Bài tập vật lý 9 điện trở của dây dẫn

Trên hình 2.1 vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của ba dây dẫn khác nhau.

.jpg]

  1. Từ đồ thị, hãy xác định giá trị cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn khi hiệu điện thế đặt giữa hai đầu dây dẫn là 3V.
  2. Dây dẫn nào có điện trở lớn nhất? Nhỏ nhất? Giải thích bằng ba cách khác nhau.

Hướng dẫn giải

Từ đồ thị khi U = 3 V thì I1 = 5 mA -> R1 = 600 Ω I2 = 2 mA -> R2 = 1500 Ω I3 = 5 mA -> R3 = 3000 Ω Ba cách xác định điện trở lớn nhất, nhỏ nhất:

  • Cách 1: Từ kết quả đã tính ở trên ta thấy dây dẫn 3 có điện trở lớn nhất, dây dẫn 1 có điện trở nhỏ nhất.
  • Cách 2: Nhìn vào đồ thị, không cần tính toán, ở cùng một hiệu điện thế, dây dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ lớn nhất thì điện trở của dây dẫn đó nhỏ nhất. Ngược lại, dây dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ nhỏ nhất thì dây đó có điện trở lớn nhất.
  • Cách 3: Nhìn vào đồ thị. Khi dòng điện chạy qua ba điện trở có cường độ như nhau thì giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở nào lớn nhất, điện trở đó có giá trị lớn nhất.

Bài 2.

Cho điện trở R = 15Ω

  1. Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là bao nhiêu?
  2. Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,3A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

  1. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là:

ADCT: \[I=\frac{U}{R}=\frac{15}{6}\] = 0,4 A

  1. Cường độ dòng điện tăng thêm 0,3A tức là I =I1+0,3 = 0,7 A.

Khi đó hiệu điện thế đạt vào hai đầu điện trở là:

ADCT: U = IR = 0,7.15 = 10,5 V

Tech12 xin gửi tới các bạn Chuyên đề vật lý lớp 9 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm. Bài học cung cấp cho các bạn tổng quan kiến thức, phương pháp giải và các bài tập liên quan. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

A. TỔNG QUAN KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

I. Tóm tắt kiến thức

1. Điện trở của dây dẫn

  • Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
  • Điện trở kí hiệu là R. Đơn vị của điện trở là Ôm [kí hiệu là Ω].
  • Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:

2. Định luật ôm [Ohm]

  • Nội dung định luật: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
  • Hệ thức biểu diễn định luật:

$I=\frac{U}{R}$

Trong đó: R là điện trở [Ω]

U là hiệu điện thế [V]

I là cường độ dòng điện [A]

II. Phương pháp giải bài tập

  • Cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
  • Thiết lập mạch điện như hình vẽ:

- Mắc ampe kế nối tiếp với điện trở [R] để đo cường độ dòng điện IR qua điện trở.

- Mắc vôn kế song song với điện trở để đo hiệu điện thế UR giữa hai đầu R.

- Tính $\frac{U_{R}}{I_{R}}$ ta xác định được giá trị R cần tìm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

Bài 2: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

Bài 3: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cưng độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ: Hiệu điện thế giữa hai đầu đọan mạch UAB = 24V, điện trở R1 = 20 Ω. Khóa K đóng.

a, Tính cường độ dòng điện I1 qua R1.

b, Giữa nguyên hiệu điện thế UAB = 24V. Thay điện trở R1 bằng điện trở R2. Khi đó ampe kế chỉ giá trị I2 = $\frac{I_{1}}{2}$. Tính điện trở R2.

Từ khóa tìm kiếm: chuyên đề vật lý lớp 9, các dạng bài tập vật lý 9, vật lý lớp 9 dạng bài Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

Vật lý lớp 9 điện trở của dây dẫn là gì?

- Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn. - Điện trở kí hiệu là R. + Cùng một dây dẫn thương số UI có trị số không đổi. + Các dây dẫn khác nhau thì trị số UI là khác nhau.

P trong vật lý 9 là gì?

Trong vật lý học, áp suất [tiếng Anh: Pressure] [thường được viết tắt là p] là một đại lượng vật lý, được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể.

Thế nào là điện trở của dây dẫn nếu đơn vị?

Đơn vị SI của điện trở là ohm [Ω], còn của điện dẫn là siemens [S] [trước gọi là "mho" và ký hiệu bằng ℧]. Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện có biểu tượng R. Đây là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu. Ohm là đơn vị đo điện trở trong SI.

Định luật Ôm lớp 9 là gì?

Nội dung định luật ôm: Cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn có tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, và cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.

Chủ Đề