống, giá cả do quầy bar cung cấp. Từ đó góp phần đẩy mạnh kinh doanh việc bán đồ uống, có kế hoạch kinh doanh ăn uống hàng tháng, quý, năm.

  1. Bộ phận bar với bộ phận kế toán

Phối hợp cùng nhau về việc lên kế hoạch phục vụ đồ uống, hạch toán giá thành, làm tốt công tác thanh toán cho khách, làm tốt công tác kiểm kê.

Bộ phận bar với bộ phận kho

Toàn bộ những yêu cầu phục vụ cho hoạt động của bar [như trang thiết bị, đồ uống, việc cung ứng hàng hóa đều được lấy từ kho, những yêu cầu về hàng hóa đó được tổng hợp hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng]. Chính vì vậy kho luôn luôn được bổ sung hàng hóa do quầy bar báo, không bao giờ để xảy ra tình trạng thiếu hàng.

  1. Quan hệ bar với bộ phận giặt là

Bộ phận giặt là có nhiệm vụ cung cấp cho nhân viên phục vụ bar trang phục và các thiết bị đồ vải để phục vụ bar.

  1. Quan hệ với bộ phận bảo vệ và bộ phận bảo dưỡng

Bộ phận bar và bộ phận bảo vệ cùng phối hợp với nhau trong việc quản lí tài sản, vật chất của bar. Đồng thời thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ trong bộ phận bar nếu có hỏng hóc phải báo cho bộ phận bảo dưỡng kịp thời sửa chữa.

Ngoài ra, còn có các bộ phận khác như y tế, nhân sự...cũng cần phải có sự phối hợp tốt với bộ phận bar giải quyết các mối quan hệ trong công việc.

IV. Tổ chức quy trình phục vụ trong bộ phận bar

Tổ chức quy trình phục vụ khách trong bộ phận bar diễn ra theo sơ đồ sau:

  1. Chuẩn bị nơi làm việc

Chuẩn bị nơi làm việc là làm các công việc vệ sinh và trang trí quầy bar như lau dọn vệ sinh phòng bar, các thiết bị dụng cụ, tổ chức sắp xếp trang trí quầy bar sao cho hấp dẫn, thuận tiện và khoa học.

Chuẩn bị các loại đồ uống, nguyên liệu đảm bảo về số lượng và chất lượng, không dự trù thừa, tránh lãnh phí và thất thu.

  1. Đón tiếp khách

Đón tiếp khách là khâu mở đầu của quá trình phục vụ tạo nên ấn tượng tốt đẹp ban đầu cho khách. Thông thường có 1 hoặc 2 nhân viên đón tiếp đứng ngay tại cửa, tươi cười, niềm nở khi khách đến, chào khách và dẫn khách vào bàn hoặc quầy. Chủ động các thông tin trong quá trình đón dẫn khách như số lượng khách, đối tượng khách, khách đặt chỗ trước hay không...để sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho phù hợp. Đồng thời kéo ghế mời khách ngồi và giúp khách cất mũ, bỏ áo khoác nếu cần thiết.

Chú ý: Đối với khách VIP [khách quan trọng] người ra đón tiếp khách nên là người quản lí hoặc trưởng quầy bar. .

  1. Giới thiệu thực đơn đồ uống và lấy yêu cầu

Nhân viên phục vụ chủ động giới thiệu thực đơn cũng như giải thích nếu khách có yêu cầu, gợi ý khách sử dụng đồ uống.

Thái độ của người phục vụ là rất quan trọng, người phục vụ phải thân mật, tận tình vui cùng khách hàng. Phải thân mật mời chào, tác phong lịch sự mỗi khi khách đến quầy bar.

Người bán hàng giỏi phải là người bán được càng nhiều đồ uống cho khách càng tốt mà khách vẫn thoải mái không cảm thấy bị gò ép. Hãy để cho khách tự lựa chọn, có thể giúp đỡ khách lựa chọn thứ mà họ thích: ghi yêu cầu của khách vào tập giấy yêu cầu [làm 3 liên]. Không được quên ghi vào cột ngày, tháng, mã số nhân viên phục vụ, số người [số khách] phục vụ. Những yêu cầu của khách phải được ghi chép rõ ràng và đầy đủ về số lượng khách yêu cầu và bất kể thông tin nào khác. Liên 1 phải nộp cho nhân viên đứng quầy bar [Bartender], liên thứ 2 nộp cho nhân viên thu ngân kế toán để chuẩn bị làm hóa đơn, liên thứ 3 người phục vụ giữ lại để phục vụ khách.

  1. Pha chế

Pha chế phải tuân thủ đúng công thức, quy trình và thao tác kĩ thuật, đong, đếm đầy đủ.

Phải theo yêu cầu của khách, luôn giữ cho khu vực pha chế được ngăn nắp, tránh đong quá đầy hay quá vơi, sản phẩm phải được trang trí phù hợp đẹp mắt, sạch sẽ hấp dẫn người sử dụng.

  1. Phục vụ khách ăn uống

Có hai hình thức phục vụ bar là phục vụ trực tiếp uống tại quầy và phục vụ tại bàn.

Phục vụ tại quầy: nhân viên đặt ly cốc tại quầy phải có lót cốc và phục vụ cho khách ngay.

Phục vụ uống tại bàn: Nhân viên dùng khay có khăn lót khay mang đồ uống đã pha chế và các dụng cụ phục vụ tại bàn. Đối với đồ uống đóng chai, hộp thì nhân viên phục vụ và đặt ly cốc rót đúng định lượng cho từng loại đồ uống.

Chú ý: với các loại đồ uống có ga, bọt thì phải rót từ từ.

Đồ uống phải được phục vụ bên phải khách, đặt trên bàn trước mặt khách hoặc bên tay phải khách.

Khi khách có 2 người, 1 người nữ và 1 người nam thì phải phục vụ khách nữ trước. Nhìn chung đồ uống được chuẩn bị sẵn thành từng cốc và đưa phục vụ trực tiếp tại bàn khách, còn đồ uống trong chai thì phải đặt cốc không lên bàn khách trước rồi mới rót vào cốc, tránh rót quá đầy.

  1. Thanh toán và lấy thông tin phản hồi

Nhân viên phục vụ căn cứ vào yêu cầu của khách để lên hóa đơn dịch vụ. Khi khách có yêu cầu thanh toán, nhân viên phục vụ lấy hóa đơn và mang ra cho khách, đưa hóa đơn về phía bên phải khách, chờ khách kiểm tra lại.

Có thể kết hợp trong quá trình thanh toán và lấy thông tin phản hồi của khách về thái độ phục vụ, chất lượng sản phẩm phục vụ, quy trình phục vụ khách.

Lưu ý: hóa đơn của khách phải đưa cho khách kiểm tra xem họ có thắc mắc gì không. Phải đặt hóa đơn thuận theo khách nhìn trên khay khi đưa hóa đơn đó cho khách.

  1. Tiễn khách

Sau khi khách đã sử dụng xong các sản phẩm dịch vụ của nhà hàng, quầy bar và chuẩn bị ra về, nhân viên phục vụ cần chủ động chào khách, chúc và hẹn gặp lại. Cảm ơn khách đã đến và tiêu thụ sản phẩm của nhà hàng, mời khách lần sau lại đến, tạo ấn tượng đối với khách để khách nhớ và không quên về nhà hàng.

  1. Thu dọn

Sau khi đã tiễn khách xong phải thu dọn sạch sẽ, sắp xếp lại bàn ghế chuẩn bị đón khách mới. Yêu cầu khi thu dọn phải để riêng từng loại dụng cụ để có chế độ dọn sạch hợp lí.

Lưu ý: trình tự thu dọn như sau: đối với những dụng cụ dễ vỡ, vướng thì thu trước, còn những dụng cụ thấp nặng thì thu sau. Thu dọn theo trình tự đồ vải, đồ thủy tinh sành sứ, đồ kim loại...

  1. CG CỤ VÀ VỆ SINH TRONG PHỤC VỤ
  1. Nguyên tắc bài trí, sắp đặt quầy bar
    1. Nguyên tắc thiết kế

Mỗi quầy bar theo tên gọi của nó đều có đặc thù riêng, có các mặt hàng chuyên doanh riêng. Do đó, muốn thiết kế cho hài hòa, đẹp mắt cần phải bảo đảm về kĩ thuật cách trang trí mĩ thuật sang trọng, hấp dẫn khách.

Tuy nhiên, việc thiết kế phòng bar phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Thuận tiện cho việc pha chế và phục vụ khách.

- Đảm bảo sự đồng bộ và hiện đại về thiết kế, trang thiết bị cũng như đồng thời tạo nên sự hấp dẫn bắt mắt.

- Phải phù hợp với quy mô được trang bị của từng loại hình bar.

Khung cảnh của bar dù thuộc loại nào thì cũng đòi hỏi tính nghệ thuật về trang trí, ấm cúng về không gian, đòi hỏi ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh phù hợp với từng loại hình bar. Bar phải có điều hòa nhiệt độ, sử dụng nhạc nhẹ, âm thanh êm dịu, phải là nơi tiện lợi cho khách nghỉ ngơi, thư giãn đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao, tạo không khí thoải mái, dễ chịu.

Nguyên tắc thiết kế đối với khu vực phục vụ khách phải đảm bảo từ 1 m đến 1,2 m diện tích trở lên cho mỗi chỗ ngồi. Sàn quầy bar nên chọn các loại vật liệu dễ lau chùi, dễ làm khô và chống trượt. Sàn nhà lát đá hoặc lát gỗ, có thể trải thảm. Nếu có diện tích ngồi ngoài trời phải láng xi măng, nếu có tổ chức nhảy thì phải bố trí sàn nhảy thích hợp.

Tường nhà tùy theo thiết kế có thể lăn sơn, vảy xi măng, in hoa, ốp đá hoặc ốp gỗ.

  1. Bài trí sắp đặt quầy bar
    1. Bàn quầy

Bàn quầy là nơi làm việc của nhân viên pha chế và đặt đồ uống lên phục vụ khách. Bàn quầy vừa là nơi bán hàng vừa là nơi ngăn cách giữa khách và người pha chế.

Kích thước của bàn quầy có chiều cao từ 1 m đến 1,2 m, chiều rộng không quá 60 cm, mặt bàn chia làm 2 tầng [2 bậc]. Bậc thứ 2 thấp hơn bậc thứ nhất từ 30 cm đến 40 cm.

Mặt bàn quầy làm bằng chất liệu dễ lau chùi và không bị hoen gỉ, chất liệu có thể bằng gỗ, nhôm, inox, mặt đá, mặt nhựa cứng foocmica. Mặt trước nên bọc nệm và nịt đường chân để tạo cho khách cảm giác dễ chịu và thoải mái. Phía trước bàn quầy đặt từ 5 đến 7 ghế cao 0,8 m có lưng da chỉ ngang tầm lưng và xoay quanh được để khách ngồi trực tiếp vừa uống vừa quan sát nhân viên pha chế.

Tùy theo bar lớn hay nhỏ, hay tùy thuộc vào diện tích của phòng mà bố trí số người đứng bar và chiều dài của bàn quầy thích hợp.

Trên mặt bàn tầng 1 thường bày đặt lọ hoa, gạt tàn. Và thực tế một số bar có giàn để treo ly cốc bằng inox. Dưới mặt bàn tầng 2 là nơi để rượu dùng pha chế hàng ngày, các dụng cụ chuyên dùng, trái cây và vật liệu trang trí.

  1. Tủ trang trí [quầy sau lưng]

Tủ trang trí được đặt sau lưng người bán bar khoảng cách lí tưởng từ phía sau quầy đến tủ trưng bày từ 1 m đến 1,5 m để người pha chế dễ dàng di chuyển trong quầy bar.

Tủ trang trí còn được gọi là tủ trưng bày, là nơi để các loại rượu, chứa đựng các nguyên liệu dự trữ dùng để pha chế, là nơi thu hút khách từ xa, nên cần phải được trang trí đẹp, trình bày các loại nguyên liệu có mẫu mã đẹp.

Chiều cao tủ gấp đôi chiều cao bàn quầy, kê sát cạnh tường để trưng bày quảng cáo hàng hóa bán trong bar. Thường được chế tạo bằng gỗ chia thành nhiều ngăn tùy theo thiết kế, % phía trên có kèm theo gương kính, để tôn thêm vẻ đẹp của các loại rượu và làm cho quầy bar lộng lẫy hơn. Ở dưới là các ngăn tủ đựng vật liệu dự trữ.

Cách xếp rượu ở tủ trưng bày: nhãn mác phải quay về phía khách những loại rượu quý, loại rượu nổi tiếng đặt ở trung tâm hoặc ở vị trí nổi bật.

Trật tự sắp xếp quầy rượu phải đảm bảo sự hợp lí về hình dáng và màu sắc, chủng loại, để tạo thuận tiện cho nhân viên trong quá trình phục vụ. Tránh sự di chuyển quá nhiều một cách không cần thiết, đồng thời cho phép nhân viên phục vụ nhanh và có hiệu quả.

Ngoài ra, trong quầy bar còn có khu vực đặt chậu rửa: phải có ít nhất hai chậu rửa, một chậu để rửa ly, một chậu rửa dụng cụ và trái cây. Chậu phải bằng thép không gỉ, dễ cọ rửa. Hệ thống nước phải đảm bảo vệ sinh và dễ dàng thoát nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

1 BARTENDER

Sơ đồ quầy bar 1:

Hình. Sơ đồ quầy bar 1 Bartender

Ghi chú: 1: Liqueur, 2: Soda, 3: Nước gừng, 4: Tonic, 5: Cola, 6: Whisky, 7: Vodka, 8: Scotch, 9: Gin, 10: Bourbon, 11: Rum, 12: Nước, 13: Dry vermouth, 14: Sweet vermouth.

2 BARTENDER

Sơ đồ quầy bar 2:

Hình. Sơ đồ quầy bar 2 Bartender

Ghi chú: 1: Liqueur, 2: Vodka, 3: W.Scotch, 4: Gin, 5: Bourbon, 6: Dry vermouth, 7: Sweet vermouth, 8: Soda, 9: Nước gừng, 10: Tonic, 11: Cola, 12: Nước.

  1. Bài trí phòng phục vụ khách tại bar.

Bàn ghế và các thiết bị đồ dùng phải được xếp đặt hợp lí theo sơ đồ, vị trí. Bàn phải hợp với các thiết bị theo quy chuẩn.

Trong phòng phục vụ khách tại quầy bar cần kê các bàn ghế thấp [vuông, tròn, hình chữ nhật...] các cỡ có chiều cao từ 45 cm đến 52 cm, ghế ngồi có luring dựa thoải mái, chiều cao của ghế phù hợp với bàn, mặt ghế và tựa lưng có thể bọc đệm. Nếu quán mở ngoài trời có thể dùng loại bàn ghế bằng kim loại và nhựa.

Lưu ý: Danh mục đồ uống luôn được để sẵn trên bàn phục vụ.

Trên mặt bàn luôn luôn trang trí bình hoa đẹp và các đồ trang trí khác cũng như thêm đèn bàn [nếu vào buổi tối].

  1. Sắp đặt các hệ thống khác

Khi thiết kế một phòng bar phải đảm bảo đồng bộ các hệ thống thành phần như: ánh sáng, âm thanh, vệ sinh, thông tin, điện...

  1. Hệ thống ánh sáng

Tuy không đòi hỏi mức độ như nhà hàng ăn, nhưng phòng ban phải có đủ lộ sáng để đảm bảo cho khách và nhân viên phục vụ đi lại thuận tiện, cần kết hợp giữa đèn cố định có công suất thấp với đèn nhấp nháy, có thể theo nhạc. Khi sử dụng đèn màu cần chọn lọc màu và lưu ý đến tỉ lệ phối màu cho phù hợp.

Chủ Đề