Bài tập rèn kĩ năng đọc tiếng anh năm 2024

A – KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU 1. SKIMMING [Đọc lướt lấy ý chính] Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của bài thi Tiếng Anh là sự phân chia thời gian cho hợp lý. Trong thời lượng thời gian hạn chế, đặc biệt vất vả hơn khi có những bài đọc hiểu dài 400-500 từ, nếu chúng ta không có phương pháp làm bài một cách hiệu quả thì chắc chắn sẽ bị thiếu thời gian. Để giải quyết vấn đề này, trước tiên chúng ta cần nắm được một số kỹ năng cơ bản khi làm bài đọc hiểu. Skimming là 1 trong 3 kỹ năng thường được nhắc đến nhiểu nhất trong bài đọc hiểu. Skimming là gì? Skimming là kỹ năng dùng mắt đọc lướt qua toàn bộ bài khóa để lấy ý chính và nội dung bao quát của bài. Khi nào thì cần dùng kỹ năng Skimming? - Skimming để xem ý nghĩa của bài đọc để xác định đâu là những thông tin quan trọng - Skimming để xác định từ khóa chính - Sau khi skimming một đoạn bạn sẽ xác định được xem có cần đọc kỹ đoạn này sau đó không. Các bước trong Skimming là gì? - Đầu tiên, hãy đọc chủ đề của bài. Đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất nội dung của bài. - Đọc đoạn giới thiệu, hoặc khái quát. - Đọc trọn đoạn đầu của bài khóa. - Đọc các câu phụ đề nếu có và tìm mối tương quan giữa chúng. - Đọc câu đầu tiên của các đoạn còn lại. + Ý chính của mỗi đoạn thường nằm ở câu đầu tiên + Nếu như tác giả bắt đầu bằng một câu hỏi, một lời dẫn, thì có thể ý chính sẽ nằm ở câu cuối - Đọc sâu hơn vào bài khóa. Hãy chú ý: + Những từ đầu mối trả lời cho các câu hỏi: who, what, when, why, how + Danh từ riêng + Các từ khác biệt, đặc biệt là các từ viết hoa + Liệt kê + Tính từ số lượng [best, most, worst,...] Trang 1

+ Những dấu hiệu đánh máy:in nghiêng, in đậm, gạch chân,... + Nếu có tranh, biểu đồ hay sơ đồ, hãy nhìn lướt thật nhanh - Đọc toàn bộ đoạn cuối Chú ý: Khi chúng ta đọc lướt không có nghĩa là chúng ta đọc từng chữ và thông thường, chúng ta đọc từ trái qua phải. Để đọc lướt, các em cần nắm chắc cấu trúc câu trong tiếng Anh. 2. SCANNING [Đọc nhanh lấy dữ liệu chi tiết] Scanning là gì? Scanning là kỹ năng đọc thật nhanh để lấy những dữ liệu cụ thể, những thông tin chi tiết trong bài khóa. Khi nào cần dùng kỹ năng Scanning? Scanning thường được sử dụng khi tìm kiếm các dữ liệu như tên riêng, ngày, thông số, hoặc các từ trong bài khóa mà không cần đọc và hiểu được những phần khác của bài. Đối với các câu hỏi thí sinh đã hoàn thành kỹ năng skimming thì áp dụng kỹ năng scanning để tìm được đáp án chính xác. Các bước trong Scanning là gì? - Luôn luôn phải định hình trong đầu xem bạn đang tìm kiếm thông tin gì. Nếu như xác định được các thông tin cần tìm kiếm trong bài một cách rõ ràng thì việc tìm các từ trong bài sẽ dễ hơn. - Dự đoán xem các thông tin trong bài khóa ở dạng nào: số, tên riêng, ngày tháng,... và có thể nằm ở đoạn nào. - Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning. + Có thể là trong tiêu đề, biểu đồ, hoặc trong phần in đậm? + Thông tin có thể được sắp xếp theo vần, theo số liệu giống như trong danh bạ điện thoại, bảng chú giải? - Đưa mắt thật nhanh nhìn vào nhiều dòng cùng một lúc. - Khi tìm thấy câu có chứa thông tin cần tìm, hãy dừng lại và đọc toàn bộ câu đó. - Bạn có thể đọc từ trên xuống dưới, hoặc đọc theo đường chéo. 3. PARAPHRASING [CÁCH DIỄN ĐẠT KHÁC NHAU CỦA CÙNG MỘT Ý] "Paraphrasing" là cách phát biểu lại đoạn văn viết hoặc đoạn văn nói bằng từ vựng hoặc cấu trúc khác mà không làm thay đổi nghĩa của đoạn văn. Ví dụ: The hardest woodwind instrument to learn is the oboe. [Nhạc cụ hơi bằng gỗ khó học nhất là kèn ô-boa.] The oboe is the most difficult woodwind instrument to master. [Kèn ô-boa là loại nhạc cụ hơi bằng gỗ Trang 2

khó điều khiển nhất.] Kỹ thuật này bao gồm các cách sau:

  1. Sử dụng từ đồng nghĩa - a car exhibition → an auto show [triển lãm ô tô] - to identify problems in the system → to expose defects in the system [nhận ra các vấn đề trong hệ thống → tìm ra các nhược điểm trong hệ thống] - Vehicular access will be temporarily restricted. → Some roads will be closed for a certain period of time. [Lối ra vào dành cho xe cộ sẽ tạm thời bị cấm. → Một vài con đường sẽ bị đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định.]
  2. Sử dụng từ trái nghĩa - The construction will improve the traffic flow. → The construction will ease traffic congestion. [Công trình này sẽ cải thiện luồng giao thông. → Công trình này sẽ giảm ùn tắc giao thông.] - The museum is open to the public Tuesday through Saturday. → The museum is closed to the public on Monday. [Bảo tàng mở cửa từ thứ Ba đến thứ Bảy. → Bảo tàng đóng cửa vào thứ Hai.] - to encourage better attendance → to have fewer absences [khuyến khích sự tham dự đông hơn → có ít sự vắng mặt hơn]
  3. Chuyển từ một danh từ cụ thể [ví dụ: color printer] sang danh từ chung [ví dụ: office equipment]. - She is eating an apple. → She is eating a fruit. [Cô ấy đang ăn một quả táo. → Cô ấy đang ăn hoa quả.] - He bought a microwave oven. → He purchased a kitchen appliance. [Anh ấy đã mua một chiếc lò vi sóng. → Anh ấy đã mua một thiết bị nhà bếp.] - rare and endangered species → certain species [loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng → loài động vật nào đó]
  4. Chuyển từ một danh từ chung sang một danh từ cụ thể - transportation service → bus, subway, train, and airline service [dịch vụ vận tải → dịch vụ xe buýt, tàu điện ngầm, tàu và hàng không] - fossil fuels → coal, oil, and gas [nhiên liệu hóa thạch → than, dầu và khí đốt] - footware → shoes, sandals, boots [đồ đi ở chân → giày, xăng-đan, giày ống]
  5. Thay đổi từ loại - to take occasional walks → to walk occasionally [thỉnh thoảng đi dạo] - to dress comfortably → to wear comfortable clothing [ăn mặc thoải mái → mặc quần áo thoải mái] - We guarantee your information is confiential. → We guarantee the confidentiality of your information. [Chúng tôi bảo đảm thông tin của bạn là tuyệt mật. → Chúng tôi bảo đảm sự tuyệt mật cho thông tin của bạn.] Trang 3
  1. Sử dụng các cấu trúc khác - Street parking is available, but limited. → Visitors may have diffiulty fiding a place to park. [Đỗ xe trên phố có hiệu lực nhưng có giới hạn. → Khách có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một chỗ đỗ xe.] - Competitive salary based on the level of prior experience → Pay depends on how much experience the applicant has. [Mức lương cạnh tranh căn cứ vào mức độ kinh nghiệm trước đó. → Tiền lương phụ thuộc vào kinh nghiệm ứng viên có là bao nhiêu.] 4. CÁC DẠNG CÂU HỎI CƠ BẢN TRONG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU Có 9 dạng câu hỏi thường xuất hiện trong các bài đọc hiểu và được chia làm 3 nhóm chính: câu hỏi về ý chính [main idea], câu hỏi thông tin cụ thể và suy luận, câu hỏi từ vựng. A - CÂU HỎI Ý CHÍNH Câu hỏi 1: Tìm ý chính của bài đọc [Main idea] Câu hỏi 2: Xác định mục đích của bài [Purpose] Câu hỏi 3: Nhận diện cách tổ chức ý tưởng hoặc bố cục chung hoặc thái độ [general organization or attitude] B - CÂU HỎI THÔNG TIN CỤ THỂ & SUY LUẬN Câu hỏi 4: Xác định thông tin được nêu trong bài [stated detail] Câu hỏi 5: Xác định thông tin không được nêu trong bài [unstated details] Câu hỏi 6: Xác định thông tin này được đề cập ở đâu trong bài [where questions] Câu hỏi 7: Suy luận, tìm hàm ý [inference] Câu hỏi 8: Tim từ hoặc cụm từ được nói đến hoặc được quy chiếu đến [reference] C - CÂU HỎI TỪ VỰNG Câu hỏi 9: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa [Vocabulary]. Trong 9 câu hỏi này, câu hỏi 1, 2 và 3 là nhóm câu hỏi tổng quát nên để làm sau, các câu hỏi còn lại là nhóm câu hỏi thông tin cụ thể và câu hỏi suy luận - tùy mức độ khó dễ có thể làm ngay hoặc bỏ qua sau đó quay lại làm sau. C â u h ỏi 1 và 2 : Tìm ý chính của bài đọc [main idea] và xác định mục đích của bài [purpose] Hầu hết các bài đọc đều có ít nhất 1 câu hỏi dạng này và có thể được hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy lại sẽ yêu cầu thí sinh xác định "topic", "title", "subject", "primary idea" hay "main idea". Với dạng bài tập cơ bản thì nội dung chính của đoạn văn thường nằm ở câu chủ đề hoặc câu đầu tiên ở mỗi đoạn văn [đôi khi lại là câu cuối cùng] nên thí sinh chỉ cần đọc lướt nhanh những câu đầu tiên hoặc những câu cuối cùng để tìm ra nội dung chính. Đối với dạng bài tập nâng cao, nội dung chính của bài sẽ không nằm trong một câu cụ thể nào cả mà là ý chung của toàn bài. Do đó, chúng ta nên để lại những câu hỏi dạng này để làm sau cùng. Sau khi đã dành thời gian đọc để tìm thông tin chi tiết của các câu hỏi khác, chúng ta sẽ nắm được nội dung chính của toàn bài. MAIN IDEAS QUESTIONS Các câu hỏi What is the topic of the passage? Trang 4

Document Outline

Chủ Đề