Bài tập trắc nghiệm chương oxi hoá khử

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Phản ứng oxi hóa - khử và ứng dụng trong cuộc sống với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 8 Bài 32.

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử

Bài giảng Hóa 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử

Câu 1: Sự tách oxi khỏi hợp chất gọi là

  1. sự oxi hóa.
  1. sự khử.
  1. sự phân hủy.
  1. sự lên men.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Sự tách oxi khỏi hợp chất gọi là sự khử.

Câu 2: Trong phản ứng hóa học giữa khí H2 và CuO ở nhiệt độ cao đã xảy ra

  1. sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.
  1. sự khử H2 tạo thành H2O.
  1. sự oxi hoá CuO tạo ra Cu.
  1. sự phân hủy CuO thành Cu.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Sự tách oxi khỏi hợp chất gọi là sự khử. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

Phương trình hóa học:

CuO + H2 →to Cu + H2O [1].

Trong phản ứng [1] trên đã xảy ra:

Quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất CuO → xảy ra sự khử CuO tạo ra Cu.

Quá trình kết hợp của nguyên tử oxi trong CuO với H2 → sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
  1. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
  1. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
  1. Trong phản ứng của oxi với cacbon, bản thân oxi cũng chất khử.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phản ứng của oxi với cacbon, bản thân oxi cũng chất oxi hóa, cacbon là chất khử [vì là chất chiếm oxi].

C + O2 →to CO2

Câu 4: Trong phản ứng: CuO + H2 →to Cu + H2O, chất khử và chất oxi hóa lần lượt là:

  1. CuO, H2.
  1. H2, CuO.
  1. Cu, H2O.
  1. H2O, Cu.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

H2 là chất khử vì là chất chiếm oxi.

CuO là chất oxi hóa vì là chất nhường oxi.

Câu 5: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó

  1. xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
  1. chỉ xảy ra sự oxi hóa.
  1. chỉ xảy ra sự khử.
  1. không xảy ra sự oxi hóa và sự khử.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Câu 6: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. C + O2 →to CO2.
  1. Fe2O3 + 3CO →to 2Fe + 3CO2.
  1. CaCO3 →to CaO + CO2.
  1. 3Fe + 2O2 →to Fe3O4.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

→ Phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa – khử:

CaCO3 →to CaO + CO2.

Câu 7: Cho phương trình hóa học của phản ứng: Fe2O3 + 3H2 →to 2Fe + 3H2O. Phát biểu đúng là:

  1. Phản ứng hóa học trên không là phản ứng oxi hóa – khử.
  1. Phản ứng hóa học trên là phản ứng oxi hóa – khử; Fe2O3 là chất oxi hóa, H2 là chất khử.
  1. Phản ứng hóa học trên là phản ứng oxi hóa – khử; Fe2O3 là chất khử, H2 là chất oxi hóa.
  1. Phản ứng hóa học trên là phản ứng phân hủy.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Phản ứng hóa học trên là phản ứng oxi hóa – khử.

Fe2O3 là chất oxi hóa vì là chất nhường oxi.

H2 là chất khử vì là chất chiếm oxi.

Câu 8: Thực hiện các thí nghiệm sau:

[1] Sục khí CO2 vào dung dịch Ca[OH]2.

[2] Cho khí H2 qua sắt[III] oxit nung nóng.

[3] Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2.

[4] Sục khí SO2 vào dung dịch KOH.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

  1. 1.
  1. 2.
  1. 3.
  1. 4.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

[1] CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3↓ + H2O.

[2] Fe2O3 + 3H2 →to 2Fe + 3H2O.

[3] 2Fe + 3Cl2 →to 2FeCl3.

[4] SO2 + KOH →KHSO3 hoặc SO2 + 2KOH →K2SO3 + H2O.

→Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là: [2], [3].

Câu 9: Cho phương trình hóa học: 2Al + Fe2O3 →to Al2O3 + 3Fe. Quá trình Al tạo thành Al2O3 và quá trình Fe2O3 tạo thành Fe được gọi lần lượt là

  1. sự oxi hóa, sự khử.
  1. sự khử, sự oxi hóa.
  1. sự phân hủy, sự khử.
  1. sự oxi hóa, sự phân hủy.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Sự tách oxi khỏi hợp chất gọi là sự khử. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. Vậy:

Quá trình Al tạo thành Al2O3 là sự oxi hóa.

Quá trình Fe2O3 tạo thành Fe là sự khử.

Câu 10: Cho những biến đổi hóa học sau:

[1] Nung nóng canxi cacbonat.

[2] Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

[3] Khí CO đi qua đồng[II] oxit nung nóng.

Những biến đổi hóa học trên thuộc loại phản ứng nào?

  1. [1] và [3] là phản ứng oxi hóa – khử, [2] là phản ứng hóa hợp.
  1. [1] là phản ứng phân hủy, [2] là phản ứng hóa hợp, [3] là phản ứng oxi hóa – khử.
  1. [1] là phản ứng phân hủy, [2] là phản ứng oxi hóa – khử, [3] là phản ứng hóa hợp.
  1. [1] là phản ứng hóa hợp, [2] và [3] là phản ứng oxi hóa – khử.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

[1] CaCO3 →to CaO + CO2.

→ [1] là phản ứng phân hủy [Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới].

[2] Fe + S →to FeS.

→ [2] là phản ứng hóa hợp [phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu].

[3] CO + CuO →to CO2 + CuO.

→ [3] là phản ứng oxi hóa – khử [Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử].

Câu 11: Để khử hoàn toàn 2,32 gam Fe3O4 thì thể tích khí CO [ở đktc] cần dùng là

  1. 0,896 lít.
  1. 0,560 lít.
  1. 0,672 lít.
  1. 0,448 lít.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học: Fe3O4 + 4CO →to 3Fe + 4CO2.

nFe3O4=2,32232=0,01 [mol].

Theo phương trình hóa học:

nCO=4nFe3O4=4×0,01=0,04 [mol].

→ VCO=0,04×22,4=0,896 [lít].

Câu 12: Để khử m gam đồng[II] oxit cần dùng 3,36 lít khí hiđro [ở đktc]. Giá trị của m là

  1. 8.
  1. 12.
  1. 16.
  1. 20.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hóa học:

CuO + H2 →to Cu + H2O.

nH2=3,3622,4=0,15 [mol].

Theo phương trình hóa học: nCuO=nH2=0,15 [mol].

→ mCuO=0,15×80=12 [gam] → m = 12.

Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng khí hiđro để khử sắt[III] oxit. Sau phản ứng thu được 5,6 gam sắt. Khối lượng sắt[III] oxit đã phản ứng và thể tích khí hiđro đã tiêu thụ [ở đktc] lần lượt là:

  1. 16 gam; 2,24 lít.
  1. 16 gam; 3,36 lít.
  1. 8 gam; 3,36 lít.
  1. 8 gam; 2,24 lít.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Fe2O3 + 3H2 →to 2Fe + 3H2O.

nFe=5,656=0,1 [mol].

Theo phương trình hóa học:

nFe2O3=12nFe=12×0,1=0,05 [mol]

→ mFe2O3=0,05×160=8 [gam].

nH2=32nFe=32×0,1=0,15 [mol]

→ VH2=0,15×22,4=3,36 [lít].

Câu 14: Khử hoàn toàn 8 gam đồng[II] oxit bằng khí cacbon oxit dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A. Sục hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  1. 15.
  1. 10.
  1. 20.
  1. 18.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hóa học:

CuO + CO →to Cu + CO2 [1].

nCuO=880=0,1 [mol].

Theo phương trình hóa học [1]:

nCO2=nCuO=0,1 [mol].

→ Hỗn hợp khí A gồm: CO2 [0,1 mol]; CO dư.

Sục hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư:

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3↓ + H2O [2]

Theo phương trình hóa học [2]: nCaCO3=nCO2=0,1 [mol].

→ mCaCO3=0,1×100=10 [gam] → m = 10.

Câu 15: Dẫn luồng khí H2 dư đi qua 20 gam hỗn hợp hai oxit Fe2O3 và CuO nung nóng. Sau phản ứng để nguội, cân lại thấy khối lượng hỗn hợp giảm 24%. Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là

  1. 70%.
  1. 30%.
  1. 40%.
  1. 60%.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Fe2O3 + 3H2 →to 2Fe + 3H2O [1]

CuO + H2 →to Cu + H2O [2]

Gọi: nFe2O3 = x [mol], nCuO = y [mol].

Ta có: [mFe2O3+mCuO]−[mFe+mCu]=24100×20=4,8 [gam]

→ mFe+mCu=20−4,8=15,2 [gam]

Theo phương trình hóa học [1]: nFe=2nFe2O3=2x [mol].

Theo phương trình hóa học [2]: nCu=nCuO=y [mol].

Ta có hệ phương trình: 160x+80y=2056×2x+64y=15,2⇒x=0,05y=0,15

→ mCuO=0,15×80=12 [gam] → %mCuO=1220×100%=60% .

Bài 16: Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là:

  1. 9 electron.
  1. 6 electron.
  1. 2 electron.
  1. 10 electron.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Bài 17: Hệ số cân bằng của HNO3 là:

  1. 10
  1. 22
  1. 26
  1. 15

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

3Cu2S + 22HNO3 → 6Cu[NO3]2 + 3H2SO4 + 10NO + 8H2O

Bài 18: Cho phản ứng : Fe2+ + MnO4- + H+ → Fe3+ + Mn2+ + H2O. Sau khi cân bằng, tổng các hệ số [có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất] là :

  1. 22.
  1. 24.
  1. 18.
  1. 16.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

Tổng các hệ số [có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất] là = 5 + 1+ 8 + 5+ 1+4 = 24

Bài 19: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

  1. nhường 12 electron.
  1. nhận 13 electron.
  1. nhận 12 electron.
  1. nhường 13 electron.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Bài 20: Cho quá trình: NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O. Đây là quá trình

  1. oxi hóa.
  1. khử.
  1. nhận proton.
  1. tự oxi hóa – khử.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Bài 21: Trong phản ứng FexOy + HNO3 → N2 + Fe[NO3]3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ

  1. nhường [2y – 3x] e.
  1. nhận [3x – 2y] e.
  1. nhường [3x – 2y] e.
  1. nhận [2y – 3x] e.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Bài 22: Trong dãy các chất sau, dãy chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử :

  1. KMnO4, Fe2O3, HNO3.
  1. Fe, Fe2O3, HNO3.
  1. HNO3, H2S, SO2.
  1. FeCl2, I2, HNO3.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Trong các hợp chất, số oxi hóa lần lượt là:

Cho sơ đồ phản ứng : Al + HNO3 → Al[NO3]3 + N2 + N2O + H2O.

Bài 23: Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3: 2. Tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 lần lượt là

  1. 44: 6: 9.
  1. 46: 9: 6.
  1. 46: 6: 9.
  1. 44: 9: 6.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Bài 24: Hệ số của HNO3 sau khi cân bằng là:

  1. 213
  1. 126
  1. 162
  1. 132

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Ta có: tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3: 2

Pt sau cân bằng: 44Al + 162HNO3 → 44Al[NO3]3 + 6N2 + 9N2O + 81H2O.

Bài 25: Cho các chất và ion sau : Zn ; Cl2 ; FeO ; Fe2O3 ; SO2 ; H2S ; Fe2+ ; Cu2+ ; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là:

  1. 2.
  1. 8.
  1. 6.
  1. 4.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: Cl2, FeO, SO2, Fe2+

Chủ Đề