Văn khấn thổ công ngày mùng 2 tết

Về cơ bản, mâm cúng mùng 2 Tết cũng tương tự như cúng mùng 1 nhưng cần thay đổi vài món ăn cho mới lạ.

Xem nhanh:

  • • 1. Mâm cúng mùng 2 tết Quý Mão
  • • 2. Bài khấn mùng 2 tết Quý Mão

1. Mâm cúng mùng 2 tết Quý Mão

Theo sách Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh được NXB Trẻ xuất bản và lưu hành, mâm cúng mùng 2 Tết tương tự như mâm cúng mùng 1 Tết. Tuy nhiên, mâm cúng mùng 2 cần thêm vài món ngon cho mới lạ.

Ngoài mâm ngũ quả, trầu cau... mâm cúng mặn mùng 2 Tết bao gồm nhiều món ăn phong phú.

Mâm cơm cúng mùng 2 Tết không cần quá cao sang nhưng phải nghiêm cẩn. Tùy theo điều kiện kinh tế, mỗi gia đình, vùng miền có thể chuẩn bị nhiều món ngon khác nhau.

Mâm cúng mùng 2 Tết miền Bắc

Mâm cơm cúng của người miền Bắc khá cầu kỳ và mang đậm bản sắc dân tộc. Một mâm cỗ hoàn chỉnh phải có 4 đĩa, 4 bát tượng trưng cho tứ trụ. Những món ăn không thể thiếu bao gồm bánh chưng, gà luộc [gà trống], các loại chả giò, nem rán, 1 một đĩa thịt nấu đông ăn kèm với dưa hành, canh xương miến nấu măng…

Mâm cúng mùng 2 Tết miền Trung

Một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… có cách bày cỗ khá giống người miền Bắc, nhưng từ Huế trở vào, hương vị và số lượng các món ăn đã có sự biến chuyển.

Người miền Trung không gói bánh chưng mà gói bánh tét. Ngoài những món miền nào cũng có như gà luộc, giò, xôi, họ thường làm những món đơn giản như thịt kho, rau xào, rau sống, chả ram… Tất cả thức ăn đều được chia ra thành những đĩa nhỏ thể hiện sự chắt chiu, chia sẻ.

Mâm cúng mùng 2 Tết miền Nam

Mâm cúng của miền Nam không thể thiếu canh khổ qua, thịt kho tàu.

Ở miền Nam, mâm cỗ cúng ngày mùng 2 Tết không thể thiếu thịt kho tàu và canh khổ qua. Hương vị và cách làm món thịt kho tàu ngon đúng điệu ở miền Nam hơi khác so với các vùng còn lại. Bên cạnh đó, mâm cúng còn có gỏi ngó sen, giò heo nhồi, phá lấu…

2. Bài khấn mùng 2 tết Quý Mão

Để lễ cúng đầy đủ ý nghĩa, gia chủ có thể tham khảo văn khấn gia tiên ngày mùng 2 Tết theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin:

Nam mô A Di Đà Phật [vái, khấn đọc 3 lần]

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát [vái, khấn đọc 3 lần]

Hôm nay ngày mùng 2 tháng Giêng năm Quý Mão

Tại… [địa chỉ nhà]

Tín chủ con tên là….. cùng toàn gia kính bái.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con kính lạy các vị Tổ bá, Tổ thúc, Tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, con đọc bài cúng mùng 2 tháng Giêng năm Quý Mão 2023.

Toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ dâng trước án. Chúng con xin được tạ ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ, che chở chúng con năm qua tai qua nạn khỏi.

Chúng con kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người có thể về thăm nhà, thăm ông bà, bố mẹ, sum vầy cùng với những người thân yêu sau cả một năm xa cách. Theo như phong tục ngày Tết dân gian, các gia đình cần phải thực hiện việc thờ cúng một cách đầy đủ, tươm tất trong suốt 3 ngày Tết.

Nếu như ngày mùng 1 Tết, các gia đình sẽ làm lễ cúng dâng lên các vị thần linh và gia tiên, đi lễ chùa đầu năm, đi xin chữ để cầu may,... Thì đến ngày mùng 2 Tết, mọi người sẽ đi thăm họ hàng, bạn bè,... con cháu sẽ dành thời gian đi thăm ông bà để thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn.

Lễ vật cúng ngày mùng 2 Tết gồm những gì?

Tùy thuộc vào từng vùng miền và địa phương mà mỗi gia đình sẽ có sự chuẩn bị lễ vật cúng ngày mùng 2 Tết khác nhau. Tuy nhiên những món ăn truyền thống cần có trong mâm cúng vẫn sẽ bao gồm những thứ như sau:

- Hương hoa, trái cây

- Tiền, vàng mã

- Rượu, bia, nước ngọt

- Đèn, nến

- Trầu cau

- Bánh kẹo

- Mâm cỗ mặn theo phong tục địa phương: Thịt gà, xôi gấc, giò, chả, bánh chưng, bánh tét, canh măng, canh bóng thả, canh mọc, rau củ xào, nem rán, chả giò rán,...

Bài văn khấn mùng 2 Tết

Bên cạnh mâm cơm cúng thì việc chuẩn bị văn khấn cho ngày mùng 2 Tết cũng rất quan trọng. Điều này vô cùng cần thiết để mong được các vị thần linh, tổ tiên phù hộ, giúp cho cả năm được nhiều điều suôn sẻ, tốt lành. Sau đây là bài văn khấn ngày mùng 2 Tết theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin để các gia đình có thể tham khảo:

Nam mô A-Di-Đà-Phật! [vái, khấn đọc 3 lần].

Nam mô đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát! [vái, khấn đọc 3 lần].

Hôm nay ngày mùng 2 tháng Giêng năm Quý Mão.

Ngụ tại… [địa chỉ nhà].

Tín chủ con tên là….. cùng toàn gia kính bái.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con kính lạy các vị Tổ bá, Tổ thúc, Tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, con đọc bài cúng mùng 2 tháng Giêng năm Quý Mão 2023.

Toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ dâng trước án. Chúng con xin được tạ ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ, che chở chúng con năm qua tai qua nạn khỏi.

Chúng con kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Chủ Đề