Bài văn thuyết minh về đình bình thủy năm 2024

Tiếp khách trong ngôi đình rộng rãi, khang trang nhưng vẫn đậm nét xưa cũ, ông Lê Văn Mười, Phó Ban Trị sự đình Bình Thủy, tự hào khi giới thiệu cho chúng tôi về từng cây cột, từng món đồ… Ông bảo, nằm trong quần thể làng cổ Long Tuyền, đình Bình Thủy là niềm tự hào về truyền thống văn hóa tín ngưỡng của vùng đất, con người "Tây Đô".

Ngôi đình hơn trăm năm tuổi này được biết đến là công trình có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khẩn hoang vùng Tây Nam Bộ vào thế kỷ 19. Trải qua bao thăng trầm, bể dâu, đình vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc sắc mang đậm bản sắc của đất và người miền Tây Nam Bộ.

Theo người dân làng cổ Long Tuyền, đình Bình Thủy còn có tên gọi khác là "Long Tuyền Cổ Miếu". Từ thuở khai mở đồng bằng sông Cửu Long [cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18], cả vùng đất rộng lớn này chỉ mới hình thành một số làng như: Tân An ở rạch Cần Thơ; Thới An ở Ô Môn; Bình Thủy ở rạch Bình Thủy... Làng được hình thành rồi đến chợ, cầu, đường và tất nhiên không thể thiếu các công trình văn hóa, tâm linh.

Đình Bình Thủy cũng ra đời từ đó, sớm trở thành nơi thờ tự những vị thần được vua phong sắc, những người có công với đất nước và là công sở hành chính của làng cũng như là nơi hội họp của người dân khi có lễ hội.

Tương truyền, vào năm Giáp Thìn [1844], bão lụt hoành hành dữ dội ở làng Long Tuyền. Nhà cửa, ruộng vườn tan tác, nhân dân đói rách. Sau thiên tai, dân chúng trở về làng gây dựng lại từ đầu. Nhờ chăm chỉ, chịu thương, chịu khó và mưa thuận, gió hòa mà cuộc sống mọi người ngày thêm sung túc. Sau đó, dân làng lập một ngôi đình bằng gỗ, lợp lá tại vàm rạch Bình Thủy.

Đến năm 1852, quan Khâm sai đại thần Huỳnh Mẫn Đạt đang trên đường tuần du qua sông Hậu thì gặp một trận cuồng phong lớn. Ông cho thuyền trú tại một cù lao [nay được gọi là cồn Linh]. Nơi đây sóng yên gió lặng. Khi thuyền được bình an, Khâm sai đại thần lên bờ tham quan cảnh vật, tìm hiểu dân tình.

Trước mắt ông là dòng sông nước chảy êm đềm, cảnh vật tươi đẹp, hoa màu tốt tươi, dân chúng an cư lạc nghiệp. Ông đặt tên cho nơi này là làng Bình Thủy. Về triều, ông dâng sớ lên vua trình qua sự việc. Vua Tự Đức thuận tình phê sắc phong "Bổn Cảnh Thành Hoàng" cho làng Bình Thủy vào ngày 29/11 năm Nhâm Tý [1852]. Khi được phong sắc thần, người dân phấn khởi đóng góp công sức, của cải xây cất lại đình làng.

Ông Lê Văn Mười cho biết thêm, năm 1904, quan Tri phủ Nguyễn Đức Nhuận và Cai tổng Lê Văn Noãn thấy đình xuống cấp, nên dời đình cất ở ngã tư Bé, trên sở đất của làng rộng 2,9ha. Chẳng may quan Tri phủ qua đời khiến công việc xây dựng đình bị đình trệ. Năm 1909, ông Hương cả Nguyễn Doãn Cung và Hương chủ Dương Lập Cang xây dựng lại ngôi đình tại chỗ cũ ở vàm rạch Bình Thủy do ông Huỳnh Trung Trinh thiết kế. Công cuộc xây dựng bắt đầu từ ngày 12/7/1909 đến năm 1910 thì hoàn thành và tồn tại đến ngày nay…

Ngày nay, khi tham quan đình Bình Thủy, du khách sẽ ấn tượng bởi cổng tam quan to đẹp có hàng chữ "Long Tuyền Cổ Miếu". Lối dẫn vào đình qua hai cổng, giữa có bức phù điêu, mặt ngoài chạm nổi hình rồng, mặt trong chạm nổi kỳ lân. Khuôn viên đình khá rộng, cây cảnh xanh tốt. Mái đình lợp ngói, dọc trên bờ nóc, tượng một đôi rồng uốn lượn tranh lấy quả châu. Quanh gác mái, tượng các vị thần tiên, kỳ lân. Nội thất của đình cao ráo, thoáng mát, có 6 hàng cột tròn to, chân hơi choãi ra giúp cho tổng thể kiến trúc càng thêm vững chắc.

Đại diện đình Bình Thủy cho biết, các hàng cột này có từ khi mới xây đình. Gỗ được đặt ở miền ngoài, thả trôi theo dòng nước hằng tháng ròng mới vào được đến làng Long Tuyền. Các bộ vì kèo được kết cấu chặt chẽ phân chia mái thành năm phần liên tiếp theo lối "thượng lầu, hạ hiên" tương ứng năm gian điện thờ bên dưới và hai dãy hành lang nội bộ hai bên. Trên các thanh xà ngang dưới mái đình là các hoành phi, liễn đối trải từ tiền đến hậu đình. Các hoa văn với nét khắc tinh xảo, sắc nhũ vàng lấp lánh nổi bật trên nền đen của gỗ hoặc đỏ thẫm của sơn son.

Theo Trưởng Ban Trị sự đình Bình Thủy, Phạm Văn Huế, hằng năm, đình có hai kỳ lễ hội lớn được tổ chức long trọng là Thượng điền và Hạ điền. Trong đó, lễ Thượng điền được xem là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, diễn ra trong ba ngày 12, 13 và 14 tháng 4 âm lịch. Trong những ngày này, khách thập phương, dân làng các dân tộc tấp nập về dự lễ. Lễ Hạ điền được tổ chức vào ngày 14 tháng Chạp, nghi lễ diễn ra như ngày đầu của lễ Thượng điền, gồm tế lễ, thay khăn sắc thần, cúng thần, hát tuồng...

Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, những lễ hội cổ truyền ở đình Bình Thủy vẫn luôn được chú trọng gìn giữ. Với những giá trị văn hóa đặc sắc, ngày 5/9/1989, đình Bình Thủy được Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành Quyết định công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ.

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Đình Bình Thủy tọa lạc tại địa điểm ngày nay thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đình nằm sát với khu cư dân được bao quanh bởi hàng rào tứ giác: Mặt Bắc cách bờ sông Hậu khoảng 200 m, mặt Đông là bờ con rạch Bình Thủy, còn mặt Nam sát đường Lê Hồng Phong. Từ trung tâm Thành phố Cần Thơ, nếu đi theo đường Nguyễn Trãi qua đường Cách mạng Tháng Tám và Lê Hồng Phong 5 km là tới đình Bình Thủy.

Nguồn gốc tên gọi của đình[sửa | sửa mã nguồn]

Đình Bình Thủy, tại P. Bình Thủy, T.p Cần Thơ

Đình được dựng vào năm Giáp Thìn [1844], lúc đầu thờ Thành hoàng của làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang.

Năm 1852, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một hải thuyền, gặp phải một trận cuồng phong, nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm rạch Bình Hưng nên vô sự. Thoát nạn, Huỳnh Mẫn Đạt cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là "Bình Thủy". Đồng thời ông tấu trình lên vua Tự Đức, xin ban sắc phong cho thần Thành hoàng làng. Từ đó, làng có tên mới là Bình Thủy, và ngôi đình cũng được người dân gọi là đình Bình Thủy.

Đến đầu thế kỷ 20 [khoảng năm 1908], làng Bình Thủy được đổi tên thành làng Long Tuyền [do rạch Bình Thủy có hình tựa con rồng nằm], nên người dân nơi đây còn gọi là đình thần Long Tuyền hay Long Tuyền Cổ Miếu.

Ngày nay, xã Long Tuyền được chia làm 3 đơn vị hành chính là: phường Bình Thủy, phường An Thới và xã Long Tuyền, và đình nằm trong phạm vi phường Bình Thủy. Cho nên đình thần Long Tuyền hay đình Long Tuyền lại quay trở về tên nguyên gốc là đình Bình Thủy, và tên này tồn tại cho đến ngày nay.

Lịch sử xây dựng đình[sửa | sửa mã nguồn]

Nội thất đình Bình Thủy

Lần đầu tiên [năm 1844][sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm Giáp Thìn [1844], do nạn bão và lũ lụt hoành hành dữ dội ở làng Long Tuyền, làm nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, nhân dân đói rét. Sau trận thiên tai đó, nhân dân trở về làng làm ăn càng lúc càng đông và lập ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vòm rạch Bình Thủy, để cầu nguyện thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà để giúp bà con luôn được an lành

Lần thứ hai [năm 1853][sửa | sửa mã nguồn]

Thời vua Tự Đức năm thứ 5 [1852] quan Khâm sai đại thần là Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một chiếc hải thuyền, khi thuyền gần đến Cồn Linh nơi đầu vàm rạch Bình Thủy thì gặp một trận cuồng phong lớn, làm mọi người trong thuyền đều hoảng sợ. Khi đó quan đại thần bèn ra lệnh cho thuyền nấp ngay vào vàm rạch Bình Thủy và được an toàn vô sự. Qua sự kiện này, quan bèn mở tiệc vui chơi ba ngày cùng dân làng. Nhân sự kiện này ông đổi lại tên cồn này là Bình Thủy. Khi trở về triều, quan đại thần tâu cùng vua Tự Đức xin ban sắc phong thần cho làng Bình Thủy. Sau đó, vua hạ chỉ phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29 tháng 11 năm 1852 [năm Nhâm Tý].

Sau khi có sắc phong của nhà vua, dân địa phương đã cùng nhau cất lại đình lần thứ hai [1853]. Lần này lợp ngói phía trước đình để xây thêm một nhà võ ca [thường dùng để làm Nhà hát bộ, trong đó có một sân khấu nhỏ, thấp, bằng gỗ để cho các đoàn hát đến biểu diễn cho bà con thưởng ngoạn]. Theo cuốn "Cần Thơ xưa và nay" của tác giả Huỳnh Minh thì đình này còn thờ Trầm Hương công chúa và Huệ Cơ công chúa nhưng cũng không có sự tích. Sau này nhân dân còn đưa thêm những người có công với nước vào thờ như: Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập...

Lần thứ ba [năm 1909][sửa | sửa mã nguồn]

Lần này, Đình Bình Thủy được xây lại mới hoàn toàn.

Nguyên vào năm 1904, quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận thấy đình sắp sập, đề nghị cất lại đình ở ngã tư trên sở đất của làng rộng 2,9 ha, ông La Xuân Thanh, nghiệp chủ giúp đỡ tiền và chỉ huy xây dựng. Chẳng may quan tri phủ qua đời, công việc bị đình trệ. Năm 1909 ông cả Nguyễn Doãn Cung cùng ông thông gia điền chủ đồng tán thành ý kiến xây dựng lại ngôi đình lần thứ ba cũng tại chỗ cũ [vàm Bình Thủy] với số tiền chung là 5.823 đồng Đông Dương. Công việc xây dựng được khởi công từ ngày 12 tháng 7 năm 1909 đến 1910 thì hoàn thành. Công việc xây dựng được tiến hành tốt đẹp với sự thiết kế của ông Huỳnh Trung Trinh.

Kiến trúc đình[sửa | sửa mã nguồn]

Đình Bình Thủy nay nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Cách kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc.

Về trang trí ngoại thất, nhìn trên nóc đình, ta thấy nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau 3 mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc "thượng lầu hạ hiên". Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng. Nhìn sang bên trái nóc đình có mảng trang trí bằng xi măng giữa là quyển thư [tựa như cuốn thư đình được bày trí ở các đình miền Bắc] bên cạnh đó là giỏ lam đào và bình hoa, ở bìa mái ngói dưới cùng có ốp lá xoài màu xanh đen và ống ngói cũng được bịt lại bằng sành tráng men xanh. Mặt trước nhà là các cột xi măng trang trí các hình hoa lá đắp nổi thật tinh tế.

Bình phong điêu khắc hình con Tứ Bất Tướng

Trong đình, các bàn thờ được bố trí như sau: Tại tòa tiền đường có bàn thờ Nghi Hạ, Nghi Trung đặt ở gian giữa. Nơi nhà vuông nhỏ đặt bàn thờ Nghi Thượng dùng làm lễ chính của các ngày lễ hội.

Ở tòa chính điện: chính giữa nhà là bàn thờ chính, bên trái sát vách phía ngoài là bàn thờ Hương chức Tiên Giác, phía trong là bàn thờ Hậu tiền. Đối diện ở sát vách bên phải là bàn thờ chức sắc Tiên Giác và bàn thờ Tiền Hiền. Sát vách trong cùng ở gian giữa có bàn thờ Hậu thần, hai bên là hai bàn thờ Hữu Bang và Tả Bang. Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước.

Đình Bình Thủy là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật. Tuy được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhưng kiến trúc của đình còn giữ được nhiều yếu tố kiến trúc truyền thống của dân tộc. Đình còn giữ được những mảng chạm, những họa tiết trang trí gần gũi với nghệ thuật dân tộc. Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở nơi đây hết sức tinh tế và sinh động. Tiềm ẩn dưới mái đình này không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam Bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và Miền Tây Nam Bộ nói chung.

Cùng với những sinh hoạt văn hóa khác, đình Bình Thủy đã tạo nên một bản sắc riêng của ngôi đình làng ở một vùng đất mới khai phá năm xưa. Nay đình Bình Thủy vẫn được giữ gìn, trùng tu và bảo vệ tốt.

Hội đình Bình Thủy[sửa | sửa mã nguồn]

Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức các ngày lễ Thượng điền, Hạ điền rất đông vui. Lễ hội có không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng, với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, hát bội, hát tiều, nữ công gia chánh… được duy trì phong phú từ xưa cho đến nay. Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước [cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang]. Hội đình Bình Thủy là một trong 3 hội đình lớn nhất miền Tây.

Đình Bình Thủy là di sản văn hóa gì?

Long Tuyền Cổ Miếu tức đình Bình Thủy đã được vua Tự Đức phong sắc “Bổn Cảnh Thành Hoàng” ngày 29/11/1853 [Năm Tự Đức thứ 5]. Ngày 05/9/1989 Bộ Văn hóa – Thông tin [nay là Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch” đã ra quyết định công nhận đình Bình Thủy là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp Quốc gia.

Ai là người xây dựng đình Bình Thủy?

Năm 1909, ông Hương cả Nguyễn Doãn Cung và Hương chủ Dương Lập Cang xây dựng lại ngôi đình tại chỗ cũ ở vàm rạch Bình Thủy do ông Huỳnh Trung Trinh thiết kế. Công cuộc xây dựng bắt đầu từ ngày 12/7/1909 đến năm 1910 thì hoàn thành và tồn tại đến ngày nay…

Đình Bình Thủy có từ khi nào?

Đình Bình Thủy được xây dựng năm 1844 ở làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên. Hiện nay thì là phường Bình Thủy, quận Bình Thuỷ, Cần Thơ. Năm 1852 quan khâm sai đã bất ngờ gặp một trận cuồng phong khi lên đường đi tuần trên biển.

Đình Bình Thủy Châu Phú An Giang thờ ai?

Đình Bình Thủy trở thành điểm đến tâm linh của người dân Bình Thủy nói chung và Cần Thơ nói riêng. Khi đến đây, du khách sẽ có dịp cầu an, cầu sức khỏe cũng như tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng của dân tộc. Ngoài thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, đình còn thờ hổ thần.

Chủ Đề