Bài 8 trang 103 sgk ngữ văn 7 năm 2024

⇒ Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp của thiên nhiên, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ, sự tài hoa.

  1. Những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

Vẻ đẹp thiên nhiên

Hình ảnh:

  • "biển lúa"
  • "cánh cò".
  • "mây mờ".
  • "núi Trường Sơn".
  • "hoa thơm quả ngọt".

⇒ Gần gũi

Màu sắc:

  • Màu xanh của lúa, núi non, nền trời.
  • Màu trắng cánh cò, mây.
  • Màu của hoa thơm quả ngọt.

⇒ Tươi sáng, rực rỡ

Biện pháp nghệ thuật:

  • Ẩn dụ: Biển lúa
  • So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

⇒ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam.

  1. Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:
  • Sự vất vả, cần cù trong lao động: “vất vả in sâu”, “áo nâu nhuộm bùn”.
  • Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu: “chịu nhiều đau thương”, “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”, “Đạp quân thù xuống đất đen”
  • Sự hiền lành, chịu thương chịu khó khi trở về cuộc sống đời thường lại: “Súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa”.
  • Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ: “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”, “Tay người như có phép tiên”, “Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.
  1. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước

Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người [mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu], sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân [bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu]. Qua đó thể hiện tình yên quê hương từ những điều bình dị nhất.

  1. Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc về con người và cảnh sắc quê hương

Vẻ đẹp con người Việt Nam

Chịu thương chịu khó:

  • “Mặt người vất vả in sâu”
  • "chịu nhiều thương đau".
  • "áo nâu nhuộm bùn." → Chăm chỉ, chân chất. → Màu sắc quen thuộc người nông dân Việt Nam.
  • "nuôi những anh hùng".

→ Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống.

Bất khuất anh hùng:

  • "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên". → Biện pháp nói quá. → Không khuất phục trước khó khăn.
  • "Đạp quân thù xuống đất đen". → Căm thù quân giặc.

Hiền lành, ân tình, thủy chung:

  • Hiền lành: "hiền như xưa" → Người dân Việt Nam luôn hiền lành, chỉ khi đấu tranh mới kiên cường, bất khuất.
  • Yêu nước → Đấu tranh vì dân tộc, đuổi quân xâm lược.
  • Chung thủy: "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung.".

Tài năng:

  • "Trăm nghề trăm vùng".
  • "Dệt thơ trên tre".

→ Nghệ thuật: So sánh "Tay người như có phép tiên".

Con người Việt Nam nổi bật với vẻ đẹp giản dị, chịu thương, chịu khó cùng những phẩm chất tốt đẹp kiên cường, bất khuất, thủy chung và tài năng khéo léo

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 103 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Qua đèo ngang ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

Trả lời bài 1 trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn [1, 2, 4, 6 và 8].

- Trong bài thơ, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Nói cách khác, có phép đối ở bốn câu giữa.

- Phép đối:

+ Câu 3 và câu 4:

lom khom đối với lác đác

dưới núi đối với bên sông

tiều vài chú đối với chợ mấy nhà

+ Câu 5 và 6

nhớ nước đối với thương nhà

đau lòng đối với mỏi miệng

con quốc quốc đối với cái gia gia

Cách trình bày 2

Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật :

- Đường luật : luật thơ có tự đời Đường [618 – 907] ở Trung Quốc.

- Số câu : 8 câu [bát cú]

- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ [thất ngôn]

- Hiệp vần : ở chữ cuối của câu 1 – 2 – 4 – 6 -8 tất cả đều vần bằng và một vần duy nhất [còn gọi là độc vần] : tà – hoa – nhà – gia – ta [vần a].

- Phép đối : trong mỗi bài thơ có 2 cặp câu đối nhau về cả nghĩa lần thanh điệu : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Cách trình bày 3

Qua Đèo Ngang thuộc thể loại

Thất ngôn bát cú

  • Tám câu, mỗi câu 7 chữ
  • Cách gieo vần: cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
  • Câu 3 và 4 đối nhau, câu 5 và câu 6 đối nhau

-----

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 103 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Qua đèo ngang trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp

Chủ Đề