Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nàng Kiều qua những câu thơ sau:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

I/ Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa. Truyện Kiều là tập đại thành của ông, là tiếng nói thương cảm sâu sắc dành cho người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh Thúy Kiều. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là đoạn trích tiêu biểu nhất cho tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua bút pháp ước lệ tượng trưng một thi pháp nghệ thuật quen thuộc trong văn chương trung đại.
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận [đề bài yêu cầu]: Qua 12 câu thơ đặc sắc, tác giả Nguyễn Du đã gợi lên vẻ đẹp của nhân vật chính, thể hiện bút pháp tả người tài tình và một tình cảm thương mến đặc biệt mà thi nhân dành cho nàng Kiều.
  • Trích thơ

II/ Thân bài

1/ Khái quát chung : giới thiệu về đoạn trích

  • Giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích và 12 câu thơ tả Kiều: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, sau những câu thơ giới thiệu gia cảnh của Vương Ông. Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Vân, Thúy Kiều; thể hiện cảm hứng nhân đạo qua việc ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự báo về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều. Vẻ đẹp của nàng Kiều được thể hiện trong 12 câu thơ cuối đoạn, sau những vần thơ giới thiệu khái quát về hai chị em và miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
  • Khái quát về vẻ đẹp của nhân vật: Vẻ đẹp của Kiều được đặt trong tương quan với Thúy Vân. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước như một thủ pháp đòn bẩy để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là phần hơn. Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn, nàng hơn hẳn Thúy Vân cả tài lẫn sắc.

2/ Phân tích vẻ đẹp của nàng Kiều

Vẻ đẹp của nàng Kiều được Nguyễn Du tái hiện trên hai phương diện: vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của nàng.

a.Trước hết, bức chân dung nàng Kiều được hiện lên qua những nét vẽ ngoại hình:

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

[phân tích theo tài liệu]

b/Nếu như với Thúy Vân, tác giả chỉ tả nhan sắc thì với Kiều, tác giả dùng một phần để tả sắc còn tới hai phần để tả cái tài, cái tâm của nàng:

Thông minh vốn sẵn tính trời

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

[phân tích theo tài liệu]

3/ Đánh giá chung

  • Vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của nàng Kiều đã đạt đến mức tuyệt mĩ khiến cho trời đất cũng phải ghen ghét, đố kị à dự báo cuộc đời khổ ải sau này của nàng.
  • Nghệ thuật lấy điểm tả diện , đòn bẩy , ước lệ được Nguyễn Du vận dụng để gợi tả vẻ đẹp tuyệt mĩ của Kiều à ngòi bút tả người sắc sảo, tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du.

III/ Kết bài

  • Chốt ý, khẳng định vẻ đẹp nhan sắc, tài năng cũng như tâm hồn của nàng Kiều
  • Liên hệ, mở rộng ý, bộc lộ cảm xúc của bản thân

Ví dụ: Bằng tài năng nghệ thuật độc đáo và tấm lòng yêu thương con người, chỉ với 12 câu thơ, tác giả Nguyễn Du đã làm hiện lên bức chân dung nàng Kiều với nhan sắc tuyệt mĩ, tài năng tuyệt đỉnh và tâm hồn rộng mở yêu thương. Qua đó, gợi mở trong lòng người đọc niềm trân trọng, yêu thương và xót xa cho số phận chìm nổi, truân chuyên của nàng Kiều một người con gái hiếu hạnh vẹn toàn mà bạc phận.

Video liên quan

Chủ Đề