Bài tập về Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, thứ tự và phép nhân - Toán lớp 8

Học sinh nắm được tính chất giữa thứ tự và phép cộng, thứ tự và phép nhân. Học sinh biết cách vận dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, thứ tự và phép nhân để so sánh các số và chứng minh các bất đẳng thức.

Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng [Hệ số x 1]


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài tập cơ bản

Chưa làm bài

Bạn chưa làm bài này

Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.

Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bài tập trung bình

Chưa làm bài

Bạn chưa làm bài này

Bài tập với mức độ khó vừa phải giúp bạn thuần thục hơn về nội dung này.

Thưởng tối đa : 5 hạt dẻ

Bài tập nâng cao

Chưa làm bài

Bạn chưa làm bài này

Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.

Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ

Lý thuyết liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, thứ tự và phép nhân

I. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

1. Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số

Trên tập hợp số thực, khi so sánh hai số a và b, xảy ra một trong ba trường hợp sau:

+ Số a bằng số b, kí hiệu là a = b.

+ Số a nhỏ hơn số b, kí hiệu là a < b.

+ Số a lớn hơn số b, kí hiệu là a > b.

+ Số a không nhỏ hơn số b, kí hiệu a b.

+ Số a không lớn hơn số b, kí hiệu a b.

2. Bất đẳng thức

Hệ thức dạng a < b [hay dạng a > b; a b; a b ] được gọi là bất đẳng thức a gọi là vế trái, b gọi là vế phải của bất đẳng thức.

Ví dụ:

Bất đẳng thức 7 + [ - 3 ] > 3 có vế trái là 7 + [ - 3 ], vế phải là 3.

Bất đẳng thức $x^2 + 1 1$ có vế tráilà $x^2 + 1$, vế phảilà 1.

3. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Tính chất: Cho ba số a,b và c, ta có

Nếu a < b thì a + c < b + c.

Nếu a b thì a + c b + c.

Nếu a > b thì a + c > b + c.

Nếu a b thì a + c b + c.

Chú ý: Tính chất của thứ tự cũng chính là tính chất của bất đẳng thức

Ví dụ:

Ta có $\sqrt{2} < 3 \sqrt{2} + 2 < 3 + 2$

Ta có - 2000 > - 2001 - 2000 + [ - 111 ] > - 2001 + [ - 111 ].

II. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

1. Liện hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương

a] Tính chất

Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số dương ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho

b] Tổng quát

Với ba số a, b và c mà c > 0, ta có:

Nếu a < b thì ac < bc

Nếu a b thì ac bc

Nếu a > b thì ac > bc

Nếu a b thì ac bc.

Ví dụ:

+ Ta có 3 < 5 3.3 < 5.3 [đúng] vì VT = 3.3 = 9 < VP = 5.3 = 15.

+ Ta có - 2 > - 3 [ - 2 ].2 > [ - 3 ].2 [đúng] vì VT = [ - 2 ].2 = - 4 > VP = [ - 3 ].2 = - 6.

2. Liên hệ giữa thứ tự với phép nhân với số âm

a] Tính chất

Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số âm ta được một bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho

b] Tổng quát

Với ba số a, b và c mà c < 0, ta có:

Nếu a < b thì ac > bc

Nếu a b thì ac bc

Nếu a > b thì ac < bc

Nếu a b thì ac bc.

Ví dụ:

+ Ta có - 6< 2 [ - 6].[ - 2 ] > 2.[ - 2 ] [đúng] vì VT = [ - 6].[ - 2 ] = 12> VP = 2.[ - 2 ] = - 4.

+ Ta có 5 > 2 5.[ - 1 ] < 2.[ - 1 ] [đúng] vì VT = 5.[ - 1 ] = - 5< VP = 2.[ - 1 ] = - 2.

3. Tính chất bắc cầu theo thứ tự

Với ba số a,b và c ta thấy rằng nếu a < b và b < c thì a < c. Tính chất này gọi là tính chất bắc cầu.

Ví dụ: Cho a > b. Chứng minh a + 2 > b - 1.

Giải:

Cộng 2 vào hai vế của bất đẳng thức a > b, ta được:

a + 2 > b + 2 [ 1 ]

Cộng b vào hai vế của bất đẳng thức 2 > - 1, ta được:

b + 2 > b - 1 [ 2 ]

Từ [ 1 ] và [ 2 ], áp dụng tính chất bắc cầu trên ta có: a + 2 > b - 1.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giải các bài tập trong SGK, hãy xem phần:
Giải bài tập SGK Toán 8 - Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Video liên quan

Chủ Đề