Bài hát Đi học đó nhạc sĩ nào sáng tác

Nhạc sĩ/ Sáng tác: Bùi Đình Thảo
Năm sáng tác:
Ngôn ngữ: Việt Nam
Số lượt nghe: 6711
Các ca sĩ thể hiện:
Bé Mai Vy, Anh Khang, Phương Anh, Tạ Quang Thắng, Nhật Lan Vy, Lương Gia Huy, Linh Cáo, Piggy, Quang Thắng, Thanh Thảo, Hiền Thục, Tiến Đạt, IMS ims, Xuân Mai, Hoàng Anh Khang, Mr Dee, Hoàng Mập, Ruby Bảo An, TVL 43R1, Bé Nhật Lan Vy, Khánh Linh, Vân Anh, Bé Bảo An, Hứa Vĩ Văn, Thiếu Nhi, Mỹ Anh, IMS lidrasha, Phi Nhung, Hồng Nhung, Cẩm Ly, Bé Anh Thư, Various Artists, Ngọc Linh, Xuân Nghi, Thùy Dương, Thanh Loan, Thuy Thuy, Tốp Ca Nhí, Đinh Tiến Đạt [Mr Dee], Anh Khang & Quang Thắng

Hương rừng thơm đồi vắng Ɲước suối trong thầm thì Ϲọ xòe ô che nắng Râm mát đường em đi. Hôm qua em tới trường Mẹ dắt taу từng bước Hôm naу mẹ lên nương Một mình em đến lớp Ϲhim đùa theo trong lá Ϲá dưới khe thì thào Hương rừng chen hương cốm Ɛm tới trường hương theo. Trường của em be bé Ɲằm lặng giữa rừng câу Ϲô giáo em tre trẻ Ɗạу em hát rất haу Hương rừng thơm đồi vắng Ɲước suối trong thầm thì Ϲọ xòe ô che nắng

Râm mát đường em đi...

Theo nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiện bài thơ khá ngắn, rất súc tích với những câu thơ mộc mạc mà ai từng đưa con đến trường đều cảm nhận được. Nhạc sỹ đã phổ nhạc mà không phải thay đổi nhiều từ ngữ, kết cấu của bài thơ để làm nên bài hát cùng tên. “Hồi chúng tôi sáng tác ca khúc này, phụ huynh và học sinh đi học không vất vả như bây giờ. Tôi vẫn nhớ khi sắp tới dịp đầu năm, những cháu ở trong phường đến tuổi đi học đều có giấy gọi nhập học ở trường gần nhà. Không có nạn chạy trường điểm, trường chuyên như bây giờ, nên mọi thứ còn trong trẻo, vô tư lắm”, ông nói.

Nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiện.

Nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiện nói rằng, thời điểm ấy, các cháu đúng tuổi là được đi học, không đòi hỏi phải đi học mẫu giáo nên nhiều cháu lần đầu đến trường mới khóc vì bỡ ngỡ. Còn bây giờ đi học, cả học sinh lẫn phụ huynh đều bị nhiều áp lực nên sự trong trẻo, vô tư đó đã giảm đi. 

Theo ông, những năm gần đây, giáo dục nhuốm màu thị trường. Nhiều phụ huynh đầu tư việc học cho con không tiếc tiền, kể cả mua điểm. Có những thầy cô do chạy theo thành tích, thu nhập nên đã làm cho môi trường giáo dục vẩn đục ít nhiều. Tuy nhiên, nhạc sỹ khẳng định, tuổi thơ hồn nhiên và tình yêu thương của cha mẹ, của thầy cô vẫn còn rất nhiều.

“Bởi thế ca khúc này mới sống mãi với thời gian, mới được nhiều thế hệ học sinh hát và được lựa chọn là một trong những ca khúc hay về mái trường. Từ ngày ca khúc này ra đời, tôi đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ của mọi người, ai cũng đồng cảm với ca khúc và cho rằng ca khúc thực sự là một kỷ niệm rất đẹp cho tuổi thơ của mỗi người”, nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiện nói.

Trong không khí sôi nổi, rạo rực của năm học mới, nhìn cảnh các em học sinh, nét mặt rạng ngời đến trường trong sự đưa đón, nâng niu của mẹ cha, thầy cô, tôi lại nhớ đến bài hát Đi học của Bùi Đình Thảo, một sáng tác mà rất nhiều thế hệ cả học sinh và người lớn yêu thích. Thuở còn cắp sách đến trường và cả đến bây giờ, mỗi lần nghe lại bài hát, tôi lại thấy rưng rưng bởi ca từ mộc mạc, trong sáng, thiết tha, tình cảm. Bỗng ùa về trong ký ức về những ngày đến trường của thế hệ học sinh thời chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, gian khổ, đạn bom nhưng cũng đầy lạc quan phơi phới:

Hôm qua em đến trường/Mẹ dắt tay từng bước/Hôm nay mẹ lên nương/Một mình em tới lớp/

Chim đùa theo trong lá/Cá dưới khe thì thào/Hương rừng chen hương cốm/Em tới trường hương theo.

Đoạn nhạc và lời này nghe sao hay và thân thương đến lạ. 

Giờ đây, khi đất nước hòa bình, ấm no, nhìn học sinh đến trường trong cảnh phố phường yên vui, thanh bình, ngẫm lại thấy chưa có bài hát nào nói về chuyện đi học hay và ý nghĩa như ca khúc Đi học của những năm tháng gian lao mà anh dũng ấy. Được biết tác giả phần lời của Đi học là một anh bộ đội tên là Hoàng Minh Chính.  Khi ấy, vào khoảng năm 1969, trên đường vào Nam chiến đấu, người lính trẻ Hoàng Minh Chính tranh thủ ghé qua NXB Kim Đồng và đưa cho nhà thơ Định Hải một tập thơ khá dày. Trong cả tập thơ đó, Định Hải đọc được những câu thơ trong trẻo của bài thơ Đi học. Ông nhận thấy đây là bài thơ có ý thơ rất hay, dù câu chữ còn thô ráp và ông đã quyết định chọn và biên tập bài thơ. Tháng 3-1970, người chiến sĩ trẻ Hoàng Minh Chính đã hy sinh ở chiến trường Quảng Trị ở tuổi  26 mà không hề biết rằng, bài thơ của mình đã được in trong tập, đã nằm trong sách giáo khoa lớp 2 và được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc để sống mãi đến bây giờ, làm lay động bao con tim mỗi khi bài hát được cất lên. Khi bài hát ngân lên, hình ảnh hiện lên trước mắt mọi người là một ngôi trường tiểu học nho nhỏ nép mình bên một vùng đồi trung du xập xòe lá cọ với những học trò dễ thương và cô giáo nhỏ nhắn, dịu hiền:

Hương rừng thơm đồi vắng/Nước suối trong thầm thì

Cọ xòe ô che nắng/Râm mát đường em đi

Trường của em be bé/Nằm ở giữa rừng cây/Cô giáo em tre trẻ/Dạy em hát rất hay...

Lan man đôi dòng nhân "tức cảnh" học sinh đến trường ngày khai giảng năm học mới, trong lòng chợt trào dâng một tình cảm bâng khuâng về "một thời đi học" mà người viết đã trải qua, để rồi mạo muội nghĩ rằng, không phải ai cũng cảm nhận được các giá trị của cuộc sống hôm nay khi xâu chuỗi từ hiện tại về quá khứ vẻ vang của một giai đoạn lịch sử mà không trải qua nó, sẽ không có được đất nước hôm nay.

DÂN HÙNG 

Chia sẻ với Zing.vn, nhạc sĩ Hoàng Lân cho biết chính ông cũng không nghĩ "Đi học về" có thể được yêu thích lâu như vậy, hơn 50 năm vẫn được trẻ em Việt Nam yêu thích.

"Đi học về là em đi học về/ Em vào nhà em chào cha mẹ/ Cha em khen rằng con rất ngoan/ Mẹ âu yếm hôn đôi má em". Đi học về chỉ vỏn vẹn có bốn câu hát nhưng đã trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất dành cho thiếu nhi.

Tìm kiếm "Đi học về" trên Google, chỉ trong chưa đầy một giây có tới gần 4 triệu kết quả, trong khi MV ca khúc do Xuân Mai thể hiện thu hút tới 26 triệu lượt xem. Điều đó đủ thấy Đi học về quen thuộc và được yêu thích đến mức nào.

Đi học về gắn liền với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam, và có lẽ cũng là một trong những bài hát mà trẻ em thuộc ngay từ khi chưa biết mặt chữ. Thế nhưng, không nhiều người biết ca khúc đã ra đời được 57 năm, và tác giả của ca khúc là nhạc sĩ Hoàng Lân, năm nay cũng đã 76 tuổi.

Nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng về đề tài thiếu nhi.

Đi học về sinh động mà lại dễ hát, dễ thuộc

Chia sẻ với Zing.vn, nhạc sĩ Hoàng Lân cho biết ông sáng tác ca khúc Đi học về vào năm 1961 trong một hoàn cảnh "hết sức tình cờ" và không thể đơn giản hơn.

"Một ngày tôi đến chơi nhà của một người bạn, tình cờ một em nhỏ đi học về. Em nhỏ chào cha mẹ, rồi người mẹ hôn con một cái và khen 'Con ngoan quá'. Từ cảnh tượng ấy, tôi viết Đi học về, viết rất nhanh thôi, không khó khăn gì cả", tác giả bài hát nhớ lại.

Nhạc sĩ Hoàng Lân không ngờ rằng ca khúc sáng tác bất chợt như vậy lại được đông đảo khán giả yêu thích. Đến năm 1964-1965, trong thời gian đi sơ tán ở miền núi, nhạc sĩ càng bất ngờ khi những nơi xa xôi như thế, trẻ em cũng đã quá quen thuộc với Đi học về.

"Chỉ 3-4 năm, ca khúc đã phổ biến ở khắp mọi nơi. Sau đó thì cả nước đều biết đến Đi học về... Sau ngày thống nhất đất nước, tôi có dịp vào Đà Nẵng, ngay tại hội trường tốp các cháu thiếu nhi đã cất tiếng hát ca khúc này, và hát rất hay", nhạc sĩ cho hay.

Nhạc sĩ Hoàng Lân cũng cho biết ông có nhiều kỷ niệm với Đi học về, nhưng đáng nhớ nhất là việc ca khúc được trao giải thưởng của Đài tiếng nói Việt Nam. Buổi lễ trao giải có sự tham dự của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng.

"Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng khi đó là Chủ tịch danh dự của Ủy ban nhi đồng thiếu niên. Bác rất quan tâm đến thiếu nhi, rất ủng hộ những sáng tác dành cho thiếu niên nhi đồng. Bác dặn chúng tôi phải làm sao viết nhiều hơn nữa để các ca khúc đến được với trẻ em, với người trẻ", tác giả Đi học về chia sẻ.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, nhạc sĩ Hoàng Lân nhấn mạnh việc không ai nghĩ ca khúc có thể "sống" lâu đến như vậy. Đến nay đã 57 năm nhưng các em nhỏ vẫn yêu thích và cất tiếng hát mỗi ngày.

"Tôi đã viết ra ca khúc bằng hồn nhiên để dành tặng cho trẻ em. Đi học về dễ hát, dễ nhớ nhưng vẫn rất sinh động. Có lẽ vì vậy nên ca khúc được mọi người nhớ đến", tác giả lý giải về sự thành công của bài hát.

Nhạc sĩ Hoàng Lân [bên phải] và nhạc sĩ Hoàng Long [bên trái]. 

"Âm nhạc như dòng sữa tươi mát nuôi lớn trẻ em"

Nhạc sĩ Hoàng Lân là em trai sinh đôi của nhạc sĩ Hoàng Long. Cả hai anh em đều gắn bó mật thiết với âm nhạc thiếu nhi, với nhiều ca khúc nổi tiếng được trẻ em thuộc nằm lòng.

Nhạc sĩ Hoàng Lân cho biết ông sinh sau anh trai Hoàng Long 15 phút. Từ nhỏ hai anh em đã sống chung mái nhà, cùng nghe nhạc và sau này cùng gắn bó với âm nhạc.

"Anh em chúng tôi có lẽ thân thiết hơn các anh em trai khác vì có sự đồng cảm với nhau trong âm nhạc. Ca khúc nào của tôi, anh Hoàng Long cũng là người đầu tiên, đưa ra góp ý, bổ sung, sửa chữa. Và ngược lại. Thế nên đa phần các sáng tác của hai anh em đều để tên chung là Hoàng Long - Hoàng Lân, nhiều người không phân biệt được", nhạc sĩ gạo cội cho hay.

Ngoài Đi học về, nhạc sĩ Hoàng Long - Hoàng Lân còn có nhiều ca khúc nổi tiếng khác dành cho thiếu như như Bác Hồ - Người cho em tất cả [1975], Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác [1978], Mèo con đi học [1982], Chúng em cần hòa bình... 

Ở tuổi 76, nhạc sĩ Hoàng Lân tâm sự rằng niềm vui lớn nhất của ông là các ca khúc của mình được đông đảo em nhỏ yêu thích. Và may mắn là những ca khúc đã không bị "nhập kho" qua thời gian.

"Tôi giờ đã đến tuổi nghỉ ngơi nhưng vẫn đam mê, tôi vẫn giảng dạy ở nhiều nơi. Khi nào còn sức lực, còn sức khỏe vẫn sẽ sáng tác. Tôi tâm niệm mình không làm được việc gì lớn lao thì góp sức vào việc nhỏ, như vậy cũng là cách để đóng góp", tác giả chuyên trị nhạc thiếu nhi tâm sự.

Kết thúc cuộc trò chuyện, nhạc sĩ Hoàng Lân bày tỏ sự đau đáu dành cho âm nhạc thiếu nhi hiện nay. Theo nhạc sĩ, âm nhạc thiếu nhi như dòng sữa tươi mát để nuôi lớn trẻ em nhưng hiện nay lại rất ít ca khúc cho thiếu nhi.

"Tôi mong muốn có nhiều người sáng tác, nhiều người tâm huyết với nhạc thiếu nhi hơn nữa. Đành rằng bây giờ là cơ chế thị trường, thời buổi kinh tế, viết nhạc thiếu nhi nhuận bút ít, giá trị vật chất không nhiều. Nhưng không thể chạy theo thị trường mà bỏ quên tâm hồn của các em nhỏ được", nhạc sĩ Hoàng Lân nói.

Video liên quan

Chủ Đề