Bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6 sách mới

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Bức tranh của em gái tôi –

Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.30- Này, em không để chúng nó yên được à? Nó vênh mặt: – Mèo mà lại ! Em không phá là được.Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục… đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.Nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ. Hôm đó chú Tiến Lê – hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi – đưa theo bé Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái, nó mừng quýnh [1] lên. Hai đứa lôi nhau ra vườn. Tại đây, Mèo đưa toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu ra cho bé Quỳnh xem. Chỉ thấy bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì đó với chú Tiến Lê khiến31 chú phải xin phép bố tôi theo bé Quỳnh ra vườn. Lúc đó, tôi đang mải mê với chiếc diều nên không biết có chuyện gì xảy ra. Chỉ thấy từ ngoài vườn trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rõ lắm: – Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không ? Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. – Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy ! Và ông không kìm được, ôm thốc Mèo lên: – Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ tôi vừa về, kịp nghe và kịp chứng kiến tất cả, cũng không kìm được xúc động. Theo chú Tiến Lê thì những bức tranh của Mèo rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào. Bố mẹ tôi rất tin vào thẩm định[?] của chú Tiến Lê. Chú còn hứa sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng, Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa , vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em. Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài. Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xin. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy. Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi.32Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. Luật của cuộc thi là thí sinh phải vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn ngay trước mắt ban giám khảo. Trước khi đi thi, nó có vẻ cứ hay xét nét” tôi, khiến tôi rất khó chịu. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”. Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: – Con có nhận ra con không ? Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư ? Tôi nhìn như thôi miên”] vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì… – Con đã nhận ra con chưa ? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng : “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.[Tạ Duy Anh[*], in trong Con dếma, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1999] Chú thích[*] Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây [nay thuộc Hà Nội]. Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.3-NGUVAN62-A 33[1] Mừng quýnh: mừng quá đến mức cuống quýt. [2] Thẩm định: xem xét để xác định, quyết định [thẩm: xét kĩ]. [3]. Xét nét: để ý từng li từng tí ở người khác. [4]. Thôi miên: tác động vào tâm lí để thu hút hoàn toàn trạng thái tinh thần của người nào đó, khiến họ làm theo những yêu cầu của người điều khiển, ở đây có nghĩa là nhìn như bị thu hút tất cả tâm trí.ĐọC-HIÊU VẢN BẢN1. Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi 2. Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau: a] Nhân vật chính trong truyện là ai ? [Kiều Phương, người anh trai hay cả hai ?]. Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính ? b] Truyện được kể theo lời của nhân vật nào ? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ? 3. Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh [nhân vật kể chuyện] và cho biết: a] Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm : từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày. b]. Vì sao sau khi tài năng hội hoạ ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa ? c] Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ 4. Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện [Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu của em con đấy] ? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh ?la als -a – La W III5. E — – gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này [tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu,…] ?34 3-NGUWAN62-EQua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy : Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm línhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhấtLUYÊN TÂP 1. Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái. 2. Giả định một thành viên trong lớp hoặc gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Em thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy. ĐọC THÊM “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim.” [Ét-môn đô đơA-mi-xi] “Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xavà đức hạnh.”[La Bruy-e] LUYÊN NỐI VÊ QUANSÁT, TƯỞNG TƯợNG, SOSÁNH VẢ NHÂN XÉT TRONG VẢN MIÊU TẢ1. Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:

Bức tranh của em gái tôi

  • Câu 1 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
  • Câu 2 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
  • Câu 3 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
  • Câu 4 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
  • Câu 5 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Soạn Ngữ văn 6 Bức tranh của em gái tôigồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

Xem đáp án

- Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh trai.

- Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất - xưng “tôi”.

Câu 2 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao?

Xem đáp án

Gợi ý:

- Em thích nhất nét tính cách thích lục lọi các đồ vật trong nhà, để tự pha chế màu vẽ. Vì điều đó thể hiện Mèo rất đam mê hội họa và có khả năng sáng tạo tuyệt vời.

- Em thích nhất ở Mèo tấm lòng nhân hậu, vị tha. Em chẳng bao giờ để bụng những lần quát mắng vô cớ của anh trai cả. Vì điều đó cho thấy Mèo là một nhân vật đáng quý.

- Em thích việc bé Mèo vừa ca hát, vừa thích thú, vui vẻ làm mọi chuyện. Vì điều đó giúp em thấy một cô bé chăm chỉ, luôn lạc quan, yêu đời, đem đến năng lượng tích cực cho mọi người.

Câu 3 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung của mình do em gái mình vẽ?

Xem đáp án

- Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ:

  • cảm thấy tự ti về bản thân mình vì "bất tài"
  • cảm thấy không thể thân thiết với em gái như trước nữa
  • chỉ cần Mèo phạm 1 lỗi nhỏ là lại gắt um lên
  • cảm thấy hành động bình thường của em là đang chọc tức mình
  • đố kị với những gì em gái có, cảm thấy mình bị cho ra rìa

→ Nhận xét: việc nhân vật "tôi" tỏ ra cáu gắt, khó chịu với em gái mình, tự ti về bản thân là những trạng thái cảm xúc tiêu cực, không tốt. Tuy nhiên, đó là những trạng thái ai rồi cũng phải trải qua để trưởng thành. Vì vậy, chúng ta không nên căm ghét nhân vật "tôi", mà nên cảm thông, để cậu có thể dần thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

>> Xem thêm: Soạn bài Bức tranh của em gái tôi ngắn gọn

Câu 4 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Xem đáp án

Thay đổi của nhân vật "tôi" sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:

  • "ngỡ ngàng" vì không ngờ được rằng em gái lại vẽ mình, và hình ảnh mình trong mắt em lại đẹp đến vật
  • "hãnh diện" vì được em gái tin yêu, vẽ vào bức tranh dự thi, và vì có một người em gái tài giỏi đến thế
  • "xấu hổ" vì trước giờ đã có những suy nghĩ xấu, hành động không đúng với em gái mình

→ Tất cả các trạng thái cảm xúc diễn ra nhanh chóng, tưởng như đối lập nhau, nhưng lại rất hợp lí, thường tình.

Câu 5 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Xem đáp án

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy, điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là:

  • Tình yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau
  • Sự sẻ chia, thấu hiểu lẫn nhau

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Ngoài bài Soạn Ngữ văn 6 Bức tranh của em gái tôitrên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, cùng các tài liệu học tập hay lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 6:

  • Tài liệu học tập lớp 6
  • Kết nối tri thức với cuộc sống THCS: Giáo án, tài liệu dạy và học miễn phí

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề